Chuyến công du nước ngoài cuối cùng của Tổng thống Obama

Ngày 14/11, Tổng thống Barack Obama bắt đầu hành trình thăm Hy Lạp, Đức và Peru. Đây là chuyến công du nước ngoài cuối cùng trên cương vị là người đứng đầu nước Mỹ của ông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen cong du nuoc ngoai cuoi cung cua tong thong obama Nhìn lại chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama
chuyen cong du nuoc ngoai cuoi cung cua tong thong obama Ông Trump nói về kế hoạch những tuần đầu tiên nhậm chức

Bối cảnh mới

Chuyến thăm của Tổng thống Obama diễn ra trong bối cảnh nhiều lo ngại về vai trò sắp tới của nước Mỹ trên trường quốc tế sau khi tỷ phú Donald Trump thắng cử. Đây là một kết quả mà trước đó ông Obama đã liên tục trấn an giới lãnh đạo nước ngoài rằng sẽ không xảy ra. Việc một người theo chủ nghĩa dân túy đắc cử tổng thống Mỹ có lẽ là điều ông Obama không ngờ tới sau 8 năm ông vận động cả thế giới nhằm hình thành một kỷ nguyên mới cho chính sách đối ngoại của Mỹ.

Kể từ khi làm chủ Nhà Trắng vào năm 2009, mục tiêu chính của ông Obama là trấn an các đồng minh rằng chính quyền của ông sẽ chấm dứt kiểu hành động quân sự đơn phương của người tiền nhiệm là ông George W. Bush và tập trung vào xây dựng những liên minh quốc tế. Giờ đây, giữa lúc chuẩn bị rời Nhà Trắng, ông lại phải trấn an những đồng minh đang lo lắng tự hỏi rằng: Liệu người kế nhiệm của ông có tuân thủ những nguyên lý cơ bản của chính sách đối ngoại Mỹ mà các đời chính quyền Dân chủ và Cộng hòa áp dụng hàng thập niên qua hay không?

chuyen cong du nuoc ngoai cuoi cung cua tong thong obama
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hội đàm với Tổng thống Obama. (Nguồn: UPI)

Ông Obama sẽ rời Hy Lạp vào ngày 15/11, sau đó sẽ lưu lại Đức trong 2 ngày. Nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết vị Tổng thống Obama dự định sẽ sử dụng cả hai chặng dừng chân này để nhấn mạnh tầm quan trọng của một châu Âu thống nhất. Chuyến công du một tuần của ông kết thúc ở Peru, nơi ông tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Ở mỗi chặng dừng chân, ông sẽ gặp gỡ những nhà lãnh đạo chủ chốt trên thế giới từ Thủ tướng Đức Angela Merkel cho đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình,... Bên cạnh việc bàn thảo các vấn đề song phương, một trong những mục đích chính của chuyến đi này của ông Obama là nhằm trấn an những hoài nghi về chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump trong tương lai.

Trước đó, trong quá trình vận động tranh cử, ông Trump đã có nhiều phát biểu mang hơi hướng trái ngược với chính quyền của ông Obama, bao gồm việc gợi ý các đồng minh của Mỹ tại châu Á và Trung Đông nên trang bị vũ khí hạt nhân để tự vệ, phản đối thỏa thuận hạt nhân với Iran và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu của quốc tế... Bên cạnh đó, ông Trump cũng đặt dấu hỏi nghi hoặc về ý nghĩa tồn tại của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin là nhà lãnh đạo quyết đoán, tài giỏi... Tất cả những quan điểm này đều khiến châu Âu hoảng sợ.

Khẳng định mối liên minh xuyên Đại Tây Dương

Trong bối cảnh đó, chuyến công du nước ngoài cuối cùng của ông Obama được thiết kế nhằm phần nào bày tỏ những quan ngại sâu sắc của ông đối với tương lai của châu Âu - một khu vực vốn đã và đang bị xáo trộn do những phong trào chính trị dân túy và cuộc khủng hoảng người tị nạn tồi tệ nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ hai.

Chuyến thăm lần thứ hai tới Đức chỉ trong vòng 6 tháng qua của ông Obama không nằm ngoài mục đích nhấn mạnh vai trò sống còn mà Đức đang đảm nhận trong tiến trình bình ổn châu lục. Heather Conley, chuyên gia về châu Âu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết: "Toàn bộ chuyến đi nhằm mục đích tạo cho châu Âu cú huých để tự tin vì châu lục này đang lo lắng về quan điểm của ông Trump".

Ngoài các cuộc gặp riêng rẽ với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras, ông Obama cũng sẽ có cuộc gặp mở rộng với các nhà lãnh đạo Đức, Pháp, Anh, Italy và Tây Ban Nha trong thời gian ở thủ đô Berlin. Các nhà lãnh đạo châu Âu từng hy vọng rằng những cuộc gặp này sẽ chú trọng vào vấn đề kinh tế, quan hệ với Nga, tình hình ở Syria và quan hệ mậu dịch xuyên Đại Tây Dương. Tuy nhiên, giờ đây những cuộc thảo luận đó có thể sẽ bị chi phối bởi những dự đoán của châu Âu về những gì sẽ diễn ra dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump.

chuyen cong du nuoc ngoai cuoi cung cua tong thong obama
Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Đức Merkel. (Nguồn: AFP)

Theo Josef Joffe, học giả nghiên cứu quốc tế tại Đại học Stanford (Mỹ) đồng thời là tổng biên tập tuần báo Đức "Die Zeit", giữa lúc châu Âu đang bị sốc và thất vọng (vì không nghĩ rằng cử tri Mỹ sẽ lựa chọn ông Trump), chuyến công du giống như một dạng liệu pháp an ủi để các nhà lãnh đạo châu Âu có thể tự trấn an rằng "nước Mỹ mà châu Âu đã từng biết" sẽ không biến mất. Ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn an ninh quốc gia, cho biết thông điệp chung mà ông Obama gửi tới các nhà lãnh đạo châu Âu là "có những điều cụ thể đã tồn tại hàng thập niên qua dưới thời các chính quyền khác nhau, trong đó có liên minh xuyên Đại Tây Dương và NATO".

Đối với Hy Lạp, chuyến thăm của ông Obama từng được kỳ vọng có thể góp phần mở đường cho một thỏa thuận mới với các chủ nợ. Song việc ông Trump thắng cử khiến cho điều này trở nên không chắc chắn vì ông Trump từng tuyên bố rằng "những rắc rối nợ nần của Hy Lạp thì hãy để cho Đức và Hy Lạp giải quyết, chứ không phải Mỹ". Nick Malkoutzis, nhà sáng lập trang phân tích thông tin của Hy Lạp MacroPolis, đánh giá: "Chưa rõ Tổng thống đắc cử Trump có chút quan tâm nào đến vấn đề này hay không chứ đừng nói đến việc ông Trump sẽ công khai ủng hộ quan điểm của Hy Lạp như ông Obama đã từng làm".

chuyen cong du nuoc ngoai cuoi cung cua tong thong obama Mỹ khởi động chuyển giao quyền lực: Obama gặp Trump

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gặp ông Donald Trump tại Nhà Trắng và cho biết đã có cuộc đối thoại “tuyệt vời”.

chuyen cong du nuoc ngoai cuoi cung cua tong thong obama Tổng thống Obama: Nỗ lực đảm bảo chuyển giao quyền lực êm thấm

 Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 9/11 đã kêu gọi các nghị sĩ đảng Dân chủ gạt sang một bên nỗi thất vọng để cùng ...

chuyen cong du nuoc ngoai cuoi cung cua tong thong obama Tổng thống Obama chúc mừng ông Donald Trump

Không chỉ gọi điện chúc mừng, Tổng thống Barack Obama còn mời ông Trump đến Nhà Trắng vào ngày 10/11 để cập nhật tình hình ...

Minh Nhật (theo Wall Street Journal)

Bài viết cùng chủ đề

Liên minh châu Âu (EU)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động