Chuyên gia Liên hợp quốc hiến kế ổn định kinh tế vĩ mô 2022

Lê Quân
Ổn định kinh tế vĩ mô được các chuyên gia nước ngoài khuyến nghị Việt Nam lưu tâm trong năm 2022 khi 'sức khỏe' của người dân và doanh nghiệp đã bị bào mòn, kinh tế quốc tế vẫn biến động.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
GS. Jonathan Pincus, Cố vấn kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP)
GS. Jonathan Pincus, Cố vấn kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP). (Nguồn: Báo Đầu tư)

Xem lại nợ công để kích chi tiêu

Việt Nam đạt thặng dư ngân sách trong vài tháng trở lại đây. Tuy nhiên, GS. Jonathan Pincus, Cố vấn kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) không lấy đó làm vui mừng, vì cho rằng, thặng dư tài khóa sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế bởi thực chất nó làm tiêu hao tổng cầu.

“Trong điều kiện bình thường, tăng trưởng tiêu dùng chiếm 60 - 70% tăng trưởng GDP. Nhưng trong quý III/2021, tiêu dùng đã giảm kéo GDP giảm sâu. Đến quý IV, tiêu dùng đã phục hồi nhưng vẫn ì ạch. Cho nên, Chính phủ cần tăng chi tiêu để kích cầu trong nước. Điều này sẽ hỗ trợ các hộ gia đình dễ bị tổn thương và tạo nguồn thu cho doanh nghiệp trong nước”, GS. Pincus phân tích.

Theo vị chuyên gia này, Chính phủ không tăng chi tiêu do lo ngại về thâm hụt ngân sách và mức độ nợ công. Thực chất, chính sách tài khóa khác quản lý chi tiêu hộ gia đình hay điều hành doanh nghiệp ở 3 điểm.

Tin liên quan
Ủng hộ nới bội chi và nợ công để không lỡ nhịp với thế giới Ủng hộ nới bội chi và nợ công để không lỡ nhịp với thế giới

Thứ nhất, các quyết định chi tiêu và đánh thuế của Chính phủ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đối với tỷ lệ nợ trên GDP, Chính phủ cần cân nhắc cả tử số (nợ) và mẫu số (GDP), bởi khi cắt giảm chi tiêu để giảm nợ, sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nợ trên GDP có thể không giảm.

Nếu tăng chi tiêu Chính phủ trong bối cảnh dư thừa khả năng để thúc đẩy tăng trưởng, sẽ thực sự kéo giảm tỷ lệ nợ trên GDP.

Thứ hai, tác động của kích thích tài khóa tới tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô của hiệu ứng số nhân. “Nếu 70% thu nhập tăng thêm được chi cho hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước, thì hiệu ứng số nhân lớn hơn 3, tức là tổng cầu tăng gấp 3 mức kích thích tài khóa. Sự gia tăng tổng cầu giúp tăng thu thuế giá trị gia tăng, thuế doanh nghiệp, bù đắp một phần chi phí kích cầu”, GS. Pincus nói.

Thứ ba, chỉ số quan trọng phản ánh tính bền vững của nợ công không phải tỷ lệ nợ trên GDP, mà là tốc độ tăng trưởng GDP so với lãi suất vay nợ công. Nếu tỷ lệ nợ trên GDP lớn hơn tốc độ tăng trưởng GDP so với lãi suất vay nợ công, sẽ không dẫn đến nguy cơ gánh nặng nợ vượt tầm kiểm soát.

Hiện lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm là 2%, do đó mục tiêu của Chính phủ là duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn đáng kể mức này. Trong trường hợp này, tỷ lệ nợ trên GDP không mang nhiều ý nghĩa kinh tế.

Trong khi đại dịch vẫn khó lường, giới chuyên gia, nhà hoạch định chính sách đều nhấn mạnh việc ổn định kinh tế vĩ mô, thiết kế gói hỗ trợ kích thích cả ở tổng cung, tổng cầu.

Theo GS. Pincus, ổn định kinh tế vĩ mô trước hết cần chính sách tài khóa và tiền tệ hợp lý. Chính sách tài khóa của Việt Nam biến động thuận chu kỳ, nghĩa là chi tiêu nhiều khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh và chi ít đi khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Nhưng ở giai đoạn hiện nay, cần sử dụng chính sách tài khóa nghịch chu kỳ.

Còn về chính sách tiền tệ, Việt Nam cần lường trước những sóng gió từ các thị trường vốn quốc tế. Là nền kinh tế nhỏ và có độ mở cao, Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động của dòng vốn đầu tư. Vốn chảy vào ồ ạt có thể gây ra lạm phát và bong bóng giá tài sản, nhưng dòng vốn rút đột ngột có thể dẫn đến thiếu hụt USD và bất ổn tỷ giá. “Việt Nam vẫn còn dư địa để đề phòng những bất ổn đó, như điều tiết dòng vốn ngắn hạn và hạn chế khả năng vay nợ nước ngoài ngắn hạn của doanh nghiệp trong nước”, GS. Pincus gợi ý.

Nâng cấp các gói hỗ trợ

Việc thống nhất rằng khủng hoảng kinh tế - xã hội lần này xuất phát từ Covid-19 sẽ đưa đến cách hóa giải là các giải pháp chuyên môn về y tế mang tính chất quyết định và chủ yếu, còn chính sách kinh tế vĩ mô là các công cụ mang tính hỗ trợ.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, chính sách tài khóa đóng vai trò chủ đạo, song vẫn cần kết hợp hài hòa với chính sách tiền tệ. Trong ngắn hạn, Việt Nam cần chấp nhận mức bội chi và nợ công tăng lên trong giai đoạn 2021 - 2023 để hỗ trợ nền kinh tế. Nhưng về dài hạn, khi nền kinh tế dần phục hồi, vai trò hỗ trợ của chính sách tài khóa cũng giảm dần, cần có các biện pháp để thiết lập lại kỷ luật tài khóa trong 3 - 5 năm sau, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính quốc gia trong giai đoạn 2021 - 2025.

“Đối với các gói hỗ trợ tài khóa, điều quan trọng là cần xác định các mục tiêu phù hợp với từng thời kỳ để xây dựng gói hỗ trợ với quy mô đủ lớn (gói hỗ trợ hiện mới chưa đến 3% GDP, nên có thể nâng lên khoảng 5 - 7% GDP), đáp ứng các tiêu chí kịp thời, đúng đối tượng, đủ dài, đủ bao trùm để mang lại hiệu quả như mong đợi”, các chuyên gia ADB lưu ý.

Một vấn đề khác là làm sao thực hiện hiệu quả và nhanh chóng các gói hỗ trợ để tránh tình trạng “có tiền mà không giải ngân được”.

Theo quan sát của ông Thue Quist Thomasen, Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu và Phân tích dữ liệu YouGov Việt Nam, việc triển khai các gói hỗ trợ, đặc biệt cho người nghèo thời Covid-19 bị tắc nghẽn ở khâu giải ngân trực tiếp, bởi việc sử dụng tài khoản ngân hàng vẫn là điều mới mẻ với họ.

“Chìa khóa cho vấn đề này là khu vực công bắt tay với khu vực tư nhân, đầu tư dài hạn vào các giải pháp kỹ thuật số”, ông Thomasen nhận định.

'Bản giao hưởng' FDI năm 2021

'Bản giao hưởng' FDI năm 2021

Năm 2021 là một năm đặc biệt trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam, khi mà bất chấp đại dịch Covid-19, ...

Kinh tế Việt Nam: Nhiều cơ hội tăng trưởng hơn trong năm 2022

Kinh tế Việt Nam: Nhiều cơ hội tăng trưởng hơn trong năm 2022

Chuyên trang Vietnam Briefing của tập đoàn Dezan Shira & Associates ngày 31/12 đăng bài viết nhận định các nhà đầu tư nước ngoài vẫn ...

(theo Báo Đầu tư)

Đọc thêm

Những tấm gương truyền cảm hứng cho giới trẻ thế giới

Những tấm gương truyền cảm hứng cho giới trẻ thế giới

Các nhà hoạt động trên khắp thế giới đang thúc đẩy các phong trào tích cực, truyền cảm hứng cho giới trẻ khắp thế giới.
Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Chiều 27/3, UBND tỉnh Hải Dương trao Giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'. Báo Thế giới & Việt Nam có tác phẩm giải khuyến khích.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Giá iPhone 11 giảm mạnh nhất lịch sử

Giá iPhone 11 giảm mạnh nhất lịch sử

Sau nhiều đợt điều chỉnh, giá iPhone 11 đang ở mức thấp nhất lịch sử kể từ khi ra mắt tại thị trường Việt Nam.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Tiền tư nhân, đầu tư vào chứng khoán địa phương tại châu Âu liệu có thể giúp thu hẹp khoảng cách tăng trưởng, năng suất với Mỹ và Trung Quốc?
Lạm phát Australia ổn định trong hai tháng đầu năm

Lạm phát Australia ổn định trong hai tháng đầu năm

Dữ liệu từ Cục Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 26/3 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 chỉ tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023, tương tự mức tăng ...
Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/3): EU nỗ lực thoát dầu khí Nga, chứng khoán Mỹ cao kỷ lục, Trung Quốc dần phục hồi bất chấp ‘cơn gió ngược’

Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/3): EU nỗ lực thoát dầu khí Nga, chứng khoán Mỹ cao kỷ lục, Trung Quốc dần phục hồi bất chấp ‘cơn gió ngược’

Châu Âu tiếp tục hành trình giảm phụ thuộc vào dầu khí của Nga, chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Nền kinh tế ở 'ngã ba đường', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói gì với lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ?

Nền kinh tế ở 'ngã ba đường', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói gì với lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ?

Ngày 27/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp lãnh đạo các doanh nghiệp và học giả Mỹ.
Kinh tế Ukraine nhận 'còi báo động', chỉ có đủ tiền cho đến cuối mùa Xuân

Kinh tế Ukraine nhận 'còi báo động', chỉ có đủ tiền cho đến cuối mùa Xuân

Nợ công bằng ngoại tệ tương đương của Ukraine đã tăng 50 tỷ USD trong hai năm.
Kinh tế sáng tạo - Quyền lực mềm của Kazakhstan

Kinh tế sáng tạo - Quyền lực mềm của Kazakhstan

Kazakhstan có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo để phát triển kinh tế và nâng cao hình ảnh quốc gia trên toàn cầu.
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu nhằm đề ra biện pháp tối ưu hoá hoạt động dịch vụ ngân hàng và kinh doanh cho hai nước.
Phiên bản di động