TIN LIÊN QUAN | |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ | |
Thông cáo chung Hội nghị APPF-26 |
Cùng tham dự có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; đại diện một số Ủy ban của Quốc hội, Bộ Nội Vụ và đại diện Đoàn đại biểu Hội đồng nhân dân các tỉnh Bắc Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN) |
Phát biểu khai mạc, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho biết, chủ đề chính của hội nghị là: “Đổi mới, nâng cao chất lượng kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh,” Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh trong khu vực Bắc Trung bộ và Ban công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất đi sâu phân tích, thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác chuẩn bị cho kỳ họp Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.
Mục đích của việc lựa chọn chủ đề trên là làm rõ thêm những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, từ đó có những kiến nghị, đóng góp ý kiến cho hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
Sau khi nghe 6 báo cáo chuyên đề, thảo luận của các đoàn đại biểu, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận và chúc mừng những kết quả, thành tích mà Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung Bộ đã đạt được trong thời gian qua.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, khu vực Bắc Trung Bộ có vị trí đặc biệt quan trọng, có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy, hải sản… Việc phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh không chỉ có ý nghĩa đối với khu vực mà còn góp phần vào thành tựu chung của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, việc tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đòi hỏi Hội đồng nhân dân các cấp phải tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong tổ chức và hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ mà nhân dân giao phó, làm tốt chức năng của cơ quan dân cử.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương đã quy định cụ thể về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành kỳ họp, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Hội đồng nhân dân các cấp căn cứ và tổ chức kỳ họp.
Chủ tịch Quốc hội nhận xét, qua các tham luận cũng như ý kiến phát biểu của các đại biểu cho thấy, việc tổ chức kỳ họp của Hội đồng nhân dân các cấp ở nhiều địa phương thời gian qua đã có nhiều đổi mới, cải tiến, tiết kiệm và hiệu quả. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc tổ chức kỳ họp của Hội đồng nhân dân các tỉnh cũng còn không ít tồn tại, hạn chế, vướng mắc.
Các tồn tại, hạn chế này có nguyên nhân cả về mặt pháp luật do một số quy định còn chưa đầy đủ, rõ ràng, nhưng cũng có cả nguyên nhân do quá trình tổ chức thực hiện. Từ đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu, đặc biệt là Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh trong khu vực nghiêm túc rút kinh nghiệm, đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan và có các đề xuất cụ thể để khắc phục trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu với các đại biểu tại hội nghị. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN) |
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Kỳ họp Hội đồng nhân dân là hình thức hoạt động quan trọng nhất của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là nơi quyết định những vấn đề cốt yếu, liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân… Do đó, cần chú trọng đến chất lượng, hiệu quả trong tổ chức kỳ họp ở tất cả các khâu. Việc tổ chức các Kỳ họp Hội đồng nhân dân cần đổi mới, sát với tình hình thực tế ở địa phương, nhưng phải bám sát quy định của Luật, bảo đảm đúng quy trình, thủ tục.
Cùng với đó, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân cần phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp ngay từ việc đề xuất, đến việc chuẩn bị nội dung và chương trình kỳ họp. Các văn bản trình kỳ họp phải đúng quy trình, thời gian, đảm bảo chất lượng, kiên quyết không trình những văn bản không có trong chương trình hoặc không đủ điều kiện để trình theo quy định của pháp luật.
"Thường trực Hội đồng nhân dân cần chuẩn bị kỹ để lựa chọn những vấn đề đưa ra chất vấn tại kỳ họp, đảm bảo là những vấn đề "nóng", liên quan trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội, đến đời sống của nhân dân… được cử tri và nhân dân trong tỉnh quan tâm", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, công tác thẩm tra các báo cáo, dự thảo Nghị quyết của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh cần tiếp tục đổi mới theo hướng các Ban phải chủ động phối hợp với cơ quan soạn thảo ngay từ đầu để xử lý các vấn đề thuộc nội dung của báo cáo, dự thảo Nghị quyết. Báo cáo thẩm tra cần tập trung phân tích nội dung và đưa ra các kiến nghị thể hiện rõ chính kiến về những vấn đề của dự thảo văn bản, đồng thời đề xuất giải pháp cho những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau để trình Hội đồng nhân dân xem xét, thảo luận.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần tiếp tục đổi mới công tác điều hành của kỳ họp theo hướng Thường trực Hội đồng nhân dân phân công điều khiển các phiên họp một cách khoa học, linh hoạt, chủ động điều chỉnh chương trình kỳ họp cho phù hợp với thời gian và diễn biến của kỳ họp, rút ngắn thời gian trình bày các báo cáo tại kỳ họp, dành nhiều thời gian cho thảo luận, tranh luận để thống nhất xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Việc điều hành phiên thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn bảo đảm ngắn gọn, trọng tâm, dân chủ để phát huy cao nhất trí tuệ của đại biểu, nâng cao hiệu quả các hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
Nhấn mạnh việc cần tiếp tục nâng cao vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân trong thảo luận, quyết định các nội dung quan trọng tại kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, hiệu quả, chất lượng kỳ họp Hội đồng nhân dân phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân, nhất là đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách. Do vậy, bản thân các đại biểu Hội đồng nhân dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, thể hiện rõ quan điểm, chính kiến và đề xuất các giải pháp của mình để đảm bảo các dự thảo được thông qua có chất lượng, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính khả thi.
Bên cạnh đó, mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân cũng phải thường xuyên tự nghiên cứu, nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng và hiểu biết của mình để thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu Hội đồng nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Hội đồng nhân dân cần quan tâm đến công tác tuyên truyền trước, trong và sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân để kỳ họp Hội đồng nhân dân thực sự là sự kiện chính trị, diễn đàn thu hút được sự quan tâm của nhân dân và cử tri; tăng cường thời lượng truyền hình trực tiếp các phiên họp Hội đồng nhân dân để cử tri theo dõi giám sát.
Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được phổ biến, triển khai và giám sát việc thực hiện, để những nội dung đã được Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định tại kỳ họp sớm đi vào thực tế cuộc sống. Thường trực Hội đồng nhân dân cần quan tâm chỉ đạo đăng các nghị quyết quy phạm pháp luật trên Công báo cấp tỉnh và đưa tin những nội dung quan trọng trong các Nghị quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương. Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn cần xây dựng kế hoạch, hướng dẫn kịp thời, sát thực và đúng nội dung, tinh thần của nghị quyết. Việc phổ biến, tuyên truyền nghị quyết sau khi ban hành phải được tiến hành đồng bộ, kịp thời, gắn liền với việc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tuyên giáo, thông tấn, báo chí trong công tác tuyên truyền để nhân dân biết và cùng giám sát việc thực hiện nghị quyết.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh đến việc cần thiết phải nâng cao chất lượng bộ máy tham mưu giúp việc cho Hội đồng nhân dân, gắn với việc triển khai Nghị quyết quan trọng của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và khối lượng công việc phục vụ Hội đồng nhân dân; trong đó cần quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động...
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giao cho Ban Công tác đại biểu phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, soạn thảo Nghị quyết về Quy chế hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân. Trong quá trình xây dựng nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hội đồng nhân dân các địa phương tích cực phối hợp, tham gia ý kiến để hoàn thiện nội dung văn bản đảm bảo chất lượng, phù hợp với thực tiễn…
Hội nghị thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh Bắc Trung Bộ lần thứ tư, nhiệm kỳ 2016-2021 đã được bàn giao cho Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đăng cai tổ chức vào cuối năm nay.
Tuyên bố Hà Nội Tầm nhìn mới cho Quan hệ đối tác Nghị viện Chiều 21/1, tại Hà Nội, Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26) đã kết thúc tốt ... |
Họp báo về kết quả Hội nghị Diễn đàn Nghị viện châu Á-TBD lần thứ 26 Ngay sau khi bế mạc Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn ... |
Hội nghị APPF-26 đã hoàn thành tốt đẹp chương trình nghị sự Chiều 20/1, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26) đã bế ... |