Chủ tịch Quốc hội Campuchia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Vương quốc Campuchia do Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin dẫn đầu và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 28-30/5.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chu tich quoc hoi campuchia bat dau tham chinh thuc viet nam Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng quan hệ với Campuchia
chu tich quoc hoi campuchia bat dau tham chinh thuc viet nam Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin
chu tich quoc hoi campuchia bat dau tham chinh thuc viet nam
Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin.

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Vương quốc Campuchia do Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin dẫn đầu và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 28-30/5/2019.

Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Vương quốc Campuchia thăm chính thức Việt Nam gồm có: Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, Trưởng Đoàn; bà Sao Ty Heng Samrin, Phu nhân Chủ tịch Quốc hội; ông Chheang Vun, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác quốc tế, Thông tin và Truyền thông; Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam, Đại biểu Quốc hội tỉnh Battambang; bà Ban Sreymom, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, Thanh thiếu niên, Thể thao, Tôn giáo, Văn hóa và Du lịch, Đại biểu Quốc hội tỉnh Pailin; ông Keo Piseth, Thư ký Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, Chánh Văn phòng của Chủ tịch Quốc hội, Thành viên Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam, Đại biểu Quốc hội tỉnh Tbong Khmum; ông Sar Chamrong Thư ký Ủy ban Nhân quyền, dân nguyện, điều tra và quan hệ giữa Quốc hội và Thượng viện, Đại biểu Quốc hội tỉnh Kratie; ông Thorng Vorleak, Đại biểu Quốc hội tỉnh Prey Veng; ông Bou Lam, Đại biểu Quốc hội tỉnh Ratanakiri; ông Prak Nguon Hong, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Campuchia tại Việt Nam; ông Leng Peng Long, Tổng Thư ký Quốc hội và một số cán bộ Ban thư ký và nhóm tháp tùng.

Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Hội đồng quốc gia Mặt trận Đoàn kết và Phát triển Tổ quốc Campuchia, sinh ngày 5/5/1934, quê quán ở xã Kok, huyện Pônhia Krek, tỉnh Kompong Chàm, dân tộc Khmer.

Quá trình công tác, năm 1959, ông tham gia hoạt động bí mật cơ sở. Năm 1960 đến 1962, ông là Chi ủy viên Chi Bộ cơ sở, tổ trưởng giao liên; năm 1963 đến 1967, là Chi ủy viên Chi bộ cơ quan Khu, Tổ trưởng giao liên khu Đông; năm 1968, là Chi ủy viên Chi bộ cơ quan, Tổ trưởng tổ y tế khu Đông; năm 1969, là Ủy viên thường vụ, Chính trị viên Trung đội.

Năm 1970, ông là Phó Bí thư Chi bộ, Chính trị viên đại đội 4, Khu Đông. Năm 1971, ông là Thường vụ Đảng ủy, Tiểu đoàn phó tiểu đoàn 12, Khu Đông. Năm 1972, ông là Phó Bí thư Đảng ủy, Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 12. Năm 1973 đến 1974, ông là Phó Bí thư Đảng ủy, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 126, khu Đông. Năm 1975, ông là Phó Bí thư Đảng ủy, Chính ủy kiêm Tư lệnh sư đoàn 4, Khu Đông. Năm 1976 đến 1978, ông là Đảng ủy viên Khu Đông, Phó Bí thư Đảng ủy Ban Tham mưu Khu Đông.

Ngày 2/12/1978, ông được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia.

Ngày 8/1/1979, ông được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Cách mạng nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia.

Tháng 1/1979, tại Đại hội III, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.

Tháng 5/1981, tại Đại hội IV, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia và Bộ Chính trị; được Quốc hội nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

Tháng 12/1981, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.

Tháng 10/1985, ông được Đại hội V Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương; tháng 10/1991, Đại hội bất thường cử giữ chức Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP).

Năm 1993, ông được Quốc vương Norodom Sihanouk bổ nhiệm làm Cố vấn tối cao của Quốc vương.

Tháng 5/1993, ông là Nghị sỹ Quốc hội khóa I; tháng 5/1998, là Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Campuchia khóa II; tháng 5/2003, là Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Campuchia.

Năm 2005, ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khóa III; năm 2007, kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc gia Mặt trận Đoàn kết và Phát triển Tổ quốc Campuchia; được Quốc vương phong tước Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei.

Năm 2008-2013, ông là Chủ tịch Quốc hội Campuchia khóa IV. Tháng 9/2013, ông là Chủ tịch Quốc hội Campuchia khóa V.

Tháng 9/2018 đến nay, ông là Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khóa VI, nhiệm kỳ 2018-2023.

chu tich quoc hoi campuchia bat dau tham chinh thuc viet nam Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia phố biến chế độ với người có công đang định cư tại Campuchia

Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia phối hợp cùng đoàn công tác liên ngành đã tổ chức Hội nghị về triển khai chế độ, ...

chu tich quoc hoi campuchia bat dau tham chinh thuc viet nam Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực cao su tại Campuchia

Trong các ngày từ 26-28/3, Đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia do Đại sứ Vũ Quang Minh dẫn đầu đã ...

chu tich quoc hoi campuchia bat dau tham chinh thuc viet nam Khánh thành Đài Hữu nghị Việt Nam – Campuchia tại tỉnh Kratie

Ngay trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới Campuchia, ngày 23/2, Hội đồng Quốc ...

Đọc thêm

Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật yêu cầu TikTok bán tài sản ở Mỹ trước hạn 19/1/2025 hoặc bị cấm hoàn toàn tại nước này.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ ...
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng, các bài học của sự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Thông tin về việc diễn viên Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim và kết đôi với nam diễn viên tài năng Goo Yoo đang khiến người hâm mộ ...
Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh đã trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho ông Mori Takero, tân Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động