Chuột cảnh Hamster có thể gây lây truyền dịch

Trước hiện tượng giới trẻ đổ xô nuôi chuột cảnh Hamster, ngày 26/2, Cục Thú y khẳng định việc buôn bán, vận chuyển động vật này vào VN nhưng chưa qua kiểm dịch thú y là bất hợp pháp. Theo các nhà khoa học, loại chuột này nếu sổng sẽ gây tác động xấu đến con người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong văn bản gửi cơ quan thú y tỉnh thành và khu vực, Cục Thú y khẳng định, chuột là loại động vật gặm nhấm, thích ăn hạt ngũ cốc và sinh sản rất nhanh. Chúng cũng lây truyền một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người như dịch hạch, xoắn khuẩn. Một số nước châu Âu và châu Á nuôi chuột Hamster để làm thí nghiệm hoặc làm cảnh.

Theo quy định của pháp luật, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập chuột Hamster vào nuôi làm cảnh phải được kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy trình: đăng ký nhập khẩu với Cục Chăn nuôi và có ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế, thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch nhập khẩu theo hướng dẫn của cơ quan thú y. 

"Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển, nuôi chuột Hamster bất hợp pháp thì phải tiêu hủy", Cục Thú y nhấn mạnh. Ông Văn Đăng Kỳ, Trưởng phòng dịch tễ, Cục Thú y cho biết.

Ở Việt Nam việc nhập và nuôi chuột Hamster rộ lên tại Hà Nội và TP HCM từ cuối năm 2007, khi giới trẻ đua nhau mua chuột để đón xuân Mậu Tý. Giá mỗi con từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng.

Theo bà Nguyễn Thị Vương, chuyên viên của khu chăn nuôi động vật chuẩn thức, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, đơn vị chuyên nuôi các giống chuột thí nghiệm cung cấp cho các cơ sở nghiên cứu, chuột hamster có tính gặm nhấm khá mạnh, có thể cắn cả gỗ và đồ, vì thế người nuôi nên nhốt chúng trong lồng, không nên thả ra tự nhiên.

Ông Vũ Đình Thống, Chuyên gia của viện Sinh thái và Tài nguyên môi trường, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam cho biết, nhiều bạn trẻ đang lùng mua Hamster (chuột lông xù có thể làm xiếc) để nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, những con vật gặm nhấm này ăn rất nhiều, hơn hẳn so với các loài khác như chuột cống, chuột đàn ở nước ta. Ước tính mỗi con có thể tiêu thụ lượng thức ăn gấp 2-2,5 lần so với chuột thường. Thức ăn đa dạng, như lá cây, rau, cỏ, kể cả cơm nguội. Chính vì thế, theo ông Thống, nếu bị sổ lồng, do khả năng ăn rất nhiều này, chúng có thể phá hoại môi trường, cây cối, rau màu.

Nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh cho người, không để chuột thoát ra bên ngoài gây hại mùa màng và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, Cục Thú y yêu cầu các cơ quan Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y thành lập các đoàn kiểm tra việc buôn bán, vận chuyển chuột Hamster trong phạm vi địa bàn quản lý.

Cục cũng yêu cầu Chi cục Thú y các tỉnh thành báo cáo cấp có thẩm quyền của địa phương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển chuột Hamster bất hợp pháp qua biên giới và tổ chức kiểm tra những cơ sở buôn bán, nuôi chuột Hamster trên địa bàn.

Bà Hoàng Thanh Nhàn, Phó trưởng phỏng Bảo tồn Thiên nhiên, Cục Tài nguyên môi trường cho biết, trước đây, cũng có người đã nhập hải ly (một loài động vật gặm nhấm khác) về nước ta để làm cảnh, song trước sự lên tiếng của nhiều nhà khoa học về khả năng phá hoại của sinh vật này, việc nhập đã được dừng lại kịp thời.

Theo VNExpress

 

Đọc thêm

Mỹ truy quét nhập cư: Tổng thống Trump giành được một chiến thắng, thủy quân lục chiến lần đầu bắt dân thường ở Los Angeles

Mỹ truy quét nhập cư: Tổng thống Trump giành được một chiến thắng, thủy quân lục chiến lần đầu bắt dân thường ở Los Angeles

Tổng thống Mỹ có thể tiếp tục triển khai Vệ binh quốc gia tại Los Angeles khi các cuộc biểu tình phản đối truy quét nhập cư dự kiến sẽ ...
Thiếu hụt hướng dẫn viên trầm trọng, ngành du lịch Nhật Bản báo động tình trạng khủng hoảng nhân lực

Thiếu hụt hướng dẫn viên trầm trọng, ngành du lịch Nhật Bản báo động tình trạng khủng hoảng nhân lực

Các chuyên gia nhận định, sử dụng công nghệ và đào tạo thế hệ kế cận là giải pháp trọng tâm để vượt qua khủng hoảng nhân lực ở Nhật ...
Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận sở hữu hệ sinh thái du lịch đa dạng từ biển đảo, cồn cát, suối khoáng đến di sản văn hóa Chăm và làng nghề truyền thống.
Đại dương có thể ‘ngừng tha thứ’

Đại dương có thể ‘ngừng tha thứ’

Đại dương chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nuôi sống con người, cũng là không gian để kết nối các lục địa.
Uzbekistan nỗ lực khẳng định vị thế

Uzbekistan nỗ lực khẳng định vị thế

Uzbekistan tiếp tục củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế với tư cách là đối tác đáng tin cậy và là trung tâm năng động ở Trung ...
Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Các lực lượng chức năng đã tìm thấy cả hai hộp đen của chiếc máy bay xấu số bị rơi ngày 12/6 ở Ấn Độ, khiến 241 người trên máy ...
Tổng thống Pháp thăm Greenland: Lời nhắn gửi tới Washington

Tổng thống Pháp thăm Greenland: Lời nhắn gửi tới Washington

Hòn đảo Greenland đang trở thành nơi để Pháp và châu Âu gửi thông điệp tới người đồng minh bên kia Đại Tây Dương nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp.
Đàm phán hòa bình Nga-Ukraine: Giải pháp... còn xa

Đàm phán hòa bình Nga-Ukraine: Giải pháp... còn xa

Một lệnh ngừng bắn toàn diện và tiếp đó là giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Ukraine vẫn còn rất xa vời.
Cái giá đằng sau hy vọng đàm phán Nga-Ukraine: Khi hòa bình đến từ chiến trận

Cái giá đằng sau hy vọng đàm phán Nga-Ukraine: Khi hòa bình đến từ chiến trận

Sau hứa hẹn trao đổi bản ghi nhớ về thỏa thuận giải quyết xung đột giữa Nga và Ukraine, chiến sự lại bùng phát. Các bên toan tính gì?
Đối thoại Shangri-La: Nền tảng đối thoại an ninh và hợp tác

Đối thoại Shangri-La: Nền tảng đối thoại an ninh và hợp tác

Dù là sự kiện thường niên nhưng Đối thoại Shangri-La 2025 tại Singapore không dừng ở diễn đàn cho những cuộc thảo luận không hồi kết.
Thế giới thay đổi, nước Mỹ cũng đổi thay

Thế giới thay đổi, nước Mỹ cũng đổi thay

Trong chuyến công du 3 quốc gia vùng Vịnh giữa tháng Năm, Tổng thống Donald Trump có tuyên bố gây chấn động, Mỹ từ bỏ chính sách can thiệp toàn cầu.
Trung Đông - Trụ cột quyền lực toàn cầu

Trung Đông - Trụ cột quyền lực toàn cầu

Chuyến thăm của ông Trump đến Trung Đông hay việc Nga quan tâm đến khu vực này không phải là ưu tiên nhất thời...
Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Trước sự đình trệ của các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ, Iran dường như ngày càng cam kết gắn bó hơn với chính sách 'hướng Đông'.
Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ có chính sách 'đảo chiều' với Syria làm dấy lên hy vọng cho Sudan.
NATO lập kế hoạch 'lấy lòng' ông Trump

NATO lập kế hoạch 'lấy lòng' ông Trump

NATO đang lên kế hoạch cho một hội nghị thượng đỉnh nhằm thuyết phục ông Trump về những cam kết quốc phòng.
Báo Lào: Thời cơ vàng để Việt Nam tăng tốc, vươn mình phát triển

Báo Lào: Thời cơ vàng để Việt Nam tăng tốc, vươn mình phát triển

Đó là nhận định về giai đoạn, thời cơ vàng phát triển hiện nay của Việt Nam trong bài viết trên ấn phẩm điện tử của tờ Pasaxon của Lào số ra ngày 3/6.
Mở khóa chiến dịch 'mạng nhện' - nước cờ cao tay của Ukraine

Mở khóa chiến dịch 'mạng nhện' - nước cờ cao tay của Ukraine

Chiến dịch mang mật danh 'mạng nhện' được lên kịch bản kỹ lưỡng của Ukraine đã hé lộ nhiều lỗ hổng an ninh của Nga.
Thêm 'mặt trận' cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung mới, chuyên gia dự báo Washington 'không thể cản bước' Bắc Kinh

Thêm 'mặt trận' cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung mới, chuyên gia dự báo Washington 'không thể cản bước' Bắc Kinh

Việc Bắc Kinh ngày càng xích lại gần Mỹ Latinh cho thấy sự tập trung và mở rộng chiến lược của quốc gia Đông Bắc Á đối với khu vực này.
Phiên bản di động