Chuyên gia đánh giá về việc Trung Quốc gia tăng tiềm lực quân sự hậu Covid-19

Lê Ngọc
TGVN. Theo nhà phê bình quốc tế Igor Subbotin - tác giả bài viết đăng tải trên trang NG của Nga, đại dịch Covid-19 sẽ không làm suy yếu các dự án quân sự ở nước ngoài của Trung Quốc trong tương lai gần, nhưng việc hồi sinh trong lĩnh vực này được dự kiến chỉ sau năm 2030.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen gia danh gia ve viec trung quoc gia tang tiem luc quan su hau covid 19 Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc: Tất cả căn cứ quân sự Trung Quốc tạo ra ở Biển Đông đều bất hợp pháp
chuyen gia danh gia ve viec trung quoc gia tang tiem luc quan su hau covid 19 Máy bay quân sự Trung Quốc lại xâm nhập vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc
chuyen gia danh gia ve viec trung quoc gia tang tiem luc quan su hau covid 19
Tàu Liêu Ninh của Trung Quốc. (Nguồn: NG)

Theo bài viết trên, trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã đầu tư rất lớn vào các hoạt động quân sự ở Biển Đông - điều này được đánh giá là đã khiến các nước có chủ quyền tại khu vực này phải gánh các “chi phí không thể chấp nhận được” để thực thi các hoạt động phòng ngừa và ngăn chặn.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tham gia vào các chiến dịch cứu trợ thiên tai và các hoạt động quốc tế như cuộc chiến chống cướp biển ở Trung Đông.

Trong thập kỷ này, Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng các nguồn lực quân sự và kinh tế ở nước ngoài, bao gồm cả mục đích theo dõi hoạt động của Mỹ ở Trung Đông và châu Phi. Tuy nhiên, việc mở rộng các dự án nước ngoài khó có thể được mong đợi trong thời kỳ này.

Vùng ảnh hưởng cố định của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể vẫn giữ nguyên cho đến năm 2030, bởi vì nền tảng của nó là cơ sở hạ tầng và nền tảng dân sự để hỗ trợ các hoạt động viễn chinh.

Bài báo dự đoán, sau năm 2030, PLA có thể sẽ dựa vào các cơ sở quân sự chuyên biệt, ngoài căn cứ hậu cần hiện có ở Djibouti. Và đến năm 2035, về lý thuyết, các khả năng của PLA sẽ cho phép thực hiện các hoạt động chiến đấu ở cấp độ cao hơn ở nước ngoài.

Trong các khu vực tranh chấp, hoạt động tương tự của họ cần các cơ sở quân sự, hoặc ít nhất là quyền sử dụng các cảng và sân bay của các nước bạn bè.

Theo bài viết trên, PLA vẫn sẽ bị hạn chế khả năng thực hiện các chiến dịch trên không tại các quốc gia thù địch có hệ thống phòng không tích hợp nếu không được các hàng không mẫu hạm hỗ trợ.

Trong bối cảnh đó, giới lãnh đạo Mỹ được khuyến nghị theo dõi cẩn trọng dòng vốn đầu tư của Trung Quốc vào các cơ sở và thiết bị có thể đảm bảo cho các hoạt động viễn chinh.

"Mỹ công nhận rằng Trung Quốc biết sử dụng các trung tâm hậu cần tại các quốc gia mà không có sự hiện diện của người Mỹ", một nghiên cứu kết luận.

Đặc biệt, sau năm 2030, Trung Quốc có thể sẽ tìm kiếm thêm các căn cứ quân sự bổ trợ ở nước ngoài.

Hiện tại, Trung Quốc đã chứng minh rằng tình hình lây lan của virus SARS-CoV-2 không ảnh hưởng đến chính sách an ninh của họ.

Ngày 14/4 vừa qua, một đại diện chính thức của Hải quân PLA cho biết, tàu sân bay Liêu Ninh dẫn đầu nhóm tàu sân bay tấn công, đang thực hiện các cuộc diễn tập ở Biển Đông.

Việc phái Liêu Ninh đến Biển Đông cho thấy ý định của Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của họ ở vùng biển mà Hải quân Mỹ thường xuất hiện để bảo đảm an ninh hàng hải.

Theo tờ Military Times (Mỹ), tàu Liêu Ninh và 5 tàu hộ tống đi qua eo biển Miyako, ngăn cách hòn đảo cùng tên của Nhật Bản với Okinawa, và quay về phía Nam để vượt qua phía Đông Đài Loan - điều đã gây ra mối quan tâm cả của Đài Bắc và Tokyo.

Cuộc diễn tập diễn ra trước ngày 2/4, khi lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã làm chìm một tàu Việt Nam đang đánh bắt cá ở Biển Đông. Sau đó, lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đã bắt giữ 8 ngư dân từ tàu cá bị chìm và hai tàu Việt Nam đang cố gắng cứu họ.

Những người bị bắt đã được trao trả cho phía Việt Nam, nhưng tình hình đã thu hút sự chú ý của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Bà Morgan Ortagus - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ - cho biết, đây là vụ việc mới nhất trong một loạt các hành động của Trung Quốc nhằm đưa ra các yêu sách hàng hải bất hợp pháp và xâm phạm lợi ích của các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông.

Trong cộng đồng chuyên gia, sự suy giảm chung về mức độ quan hệ Mỹ - Trung được ghi nhận trong bối cảnh những khủng hoảng do virus corona gây ra.

“Đại dịch Covid-19 rõ ràng dẫn đến việc mối quan hệ Mỹ - Trung ngày càng xấu đi, mà trong thời gian gần đây đã rất tồi tệ”, chuyên gia quân sự báo Độc lập Yuri Lyamin nói.

Ông cũng đưa ra nhận định rằng trong điều kiện mâu thuẫn Mỹ - Trung trở nên căng thẳng và bất ổn trên thế giới là gần như không thể tránh khỏi, Bắc Kinh có thể bắt đầu tăng cường sự hiện diện quân sự ở bên ngoài biên giới trước năm 2030.

chuyen gia danh gia ve viec trung quoc gia tang tiem luc quan su hau covid 19

Việt Nam quan tâm, theo dõi sát tình hình phức tạp ở Biển Đông

TGVN. Ngày 21/4, trả lời câu hỏi của báo chí về thông tin gần đây liên quan đến tình hình phức tạp ở vùng biển của ...

chuyen gia danh gia ve viec trung quoc gia tang tiem luc quan su hau covid 19

Chuyên gia Nga: Hành động của Trung Quốc tại Biển Đông làm gia tăng căng thẳng

TGVN. Nhà Việt Nam học người Nga Vladimir Kolotov cho rằng hành động của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ phản tác dụng, làm leo thang ...

chuyen gia danh gia ve viec trung quoc gia tang tiem luc quan su hau covid 19

Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng 'lối hành xử ức hiếp' ở Biển Đông

TGVN. Mỹ ngày 18/4 đã kêu gọi Trung Quốc ngừng “lối hành xử ức hiếp” ở Biển Đông và tuyên bố Washington quan ngại trước các ...

(theo báo NG của Nga)

Đọc thêm

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh đạt thành tích hai chữ số cho bàn thắng và kiến tạo trước Giáng sinh.
Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Slovakia.
Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về công tác thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh, MU bước vào lễ Giáng sinh với vị trí ở nửa sau bảng xếp hạng.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động