Sông Lan Thương - Mekong bắt nguồn từ dãy núi Đường Cổ La (Tanggula Mountains) trên cao nguyên Thanh - Tạng Trung Quốc, chảy theo hướng Bắc - Nam lần lượt đi qua vùng nội địa khu vực Tây Nam Trung Quốc và các nước Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, là dòng sông lớn có đặc trưng địa lý “một dòng sông nối liền sáu nước” duy nhất châu Á.
Nhân dân sáu nước dọc sông Lan Thương và Mekong định cư tiếp giáp, nhân duyên tương thân, nhân văn tương thông, tình hữu nghị sâu đậm, cùng uống chung một dòng nước, có vận mệnh gắn bó chặt chẽ, là sự thể hiện sinh động về đồng tâm hiệp lực, chung sống hòa hợp của nhân dân sáu nước.
Ngày 23/3/2016, Nhà lãnh đạo sáu nước tề tựu tại Trung Quốc, cùng tuyên bố khởi động Cơ chế Hợp tác Lan Thương - Mekong, quyết định chung tay xây dựng Cộng đồng chung vận mệnh gắn bó hơn, cùng đóng góp to lớn hơn nữa cho sự phát triển của tiểu vùng.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, Hợp tác Lan Thương – Mekong đã trải qua bảy năm phi thường.
Bảy năm qua, sáu nước đã xây dựng bố cục Lan Thương – Mekong với “Nhà lãnh đạo định hướng, bao trùm nhiều lĩnh vực và các ban ngành cùng tham gia”, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Nhà lãnh đạo các quốc gia dọc sông Mekong duy trì tiếp xúc thường xuyên, dẫn dắt chiến lược cho Hợp tác Lan Thương – Mekong.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong – Lan Thương (MLC) lần thứ 7 diễn ra tại Bagan, Myanmar, ngày 4/7/2022. (Nguồn: VGP) |
Dưới khuôn khổ Hợp tác Lan Thương – Mekong, ba lần Hội nghị cấp cao và bảy lần Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đã được diễn ra luân phiên tại sáu nước, cùng bàn bạc biện pháp phát triển cơ chế Hợp tác Lan Thương – Mekong, xác định ba trụ cột lớn là an ninh chính trị, kinh tế và phát triển bền vững, xã hội nhân văn, tạo nên tốc độ Lan Thương – Mekong “hằng ngày có tiến triển, hằng tháng có thành quả, hằng năm bước lên tầm cao mới”, thúc đẩy Cơ chế Hợp tác Lan Thương – Mekong ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất.
Bảy năm qua, sáu nước giữ quan niệm Lan Thương - Mekong “phát triển trước tiên, đối xử bình đẳng, thiết thực và hiệu quả cao, cởi mở và bao trùm”, thực hiện hiệu quả “Chương trình hành động 5 năm Hợp tác Lan Thương – Mekong (2018-2022)”, vững bước thúc đẩy hợp tác trong 5 lĩnh vực lớn là kết nối, năng lực sản xuất, kinh tế xuyên biên giới, tài nguyên nước, nông nghiệp và giảm nghèo. Nhóm công tác liên hợp các lĩnh vực ưu tiên và Trung tâm Hợp tác giao lưu tài nguyên nước, môi trường, nông nghiệp, thanh niên Lan Thương – Mekong đã hoạt động hiệu quả cao, hơn 600 dự án Quỹ Đặc biệt Hợp tác Lan Thương – Mekong lần lượt được thực hiện, tiếp thêm động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh ở các nước.
Bảy năm qua, sáu nước phát huy văn hóa Lan Thương - Mekong “đối xử bình đẳng, giúp đỡ chân thành, thân như một nhà”, tích cực thực hiện các chương trình “Y học cổ truyền mang lại lợi ích cho Lan Thương - Mekong”, “Lan Thương - Mekong được mùa bội thu”, “Chương trình Lan Thương - Mekong xanh”, “Chương trình hành động dòng suối ngọt Lan Thương - Mekong”, thông qua các phương thức linh hoạt và đa dạng đã triển khai hợp tác văn hóa - nghệ thuật và du lịch, tập trung tổ chức hàng loạt hoạt động như diễn đàn tham vấn, trình chiếu điện ảnh - truyền hình, truyền thông phối hợp phỏng vấn điều tra..., xây dựng các hoạt động như Tuần lễ điện ảnh, Lễ hội văn hóa, Diễn đàn phụ nữ, hoạt động giao lưu hữu nghị thanh niên Trung Quốc và nước ngoài Lan Thương - Mekong, thúc đẩy các biện pháp giao lưu học hỏi nhân văn, tạo kiểu mẫu hợp tác quốc tế.
Ngày nay, Hợp tác Lan Thương - Mekong đã phát triển thành cơ chế hợp tác tiểu vùng quan trọng và là “tấm gương vàng” định hướng hành động, cải thiện dân sinh, phát triển tập trung, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển bền vững của các nước liên quan, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực, đóng góp sức mạnh Lan Thương - Mekong cho sự phát triển của khu vực Đông Á cũng như châu Á - Thái Bình Dương, chứng minh đầy đủ Hợp tác Lan Thương - Mekong là sự lựa chọn đúng đắn thuận theo trào lưu phát triển của thời đại, phù hợp với nhu cầu của các quốc gia trong khu vực.
Việt Nam là quốc gia quan trọng trong lưu vực Lan Thương - Mekong, là láng giềng hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện của Trung Quốc. Dưới sự dẫn dắt chiến lược của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, quan hệ Trung Quốc - Việt Nam giữ đà phát triển tích cực, Hợp tác Lan Thương – Mekong ngày càng trở thành điểm sáng mới trong việc mở rộng hợp tác khu vực của hai nước.
Hai nước tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa sáng kiến “Vành đai và con đường” với “Hai hành lang, một vành đai”, giữ đà phát triển đầu tư kinh tế - thương mại, ổn định và thông suốt chuỗi ngành nghiệp và chuỗi cung ứng, kim ngạch thương mại song phương lội ngược dòng tăng trưởng lên đến 234,9 tỉ USD. Hai nước tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng, đường sắt liên vận xuyên quốc gia cất lên bước đi mới, kết nối hữu cơ với “Hành lang mới trên bộ và trên biển” cũng như “Tàu chuyên tuyến Trung Quốc - châu Âu”.
Hai nước tích cực triển khai hợp tác tài nguyên nước, kịp thời chia sẻ thông tin sông ngòi và thủy văn, cùng thúc đẩy xây dựng mặt bằng chia sẻ thông tin hợp tác tài nguyên nước Lan Thương - Mekong. Trung Quốc thông qua điều phối khoa học Nhà máy thủy điện sông Lan Thương, đã phát huy đầy đủ vai trò “điều phối nơi có nguồn nước phong phú bổ sung cho nơi khô hạn”, đóng góp tích cực trong việc giúp đỡ các quốc gia vùng hạ du phòng chống lũ lụt và hạn hán, giữ gìn an ninh lương thực.
Hai nước dốc sức mở rộng hợp tác dân sinh, đã ký kết dự án Quỹ Đặc biệt Hợp tác Lan Thương - Mekong 3 lượt với trị giá gần 4,7 triệu USD, đầu tư chính xác vào các dự án mang lại lợi ích cho nhân dân như cải thiện cơ sở hạ tầng, thương mại biên giới, sản xuất nông nghiệp, đào tạo kỹ năng…, đóng góp thiết thực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (trái) gặp Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Lan Thương - Mekong, tháng 7/2022 tại Bagan, Myanmar. (Ảnh: TG&VN) |
Hợp tác Lan Thương - Mekong sắp bước vào năm thứ tám. Đứng trước tình hình quốc tế và khu vực nhiều biến động và phức tạp cũng như nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế hết sức nặng nề khó khăn, sáu nước cần phải kiên định hơn nữa quyết tâm láng giềng hữu nghị, kiên trì bền lòng hợp tác cùng có lợi, chung tay cùng xây dựng Khu kiểu mẫu “Vành đai và con đường” chất lượng cao, Khu thí điểm Sáng kiến Phát triển Toàn cầu, Khu thực nghiệm Sáng kiến An ninh Toàn cầu, xây dựng Vành đai phát triển kinh tế lưu vực Lan Thương - Mekong bền vững hơn, xây dựng Cộng đồng chung vận mệnh các quốc gia Lan Thương - Mekong gắn bó hơn.
Trung Quốc sẵn sàng cùng các quốc gia Lan Thương - Mekong lấy nhận thức chung quan trọng cấp cao làm chỉ dẫn, không ngừng hoàn thiện khung “3+5+X” của cơ chế Hợp tác Lan Thương - Mekong, vững bước thực hiện sáu biện pháp mang lại lợi ích cho các quốc gia dọc sông Mekong, không ngừng nâng cao hiệu quả Quỹ Đặc biệt Hợp tác Lan Thương - Mekong, tập trung vào hợp tác các lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp, tài nguyên nước, kinh tế số, đào tạo nhân tài, y tế công cộng...., sớm thông qua chương trình hợp tác 5 năm mới của Hợp tác Lan Thương – Mekong, thúc đẩy vững chắc kết nối hữu cơ giữa Hợp tác Lan Thương - Mekong với các lĩnh vực ưu tiên của xây dựng Cộng đồng ASEAN và Hợp tác Trung Quốc - ASEAN, chung tay mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho Hợp tác Lan Thương - Mekong, để thành quả phong phú của Hợp tác Lan Thương - Mekong mang lại lợi ích nhiều hơn cho nhân dân sáu nước.
| Thủ tướng Campuchia thăm Lào: 'Dấu mốc lịch sử mở ra chương hợp tác mới hậu Covid-19' Ngày 13/2, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã lên đường bắt đầu chuyến thăm chính thức nước láng giềng Lào. |
| Hợp tác xã Thương mại - Dịch vụ Phước Thiện: Đem lại cơ hội làm giàu cho nông dân Hợp tác xã Thương mại - Dịch vụ Phước Thiện (viết tắt là HTX Phước Thiện) thành lập năm 2017, chuyên trồng cây ăn quả. ... |
| Bờ Tây: Israel lại mở đợt truy quét mới, Palestine hối thúc Mỹ ra mặt, Washington nói gì? Tình hình Bờ Tây lại tiếp tục nóng lên với đợt truy quét lớn của Lực lượng phòng vệ Israel, trong bối cảnh những căng ... |
| Thủ tướng Nhật Bản thăm Ấn Độ: Bắt tay thúc đẩy hợp tác toàn cầu và song phương, có gì trong kế hoạch mới được tung ra? Ngày 20/3, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã đến thủ đô New Delhi (Ấn Độ) và hội đàm cùng người đồng cấp nước chủ ... |
| Kỳ họp lần thứ 20 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật Sáng 21/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế ... |