Chuyên gia Australia: Đức tính kiên cường của nền kinh tế và con người Việt Nam trong đại dịch Covid-19

Chu An
TGVN. Trang Diễn đàn Đông Á ngày 6/10 đăng bài viết của Suiwah Leung, Phó Giáo sư kinh tế danh dự tại Trường Chính sách công Crawford (Đại học Quốc gia Australia) nhận định về sự phục hồi tích cực của kinh tế Việt Nam thời kỳ Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Theo ông Suiwah Leung, nền kinh tế và con người Việt Nam thường được mô tả là "kiên cường". Đức tính này đã được phát huy hơn bao giờ hết trong đại dịch Covid-19. Sau khi chiến thắng được đại dịch, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng GDP 1,8% trong nửa đầu năm 2020 trong khi hầu hết các nơi trên thế giới chứng kiến mức tăng trưởng âm.

Báo cáo đánh giá tháng 7/2020 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, tăng trưởng kinh tế gần đây của Việt Nam là nhờ vào 2 động lực: nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, thay nhau tăng trưởng trong 2quý đầu năm 2020.

Chuyên gia Australia: Đức tính kiên cường của nền kinh tế và con người Việt Nam trong đại dịch Covid-19
Tăng trưởng kinh tế gần đây của Việt Nam là nhờ vào 2 động lực: nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. (Nguồn: Reuters)

Từ tháng 1 đến giữa tháng 4, xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận mức tăng 13%/tháng trước khi các đối tác thương mại, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, bắt đầu chứng kiến sự sụt giảm. Trong thời kỳ này, tiêu dùng nội địa lại giảm do việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa nghiêm ngặt.

Sau đó, từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 6, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang chế độ hồi phục, trong đó sản xuất tăng 30% trong khi xuất khẩu hàng hóa giảm. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng trưởng của Việt Nam ở mức 2,8–3% trong năm 2020 và quay trở lại mức trước khủng hoảng là 6,8% vào năm tới.

Dự báo của WB phụ thuộc vào việc Chính phủ tích cực sử dụng chính sách tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn và việc nền kinh tế tiếp tục hưởng lợi từ chuyển hướng thương mại và đầu tư trong trung hạn thông qua các hiệp định thương mại tự do khu vực như Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa có hiệu lực hôm 1/8.

Một trong những biện pháp hỗ trợ tăng trưởng ngay lập tức là nới lỏng các hạn chế đi lại do ngành du lịch đóng góp khoảng 10% vào tăng trưởng GDP của Việt Nam.

Các biện pháp tài khóa khác được Việt Nam áp dụng bao gồm tăng chi tiêu cho chương trình đầu tư công đã được phê duyệt, đặc biệt là cho các dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA) đang trong quá trình triển khai. Hỗ trợ chiến lược từ khu vực tư nhân, chẳng hạn như đầu tư vào cơ sở hạ tầng số quốc gia, cũng đang được thực hiện.

Tin liên quan
Việt Nam - ứng cử viên sáng giá cho quá trình chuyển dịch chuỗi giá trị ở châu Á Việt Nam - ứng cử viên sáng giá cho quá trình chuyển dịch chuỗi giá trị ở châu Á

Giữa tháng 8, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã ra mắt nền tảng blockchain akaChain giúp các công ty tiết kiệm được rất nhiều thời gian như thủ tục điện tử Know Your Customer, chấm điểm tín dụng và các chương trình khách hàng thân thiết. Khả năng bảo mật và tính minh bạch của công nghệ này sẽ được cải thiện trong tương lai. Ở một quốc gia có dân số tương đối trẻ, việc dạy và học từ xa, cũng như chăm sóc sức khỏe từ xa, là những tiến bộ được thúc đẩy trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Khu vực kinh tế tư nhân chính thức là lĩnh vực cần được hỗ trợ nhiều hơn. Khu vực kinh tế tư nhân phi chính thức của Việt Nam (trong lĩnh vực du lịch và các dịch vụ khác) rất lớn và có thể phục hồi nhanh hơn khu vực chính thức sau khi các hạn chế Covid-19 được nới lỏng.

Báo cáo của WB chỉ ra một số rủi ro liên quan đến chiến lược ngắn hạn và trung hạn này.

Thứ nhất, về vị thế đối ngoại của Việt Nam, tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và dòng kiều hối trong 5 năm qua đã tạo ra một vùng đệm dự trữ ngoại hối khá thoải mái. Cơ cấu công nghiệp của Việt Nam là xuất khẩu gắn liền với đầu vào nhập khẩu. Vì vậy, một khi xuất khẩu hàng hóa giảm, nhập khẩu cũng giảm theo, và vì thế, cán cân thương mại hàng hóa không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nghịch lý là, mối liên kết này trong cơ cấu công nghiệp của Việt Nam lại là một cản trở nghiêm trọng đối với tăng trưởng nhanh trong dài hạn.

Thứ hai, tài khóa được tăng cường trong 3 năm qua tạo ra dư địa cho việc thúc đẩy tài khóa trong ngắn hạn mà không làm tăng đáng kể gánh nặng nợ công, vốn đã giảm xuống khoảng 55% GDP. Tuy nhiên, dự kiến nợ công tăng cao có thể tạo thêm áp lực thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), một chương trình bị đình trệ từ năm 2018. Điều này sẽ có lợi ích lâu dài đáng kể.

Cuối cùng, nới lỏng tiền tệ là việc cần làm ngay, nhưng có thể làm giảm chất lượng các khoản vay và tăng số lượng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Quản lý rủi ro này sẽ là phép thử đối với tính hiệu quả của các cơ cấu quản lý của chính phủ cần thiết cho tăng trưởng dài hạn.

Những cải cách cơ bản cần thiết để Việt Nam tránh được bẫy thu nhập trung bình vẫn không thay đổi. Những cải cách này bao gồm tái cấu trúc ngân hàng và DNNN, xây dựng các tổ chức công hiệu quả và có trách nhiệm giải trình. Trong một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam, và trong thời kỳ kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, khả năng chống chịu ngắn hạn cần phải được kết hợp với ý chí chính trị để tiếp tục các cải cách cơ cấu nhằm tạo động lực cho tăng trưởng dài hạn.

Mặc dù có thể có một yếu tố may mắn trong việc chuyển hướng thương mại và đầu tư ngắn hạn cũng như về thời điểm xử lý đại dịch, nhưng nhìn chung, Việt Nam đã có chính sách tốt và chính sách này sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Sẵn lợi thế, kinh tế Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'vượt ải' Covid-19

Sẵn lợi thế, kinh tế Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'vượt ải' Covid-19

TGVN. Với mức tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2020 đạt 2,12%, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mức tăng trưởng ...

ICAEW: Việt Nam là nền kinh tế duy nhất ở Đông Nam Á tăng trưởng dương năm 2020

ICAEW: Việt Nam là nền kinh tế duy nhất ở Đông Nam Á tăng trưởng dương năm 2020

TGVN. Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới được công bố của Oxford Economics được ủy quyền bởi ICAEW (The Institute of ...

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020

TGVN. VEPR dự đoán, sẽ có hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020, trong đó, khả năng cao tăng trưởng kinh ...

(theo Diễn đàn Đông Á)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Quỳnh Kool lên đồ thanh lịch, ngọt ngào; Việt Anh bảnh bao, lịch lãm

Quỳnh Kool lên đồ thanh lịch, ngọt ngào; Việt Anh bảnh bao, lịch lãm

Diễn viên Quỳnh Kool được khen khi lên đồ thanh lịch; Việt Anh bảnh bao, lịch lãm ; MC Thành Trung đăng ảnh tình tứ bên vợ trẻ.
Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao, ...
Bài tarot hôm nay 24/12: Mất bao lâu bạn mới quên được tình cũ?

Bài tarot hôm nay 24/12: Mất bao lâu bạn mới quên được tình cũ?

Hãy rút ngay một lá bài tarot, bạn sẽ nhận được thông điệp: Mất bao lâu để bạn có thể quên được tình cũ?
Kết quả xổ số hôm nay, 23/12: XSMN 23/12/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

Kết quả xổ số hôm nay, 23/12: XSMN 23/12/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

XSMN 23/12 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 23/12/2024. Kết quả xổ số hôm nay 23/12, được các công ty Xổ số TP Hồ Chí Minh, Đồng ...
Sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới từ ngày 1/1/2025

Sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới từ ngày 1/1/2025

Theo quy định mới thì từ 1/1/2025 khi thực hiện thủ tục sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới ...
Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Tôi được Bộ Ngoại giao bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Lãnh sự, tiếp đó được Lãnh đạo Bộ chỉ định sang làm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về người ...
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động