Chính sách đối ngoại thận trọng của tân Thủ tướng Australia

Phan Quân
Các tuyên bố mới đây cho thấy tân Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể kế thừa cách tiếp cận của người tiền nhiệm, nhưng thận trọng và cân bằng hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(05.25) Chính sách đối ngoại của tân Thủ tướng Australia Anthony Albanese vẫn là một ẩn số. (Nguồn: AFP)
Chính sách đối ngoại của tân Thủ tướng Australia Anthony Albanese vẫn là một ẩn số. (Nguồn: AFP)

Như vậy, ngày 23/5, ông Anthony Albanese đã chính thức trở thành Thủ tướng Australia, đưa Công đảng trở lại nắm quyền sau hơn 9 năm.

Dù ông Albanese là chính trị gia dày dặn kinh nghiệm với 26 năm tại Quốc hội và từng làm Phó Thủ tướng trong thời gian ngắn vào năm 2013, song quan điểm về đối ngoại của ông vẫn là ẩn số, ít nhất là đến khi ông tham dự Thượng đỉnh Bộ tứ tại Tokyo (Nhật Bản) vừa qua.

Chuyện nước lớn

Ở hiện tại, ưu tiên đối ngoại hàng đầu của Australia là giải quyết quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại song cũng là thách thức lớn nhất.

Vấn đề này đã được tân Thủ tướng Anthony Albanese đề cập trong bài phát biểu ngay sau khi nhậm chức ngày 23/5, vài giờ trước khi ông lên đường tới Tokyo họp Bộ tứ.

Cho rằng thời gian tới quan hệ Australia-Trung Quốc sẽ tiếp tục là “một mối quan hệ khó khăn”, nhà lãnh đạo này nhấn mạnh: “Chính Bắc Kinh đã thay đổi, không phải Canberra và chúng ta phải luôn bảo vệ các giá trị của mình”.

Về phần mình, ngày 24/5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã gửi điện mừng, đề cập “mối quan hệ ổn định và tốt đẹp” mang lại lợi ích cho cả hai.

Nội dung bức điện có đoạn: “Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với Australia để xem xét lại quá khứ, nhìn về tương lai, đề cao nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và vững chắc của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”.

Một số nhà quan sát cho rằng động thái này đã cho thấy sự chấm dứt tình trạng “đóng băng quan hệ” kéo dài hơn 2 năm giữa hai nước.

Tuy nhiên, chừng đó có lẽ là chưa đủ để thuyết phục ông Albanese.

Phát biểu ngày 24/5, tân Thủ tướng Australia hoan nghênh thiện chí từ Trung Quốc, song khẳng định lập trường của Canberra trong quan hệ với Bắc Kinh là không đổi.

Kêu gọi Trung Quốc sớm dỡ bỏ cấm vận thương mại với Australia, ông tuyên bố: “Những yêu cầu của Trung Quốc là hoàn toàn phi lý và chúng tôi đã từ chối. Chúng tôi sẽ tự quyết định các giá trị và hướng đi của Australia trong tương lai”.

“Những yêu cầu của Trung Quốc là hoàn toàn phi lý và chúng tôi đã từ chối. Chúng tôi sẽ tự quyết định các giá trị và hướng đi của Australia trong tương lai”. (Thủ tướng Australia Anthony Albanese đề cập lệnh cấm vận thương mại của Trung Quốc với phía Australia)

Ông Albanese cũng cho biết Bộ tứ đã thảo luận về thỏa thuận mới đây giữa Trung Quốc và quần đảo Solomon, đồng thời tìm cách để “thúc đẩy các giá trị chung tại khu vực vào thời điểm Trung Quốc đang mong muốn tăng cường ảnh hưởng”.

Tuy nhiên, khi được hỏi về khả năng cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, ông khẳng định Canberra vẫn luôn “sẵn sàng thúc đẩy quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước”.

Trong khi đó, quan hệ của Canberra với Washington lại hoàn toàn ngược lại.

Tại Tokyo, tân Thủ tướng Australia đã có trò chuyện cởi mở với Tổng thống Mỹ. Trong khi ông Albanese chia sẻ hồi tưởng thời trai trẻ ở Mỹ, ông Biden lại có dịp bông đùa khi nghe nhà lãnh đạo Australia kể về Hiệp hội Súng trường Mỹ (NRA).

Tuy nhiên, bên cạnh mối quan hệ cá nhân nồng ấm cùng liên kết chặt chẽ giữa hai nước trong Bộ tứ, thỏa thuận liên minh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS) và liên minh tình báo Ngũ nhãn, ông Albanese vẫn cho thấy sự thận trọng, tránh gây căng thẳng hơn với Bắc Kinh và độc lập với Washington trong cạnh tranh Mỹ-Trung.

Cụ thể, khi được hỏi về việc Mỹ khẳng định sẵn sàng triển khai lực lượng để bảo vệ Đài Loan (Trung Quốc), Thủ tướng Albanese tuyên bố lập trường của nước này là không đổi, đồng thời nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng các bên không nên có hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng của khu vực”.

(05.25) Tân Thủ tướng Australia Anthony Albanese dùng Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Thượng đỉnh Bộ tứ vừa qua ở Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: AFP)
Tân Thủ tướng Australia Anthony Albanese cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Thượng đỉnh Bộ tứ ngày 24/5 ở Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: AFP)

Hai điểm mới

Đặc biệt, dù mới chỉ nhậm chức Thủ tướng và chưa có nội các hoàn chỉnh, song ông Anthony Albanese đã cho thấy hai điểm mới đáng chú ý.

Thứ nhất, ông đề xuất tăng cường nỗ lực giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu, thách thức hàng đầu về kinh tế và an ninh đối với các đảo ở Thái Bình Dương.

Chính phủ Australia sẽ đặt mục tiêu mới về giảm khí thải còn 43% năm 2030, tiến tới đạt mốc trung hòa carbon năm 2050. Từ đó, Canberra và đối tác sẽ “dành nhiều năng lượng, tài nguyên để đảm bảo an ninh cho khu vực khi chúng ta bước vào một giai đoạn mới, phức tạp của môi trường chiến lược tại Thái Bình Dương”.

Cam kết của ông Albanese phản ánh mối quan tâm của cử tri trước tác động của biến đổi khí hậu tới ngành nông nghiệp nói riêng và môi trường sống nói chung, với nhiều điểm tương đồng mục tiêu chính quyền Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy.

Cam kết của ông Albanese phản ánh mối quan tâm của cử tri trước tác động của biến đổi khí hậu tới môi trường sống nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung, với nhiều điểm tương đồng mục tiêu chính quyền Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy.

Thứ hai, điện đàm với ông Albanese ngày 24/5, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nhắc tới khả năng mở rộng AUKUS sang các lĩnh vực khác.

Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết: “Cả hai nhà lãnh đạo đã khẳng định ‘sự đồng thuận mạnh mẽ’ trong các vấn đề an ninh toàn cầu, biến đổi khí hậu, thương mại và đề cao tầm quan trọng của thỏa thuận thương mại tự do mới đây”.

Tuy nhiên, viết trên Twitter, ông Albanese cho biết hai bên đã “thảo luận về cam kết chung với AUKUS và thách thức từ biến đổi khí hậu”, song không đề cập việc mở rộng AUKUS như phía Anh thông báo.

Hành động này cho thấy thái độ thận trọng của ông Albanese về mở rộng cam kết của Canberra trong AUKUS.

Các hoạt động và tuyên bố mới nhất cho thấy ông Anthony Albanese có thể kế thừa chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm, nhưng thận trọng và cân bằng hơn.

Tuy nhiên, liệu cách tiếp cận này có mang lại hiệu quả mà tân Thủ tướng Australia mong muốn?

Thời gian sẽ có câu trả lời.

Lý do tân Ngoại trưởng Australia vội vã thăm Fiji

Lý do tân Ngoại trưởng Australia vội vã thăm Fiji

Tân Ngoại trưởng Australia Penny Wong sẽ đến Fiji vào ngày mai (26/5) – chuyến thăm song phương nước ngoài đầu tiên trên cương vị ...

Chuỗi sự kiện thương mại, đầu tư đầu tiên sau đại dịch tại Australia

Chuỗi sự kiện thương mại, đầu tư đầu tiên sau đại dịch tại Australia

Ngày 23/5, các Đại sứ ASEAN tại Australia đã phối hợp với Cơ quan Xúc tiến thương mại-đầu tư Global Victoria tổ chức Diễn đàn ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Đọc thêm

Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Với gần 30 năm là thành viên ASEAN, Việt Nam mong muốn ASEAN sẽ luôn đoàn kết và có thể ứng phó với những thay đổi.
Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Các trường THPT chuyên sẽ không còn lớp không chuyên, nhưng vẫn duy trì ở THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.
Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Giới phê bình điện ảnh Mỹ đánh giá bộ phim đầu tay của Nicola Peltz - nàng dâu nhà Beckham là 'dự án phù phiếm'.
Top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024: Toyota Hilux đội sổ

Top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024: Toyota Hilux đội sổ

Bảng xếp hạng top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024 Toyota Hilux đội sổ với danh số bết bát không có chiếc nào được bán ra, xếp ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 34 mùa giải 2023/24: Wolves vs Arsenal, Aston Villa vs Bournemouth, Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 34 mùa giải 2023/24: Wolves vs Arsenal, Aston Villa vs Bournemouth, Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024: Lịch thi đấu vòng 34 Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị ...
Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Hai tên lửa đạn đạo MGM-140 ATACMS do Mỹ sản xuất được cho là đã tấn công vào sân bay quân sự của không quân Nga gần thành phố Dzhankoy ở Crimea đêm 17/4.
Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tình hình Ukraine và Trung Đông, quan hệ Mỹ-Trung, Hàn Quốc tập bắn đạn thật gần biên giới Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Chính phủ Australia đang thực hiện khoản đầu tư mang tính lịch sử vào Quốc phòng và đã đưa ra những quyết định cứng rắn nhằm định hình lại ADF.
Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Lực lượng Phòng vệ Israel đã quyết định cách thức sẽ phản công Iran và các lực lượng ủy nhiệm, nhưng vẫn chưa chốt về thời điểm thực hiện.
Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta, được phát động vào năm 2014, là sự kiện quốc tế đầu tiên nhằm giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đại dương.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động