📞

Chuyên gia giúp bạn chọn sách mùa Hè này

23:00 | 27/07/2016
Đọc gì mùa Hè này? Các chuyên gia tên tuổi đã lựa chọn giúp bạn qua những cảm nhận của họ khi đọc xong các cuốn sách dưới đây:   
Những cuốn sách hay cho mùa Hè này. (Nguồn: New Yorker)

Cuốn “Here I am” (tạm dịch: Tôi đây) của Jonathan Safran Foer

Vài tháng trước, tôi đã có cơ hội đến đảo Long Island trong một chuyến công tác. Chuyến đi tàu dài với những buối bình minh yên tĩnh và đêm sao mờ đã làm nên điều kì diệu cho việc đọc sách của tôi. Tuần trước, tôi đã xem cuốn tiểu thuyết “Here I am” sắp phát hành của Jonathan Safran Foer. Đây là cuốn sách đặc biệt nói về trực giác của chúng ta trong cuộc sống và văn hóa rồi biến nó thành điều gì đó sinh động.

 Joshua Rothman

“The Green Road” (Con đường màu xanh) của Anne Enright

Tôi đã đọc xong cuốn “The Green Road” của Anne Enright vài tuần trước nhưng tôi không thể quên được nội dung. Đây là cuốn sách mà bạn phải đọc từ đầu mới hiểu được sâu về các nhân vật, nó trải dài nhưng thân thuộc, nó đem lại cảm giác đau khổ nhưng vẫn đầy hy vọng. Tôi thường đọc “The Green Road” vào những buổi tối mùa hè dài và yên tĩnh.

Louisa Thomas

 “On Bowie” của Rob Shefflied

Nói đến văn học thực thụ, tôi có nghiền cuốn “On Bowie” của Rob Shefflied. Ông là bậc thầy của việc biến đổi nỗi đau khổ thành những điều tươi đẹp. Trong lời tựa đề của cuốn sách, ông miểu tả nó như một bức thư tình của mình tới độc giả bởi lẽ gắn kết mọi người là điều ông muốn làm. Cảm giác đọc cuốn “On Bowie” giữa những người bạn rất đặc biệt và nó cứ đeo bám tôi mãi sau khi đặt cuốn sách xuống.

Amanda Petruisch

 “Bluets” của Maggie Nelson

Trên chuyến tàu từ nhà ga Penn đến Rochester, New York - chuyến đi kéo dài 7 tiếng đồng hồ, tôi lôi cuốn “Bluets” của Maggie Nelson ra đọc. Tôi quan niệm việc đọc sách vào mùa Hè phải là những cuốn sách chậm và hấp dẫn và “Bluets” là một cuốn sách hoàn toàn thích hợp. Mắt tôi díu lại theo từng trang sách nhưng nó lại càng kéo tôi tỉnh dậy, tôi đã thấy những dòng chữ là một món quà. Có những lúc cảm thấy bồn chồn, tôi đọc cuốn sách từ cuối lên và điều này thật sự rất thú vị. “Bluets” là một trong những cuốn sách tôi đã có ý định đọc qua thật nhanh, nhưng khi đọc xong thì tôi không hề hối hận vì dành nhiều thời gian cho nó.

Những gì Nelson viết trong cuốn sách đều rất dữ dội - tình yêu, sự bất lực, mất mát, ám ảnh và nỗi sợ. Phong cách viết và xắp xếp của ông làm cho dịu đi những cảm giác đau khổ và đó là điều mà chỉ có người dày dạn kinh nghiệm mới đem lại được. Tôi nghĩ rằng mình có thể đọc lại lần nữa.

Vinson Cunningham

“The lamentation of Zeno” (Bài ca thương tâm của Zeno) của Ijina Trojanow

Gần đây, cuốn sách yêu thích của tôi vào mùa Hè là “The lamentation of Zeno” của tác giả Ijina Trojanow. Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 2011 tại Đức với tên gọi là “Eistau”. “The lamentation of Zeno” mới được dịch sang tiếng Anh và điều này quả thật không dễ dàng gì với một cuốn sách có các câu dài mà không hề hòa hợp với nhau hay những câu chỉ dẫn đường cho du khách. Cuốn sách xoay quanh một nhà khoa học người Đức, vì quá tuyệt vọng do băng tan vì hiện tượng nóng lên toàn cầu,ông đã làm hướng dẫn viên cho một đoàn du khách đến cực Nam. Cuốn sách khá ngắn nhưng sắc bén, cay đắng và cũng rất vui tươi.

Nicola Twilley

“The graveyark book” (Câu chuyện ở nghĩa trang) Neil Gaiman

Tuần trước, khi ở trên bãi biển, tôi đã đắm chìm vào cuốn “The graveyark book” Neil Gaiman dưới dạng tiểu thuyết có hình minh họa. Cuốn sách kể về một cậu bé tên Nobody Owens, cậu lớn lên trong môt khu nghĩa địa và được nuôi nấng bởi những hồn ma và một con ma cà rồng tên là Silias. Chỉ đến khi lớn, cậu mới biết tên thật của mình và trả thù kẻ đã giết gia đình mình. Câu chuyện nói về ma quỷ, sát nhân và cả tình yêu với giọng điệu cay mà ngọt. Đây đúng là thể loại chuyện mà tôi cần. Điều tuyệt với nhất là cảm giác tôi đang làm lại từ đầu, từ một đứa trẻ 10 tuổi luôn tìm tòi và khám phá những cuốn sách hay để nâng cao tri thức.

Alan Burdick

“Neurotribes” của tác giả Steve Silberman

Đây là mùa Hè thứ hai mà tôi được làm bố và tôi đang cố định nghĩa lại, ít nhất là trong thời gian tới, việc đọc trong mùa Hè. Một cuốn sách tôi mua để vừa làm việc vừa đọc là cuốn “Neurotribes” của tác giả Steve Silberman. Theo tôi, cuốn sách rất thú vị về sự nổi loạn văn hóa trong lịch sử. Tôi đã từng viết rất nhiều về sự đa dạng ở nơi làm việc và cuốn sách cho tôi ý tưởng về “sự đa dạng tinh thần”. Khái niệm vể sự khác biệt trong cách mọi người nghĩ và giao tiếp nên được thấu hiểu và tôn trọng, giống như sự khác biệt về chủng tộc và gene.

Vauhini Vara

(theo The New Yorker)