'Chùm tia laser bay chết chóc' của quân đội Mỹ có thực sự nguy hiểm như kỳ vọng?

BQT
TGVN. Mỹ dự kiến lắp pháo laser với công suất 60 kilowatt lên máy bay hỏa lực hạng nặng AC-130 (Gunship). Theo các chuyên gia phương Tây, điều này sẽ cho phép tiêu diệt trong im lặng các mục tiêu mặt đất không được bọc thép một cách chính xác.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Nga chế tạo loại súng lục nhỏ gọn dễ che giấu cho lực lượng cơ động
Nga sẽ chế tạo tổ hợp phòng không Tor-M2 phiên bản lội nước có thể chịu đựng mọi điều kiện thời tiết
chum tia laser chet choc hoa ky pha t trie n sieu vu tru moi
Máy bay AC-130 của Không quân Mỹ. (Nguồn: Sputnik)

Tại sao không quân Mỹ muốn có "laser bay"? Vũ khí laser đáng tin cậy đến mức độ nào?

Thiêu đốt động cơ

Vào năm 2015, Mỹ đã bắt đầu hiện đại hóa máy bay "ông lão" AC-130, từng được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Các chuyên gia bắt đầu phát triển các hệ thống tên lửa dẫn đường đa nòng cỡ lớn, đạn có thể điều chỉnh cho súng tự động 30 mm và hai hệ thống laser với công suất 120 và 60 kilowatt dành riêng cho loại máy bay này.

Theo kế hoạch, tổ hợp đầu tiên phải thay thế pháo 105 mm. Laser có thể hoạt động ở cả chế độ hủy diệt và chế độ không sát thương. Tuy nhiên, một tổ hợp mạnh như vậy sẽ chiếm quá nhiều chỗ - gần như toàn bộ thân máy bay.

Do đó, các chuyên gia đã lựa chọn phương án thứ hai - súng laser với công suất 60 kilowatt được coi là hứa hẹn hơn. Đại diện Không quân Mỹ đã công bố kế hoạch này tại Hội nghị ngành Công nghiệp Lực lượng Đặc biệt. Theo báo cáo, chùm tia laser trên máy bay AC-130 có khả năng làm hỏng thiết bị và gây thương tích nhưng không khiến kẻ thù bị tiêu diệt.

“Máy bay AC-130 có súng 30 mm rất chính xác và nhiều vũ khí công nghệ cao khác", Đại tá Tom Palenske, chỉ huy Nhóm tác chiến số 1 của Không quân Mỹ giải thích.

"Nhưng, pháo laser sẽ cung cấp những khả năng mới cho máy bay Gunship. Ví dụ, trước đây chúng tôi đã phải gửi đơn vị đặc nhiệm để tiêu diệt một chiếc ô tô hoặc một chiếc máy bay trên mặt đất. Còn súng laser trên máy bay Gunship có thể đốt một lỗ trong động cơ của đối phương với độ chính xác cao. Không có tiếng ồn, không lóe ra ánh sáng. Đối phương sẽ hiểu họ gặp trục trặc chỉ sau khi cố gắng khởi động động cơ", Đại tá Tom Palenske cho biết.

Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng, AC-130 được nâng cấp cũng có thể tiêu diệt máy bay không người lái và tên lửa hành trình đang bay, làm “mù mắt” thiết bị quang học của xe bọc thép. Như dự kiến, “laser bay” sẽ được sử dụng chủ yếu để yểm trợ các chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm.

Nếu chương trình hiện đại hóa AC-130 thành công, vũ khí laser sẽ được lắp đặt trên các loại máy bay khác và sẽ trở thành loại vũ khí tự vệ, có khả năng bắn hạ các tên lửa phòng không và tên lửa không đối không.

"Gunship với laser" không phải là nỗ lực đầu tiên của Mỹ để triển khai vũ khí laser trên không. Năm 2002, họ đã bố trí laser hóa học trên máy bay Boeing YAL-1. Theo kế hoạch, trong trường hợp chiến tranh hạt nhân, Boeing YAL-1 sẽ tuần tra và bắn trúng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của đối phương trong phần tăng tốc của quỹ đạo bằng tia laser hóa học với công suất 1 MW.

Máy bay đã được thử nghiệm thành công nhiều lần, nhưng năm 2011, dự án bị đóng cửa, vì nó quá đắt. Quân đội Mỹ đã lựa chọn phương án khác - cải tiến hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis và tên lửa đánh chặn Standard.

Rất nhiều hạn chế

Các chuyên gia chắc chắn rằng, kế hoạch triển khai những công nghệ laser như vậy trong tương lai gần, nếu không phải là không tưởng, thì ít nhất sẽ vấp phải một số khó khăn chưa thể khắc phục.

“Hiện có rất nhiều trở ngại trên con đường tạo ra hệ thống vũ khí laser bay", chuyên gia Viktor Murakhovsky, Tổng biên tập tạp chí “Kho vũ khí của Tổ quốc” của Nga nói. "Chưa có nguồn năng lượng đủ mạnh và nhỏ gọn để bố trí bên trong thân máy bay. Thêm vào đó phải có hệ thống làm mát thích hợp. Lượng mưa, nhiệt độ không khí, độ cao và thậm chí hướng gió - tất cả điều này ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hiệu quả của vũ khí laser. Thành thật mà nói, tôi không tin rằng người Mỹ sẽ tạo ra được súng laser cho AC-130”.

Chuyên gia nhấn mạnh rằng, kể từ những năm 1960, tất cả các nước phát triển đều làm việc với công nghệ laser như một loại vũ khí. Tuy nhiên, chưa có quốc gia nào đạt được sự thành công trong việc biến laser thành hệ thống vũ khí hiệu quả. Cho đến nay kết quả cao nhất là giải quyết vấn đề phụ trợ - tia laser triệt tiêu các thiết bị quang điện tử.

A-60 của Liên Xô và Peresvet của Nga

Thời Liên Xô cũ, các chuyên gia nước này cũng đã nghiên cứu chế tạo "laser bay". Vào mùa Hè năm 1981, phòng thí nghiệm bay A-60 trên cơ sở máy bay vận tải IL-76 được trang bị laser với công suất 1 MW đã thực hiện chuyến bay đầu tiên. Máy bay vận tải quân sự đã được sửa đổi để làm phòng thí nghiệm bay.

Phần mũi máy bay được sửa đổi để lắp đặt thiết bị tìm kiếm mục tiêu bằng tia laser. Tháp pháo bắn laser chính được đặt ở trên lưng máy bay và có thể mở ra, thu vào. Bổ sung hai khoang lớn dọc theo hông dưới máy bay, một trong số đó được lắp đặt máy phát tuabin để cung cấp năng lượng cho laser, cái còn lại được lắp đơn vị năng lượng phụ trợ. Tính tổng cộng, Liên Xô đã chế tạo hai chiếc A-60. Không có thông tin chi tiết hơn về dự án này.

Có rất ít thông tin về chương trình laser chiến đấu ở Nga hiện đại. Năm 2014, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang, Tướng Yury Baluyevsky đã nhắc đến dự án này nhưng không đưa ra chi tiết nào, ông chỉ nói rằng, công việc phát triển vũ khí laser của Nga đang được tiến hành.

Tháng 3/2018, trong thông điệp gửi tới Hội đồng Liên bang, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lần đầu tiên giới thiệu tổ hợp laser quân sự, sau này được gọi là Peresvet. Mọi chi tiết về loại vũ khí mới này đều được giữ bí mật.

Đã có tin rằng, hệ thống vũ khí laser mang tên Peresvet đã chính thức triển khai làm nhiệm vụ chiến đấu. Theo các chuyên gia, Peresvet chủ yếu dành cho các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa.

Nga dự định sản xuất bộ quân trang chiến đấu thế hệ mới

Nga dự định sản xuất bộ quân trang chiến đấu thế hệ mới

TGVN. Hồ sơ kỹ thuật phát triển bộ quân trang chiến đấu thế hệ thứ ba để thay thế bộ quân trang Ratnik có thể ...

Tàu sân bay mới nhất, đắt nhất thế giới của mỹ vẫn bị hỏng khi thử nghiệm

Tàu sân bay mới nhất, đắt nhất thế giới của Mỹ vẫn bị hỏng khi thử nghiệm

TGVN. Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) đã trở về căn cứ ở Norfolk sau chuyến hải hành thử nghiệm, theo tin trên ...

Điểm danh những loại tàu quét mìn hiện đại trong biên chế hải quân nga

Điểm danh những loại tàu quét mìn hiện đại trong biên chế hải quân Nga

TGVN. Thân tàu bằng vật liệu phi kim loại và hệ thống dò độc đáo, có thể sử dụng các phương tiện không người lái ...

(theo Sputnik)

Đọc thêm

Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Tôi được Bộ Ngoại giao bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Lãnh sự, tiếp đó được Lãnh đạo Bộ chỉ định sang làm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về người ...
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam chào đón nhiều mẫu xe mới đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, một số cái tên có giá bán ...
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá ...
Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Với chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ, kết hợp các chương trình khuyến mãi… giúp giá bán của nhiều mẫu ô tô lắp ráp trong nước ...
Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Tesla triệu hồi gần 700.000 xe điện vì không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn liên bang do gặp lỗi liên quan đến hệ thống giám sát áp suất lốp.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động