Chuẩn bị gì cho tương lai, khi Covid-19 không phải là 'thảm họa chỉ xảy ra một lần'?

Đức Mạnh
Dù thời gian qua đã chứng kiến sự phát triển thần kỳ của các loại vaccine phòng chống Covid-19, virus corona cùng các biến thể mới vẫn tiếp tục lây lan và gây ra tác động tiêu cực đến mọi mặt trong cuộc sống.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các nhân viên y tế tại một bệnh viện ở New York di chuyển một bệnh nhân tử vong do COVID-19 về thời điểm bắt đầu đại dịch ở Mỹ, vào tháng 4 năm 2020. (Nguồn: UN News)
Các nhân viên y tế tại một bệnh viện ở New York di chuyển một bệnh nhân tử vong do Covid-19 trong thời điểm bắt đầu đại dịch ở Mỹ, tháng 4/2020. (Nguồn: UN News)

Tháng 11, Liên hợp quốc (LHQ) đưa ra cảnh báo, biến thể mới của virus corona - Omicron, có khả năng lan truyền nhanh hơn nhiều so với biến thể Delta. Đến nay, những nhận định LHQ đã được chứng minh là đúng.

LHQ cho rằng không nên bất ngờ trước sự xuất hiện của biến thể Omicron, do tổ chức liên tục đưa ra những cảnh báo về sự đột biến của Sars-CoV-2.

Trả lời phỏng vấn giới báo chí vào giữa tháng 12, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo rằng Omicron đang “lây lan với tốc độ chưa từng thấy so với bất kỳ biến thể nào trước đó. Chúng ta đã đánh giá thấp sự nguy hiểm của loại virus này”.

Thảm họa đạo đức

Vào tháng 1/2021, Tổng thư ký LHQ António Guterres bày tỏ quan ngại về hiện tượng “chủ nghĩa dân tộc vaccine”: nhiều quốc gia không muốn chia sẻ vaccine của mình với các nước khác.

Người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới WHO tại châu Phi, Matshidiso Moeti, đã lên án việc “tích trữ vaccine” của một số quốc gia. Theo ông, việc tích trữ vaccine sẽ kéo dài và trì hoãn cuộc chiến chống lại Covid-19 của nhân loại.

“Thật bất công khi người dân châu Phi - nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất - buộc phải chờ đợi vaccine trong khi nhóm người ít có nguy cơ mắc bệnh ở các nước giàu lại được tiêm chủng đầy đủ”, ông Matshidiso Moeti cho biết.

Đồng thời, WHO đưa ra cảnh báo rằng thời gian ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 càng kéo dài, nguy cơ xuất hiện các biến thể mới có khả năng kháng vaccine sẽ cao hơn.

Ông Tedros nhận định, việc phân phối vaccine không đồng đều giữa các quốc gia là một “thảm họa về đạo đức”, “không ai khác mà chính là các nước nghèo sẽ phải trả giá cho thảm họa này bằng chính mạng sống của họ”.

Thời gian qua, WHO liên tục đưa ra những cảnh báo. Đến tháng 7, với sự hoành hành của biến thể Delta, là thời điểm đánh dấu cột mốc 4 triệu ca tử vong do biến thể này gây ra (con số ca tử vong đã tăng lên 5 triệu chỉ bốn tháng sau đó).

Ông Tedros cho rằng, nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu công bằng trong sản xuất và phân phối vaccine toàn cầu.

Nhằm hỗ trợ nhóm người dễ bị tổn thương, sáng kiến ​​COVAX ra đời (chương trình do WHO hậu thuẫn nhằm đảm bảo vaccine được phân phối công bằng trên toàn cầu, phần lớn do các chính phủ và các tổ chức từ thiện lớn tài trợ).

Sáng kiến được cho là nỗ lực mang tính toàn cầu có tốc độ nhanh nhất, hệ thống nhất và thành công nhất trong lịch sử phòng chống dịch bệnh.

Nhờ sự tài trợ từ các quốc gia phát triển và hơn 2 tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân, COVAX chính thức được vận hành trong giai đoạn đầu tiên của đại dịch, nhằm đảm bảo những người sống ở các quốc gia nghèo hơn không bị bỏ rơi khi vaccine được đưa ra thị trường.

Việc phân phối vaccine cho các nước đang phát triển thông qua sáng kiến ​​COVAX, bắt đầu với Ghana và Côte d'Ivoire vào tháng 3.

Yemen - quốc gia bị chiến tranh tàn phá và đang trong tình trạng nghèo đói - cũng đã nhận được lô vaccine đầu tiên vào tháng 3, thời điểm các chuyên gia y tế cho là giai đoạn mang tính “thay đổi cuộc chơi” trong cuộc chiến chống lại Covid-19.

Đến tháng 4, các lô vaccine đã được gửi đến hơn 100 quốc gia thông qua cơ chế COVAX.

Tuy nhiên, vấn đề bất bình đẳng về vaccine vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Vào ngày 14/9, WHO thông báo rằng hơn 5,7 tỷ liều vaccine đã được sử dụng trên toàn cầu, nhưng chỉ 2% trong số đó được chuyển đến tay người châu Phi.

Những tác động nghiêm trọng

Bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của hàng triệu người trên thế giới, đại dịch cũng đã để lại những tác động nghiêm trọng tới các dịch vụ y tế, giáo dục và chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Một y tá chăm sóc bệnh nhân ung thư đang hóa trị tại một bệnh viện ở quận Burera, Rwanda. (Nguồn: UN News)
Một y tá chăm sóc bệnh nhân ung thư đang hóa trị tại một bệnh viện ở quận Burera, Rwanda. (Nguồn: UN News)

Ví dụ, việc chẩn đoán và điều trị ung thư đã bị gián đoạn nghiêm trọng ở khoảng một nửa số quốc gia trên thế giới, hơn một triệu người không nhận được các dịch vụ chăm sóc bệnh lao phổi, hoặc các dịch vụ sinh sản cho hàng triệu phụ nữ đã bị đảo lộn.

LHQ cho biết, chỉ riêng ở Nam Á, sự gián đoạn nghiêm trọng trong các dịch vụ y tế do đại dịch Covid-19 đã góp phần khiến 239.000 trẻ em và bà mẹ tử vong vào năm ngoái.

Ở Yemen, tác động sâu sắc của đại dịch đã dẫn đến tình trạng cứ hai giờ lại có một phụ nữ chết khi sinh con.

Trẻ em chịu ảnh hưởng nặng nề

Về khía cạnh sức khỏe tâm thần, thế giới năm vừa qua đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại, nhưng nặng nề nhất là đối với trẻ em và thanh niên.

Vào tháng 3, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cho biết, trẻ em hiện đang sống trong một “cuộc sống bình thường mới bị tàn phá nặng nề”.

Về khía cạnh giáo dục, có 168 triệu học sinh trên toàn thế giới phải nghỉ học gần một năm kể từ khi đại dịch bắt đầu. Cứ ba em học sinh thì có một em không đủ khả năng để học trực tuyến khi các trường học bị đóng cửa.

Trẻ em ở các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng đặc biệt, với tỷ lệ trẻ em nghèo ước tính tăng khoảng 15%. Dự báo sẽ có thêm 140 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển sẽ thuộc về các hộ gia đình sống dưới mức nghèo khổ.

Về khía cạnh giáo dục, có 168 triệu học sinh trên toàn thế giới phải nghỉ học gần một năm kể từ khi đại dịch bắt đầu. Cứ ba em học sinh thì có một em không đủ khả năng để học trực tuyến khi các trường học bị đóng cửa.

UNICEF nhắc lại thông điệp từ năm 2020 rằng việc đóng cửa trường học phải là giải pháp cuối cùng. Hồi tháng 1, Giám đốc Điều hành UNICEF Henrietta Fore cho biết, chúng ta “không nên bỏ qua bất cứ nỗ lực nào” để giúp trẻ em có thể đến trường.

“Khả năng đọc, viết và làm toán cơ bản của trẻ em đã bị ảnh hưởng và các kỹ năng cần thiết để phát triển toàn diện đã giảm sút”, bà Henrietta Fore nói.

Vào tháng 8, UNICEF và WHO đã đưa ra các khuyến nghị về các biện pháp trở lại lớp học an toàn, bao gồm việc tiêm chủng cho nhân viên nhà trường trên toàn quốc và tiêm chủng cho tất cả trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Hy vọng về một hiệp định toàn cầu mới về phòng chống đại dịch

Bên cạnh việc kêu gọi thúc đẩy công bằng trong phân phối vaccine trong năm vừa qua, LHQ liên tục nhấn mạnh tính cấp thiết của phương pháp mới nhằm ứng phó hiệu quả hơn với các đại dịch trong tương lai.

Vào tháng 5, kế hoạch thành lập một trung tâm quốc tế ở Berlin với mục tiêu kiểm soát đại dịch đã được công bố nhằm đảm bảo sự chuẩn bị tốt hơn trong cuộc chiến chống lại những dịch bệnh toàn cầu có thể xảy ra trong tương lai.

Chuẩn bị gì cho tương lại khi Covid-19 không phải là 'thảm họa chỉ xảy ra một lần'?
Một đứa trẻ ba tuổi ở nhà ở Lyon, Pháp, trong thời gian phong tỏa vì Covid-19. (Nguồn: UN News)

Vào tháng 7, nhóm các nền kinh tế lớn G20 đã công bố một báo cáo độc lập về khả năng chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo của thế giới. Bản báo cáo đã kết luận rằng an ninh y tế toàn cầu đang bị thiếu hụt kinh phí nghiêm trọng.

Chính trị gia Singapore Tharman Shanmugaratnam, người tham gia tích cực vào các cuộc họp tham vấn giữa các nhà khoa học và những người làm chính sách do WHO tổ chức, cho rằng Covid-19 không phải là “một thảm họa xảy ra một lần” và việc thiếu hụt kinh phí sẽ dẫn đến “những tổn thất kéo dài do đại dịch Covid-19, dẫn đến những đợt dịch liên tiếp lặp lại, gây ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia trên thế giới.

"Điều này cũng có nghĩa nhân loại sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các đại dịch khác trong tương lai”, chính trị gia này nói.

Tuy nhiên, năm 2021 khép lại cũng là lúc những hy vọng khác mở ra.

Tại một phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Y tế thế giới của WHO vào cuối tháng 11, các quốc gia nhất trí phát triển một hiệp định toàn cầu mới về phòng chống đại dịch.

Giám đốc WHO Tedros cho biết, dù vẫn còn nhiều nhiệm vụ nặng nề ở phía trước, song thỏa thuận này sẽ là “hy vọng mà tất cả chúng ta sẽ cần”.

Các nước cùng Liên hợp quốc gánh vác sứ mệnh chung gìn giữ hòa bình

Các nước cùng Liên hợp quốc gánh vác sứ mệnh chung gìn giữ hòa bình

Ngày 7/12, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng về Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã khai mạc theo hình thức trực tuyến do ...

So sánh mức nguy hiểm của biến thể Delta với chủng virus SARS-Cov-2 gốc

So sánh mức nguy hiểm của biến thể Delta với chủng virus SARS-Cov-2 gốc

Hiện tại, đại dịch Covid-19 về cơ bản đã trở thành đại dịch Delta, vì biến thể này chiếm hơn 90% các ca bệnh trên ...

(theo UN News)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh đạt thành tích hai chữ số cho bàn thắng và kiến tạo trước Giáng sinh.
Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Slovakia.
Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về công tác thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh, MU bước vào lễ Giáng sinh với vị trí ở nửa sau bảng xếp hạng.
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động