Chuyên gia quốc tế bình về cục diện 'vừa đánh vừa đàm' trong xung đột Nga-Ukraine

Vy Anh
Các kênh đàm phán không chính thức là hy vọng tốt nhất lúc này đối với xung đột Nga-Ukraine để tránh leo thang nguy hiểm và giảm thiểu một số tác động tồi tệ nhất của xung đột.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga và Ukraine
Nga và Ukraine đã triển khai một số kênh đàm phán không chính thức. (Nguồn: Reuters)

Trong một bài viết đăng tải ngày 22/12 trên trang Asia Times, David Lewis, Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Exeter (Anh) đã phân tích cục diện "vừa đánh vừa đàm" trong xung đột Nga-Ukraine hiện nay.

Theo Giáo sư David Lewis, mặc dù các thỏa thuận hậu trường giữa Nga và Ukraine chỉ giới hạn trong lĩnh vực an ninh hạt nhân, xuất khẩu phân bón và trao đổi tù nhân, nhưng chúng cũng cho thấy các cuộc đàm phán không chính thức có thể giảm thiểu những kịch bản xung đột tồi tệ nhất.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Bali, Indonesia tháng 11 vừa qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã công bố kế hoạch 10 điểm mới để chấm dứt chiến sự. Ông không yêu cầu gì khác ngoài việc rút quân đội Nga ra khỏi toàn lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả bán đảo Crimea và các khu vực khác của đất nước bị Nga chiếm đóng kể từ năm 2014. Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy 85% người Ukraine ủng hộ lập trường không khoan nhượng này của ông Zelensky.

Tuy nhiên, lập trường của Nga cũng cứng rắn không kém. Tổng thống Vladimir Putin kiên quyết rằng mọi giải pháp chính trị sẽ phải dựa trên “thực tế đang hình thành trên thực địa”. Moscow muốn ép buộc Kiev công nhận việc Nga chiếm đóng gần 20% lãnh thổ của Ukraine.

Giáo sư David Lewis cho rằng hiện giới tướng lĩnh Ukraine lo ngại về một cuộc tấn công mới của Nga. Nhưng điều này không có nghĩa là hai bên không đối thoại với nhau. Đã có các cuộc đàm phán bí mật về một loạt vấn đề, với sự trung gian hòa giải của Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Saudi Arabia.

Theo Giáo sư David Lewis, Abu Dhabi và Ankara được ví như Helsinki và Vienna của cuộc "Chiến tranh Lạnh mới" này. Đó là những thành phố nơi các nhà ngoại giao, doanh nhân, điệp viên của Nga, Ukraine và phương Tây có thể dễ dàng gặp gỡ mà không bị giới truyền thông để ý.

An ninh hạt nhân

Giáo sư David Lewis nhận định đàm phán khó khăn nhất là về vấn đề an ninh hạt nhân. Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã làm trung gian cho các cuộc đàm phán để thiết lập một “khu vực bảo vệ” xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Nga đã chiếm đóng nhà máy ngay từ đầu cuộc chiến và đã cố gắng sáp nhập toàn bộ khu vực sau một cuộc trưng cầu ý dân.

Ukraine, cũng như hầu hết lực lượng lao động Ukraine tại nhà máy, đã bác bỏ những tuyên bố này. Nhưng giờ đây họ đang ở tuyến đầu của cuộc xung đột. Hồi tháng 11, ông Grossi gọi đợt pháo kích xung quanh nhà máy Zaporizhzhia là “sự điên rồ”. Nga cáo buộc Ukraine đã liều lĩnh nã pháo vào nhà máy và tiến hành các cuộc tấn công để cố gắng chiếm lại nhà máy. Về phía Ukraine, họ tuyên bố Nga lợi dụng nhà máy làm lá chắn để bắn vào lực lượng Ukraine.

Đầu tháng này, đã xuất hiện thông tin về một thỏa thuận tiềm năng – nhưng hai bên bất đồng về ý nghĩa của “khu vực được bảo vệ”. Theo đó, Ukraine muốn Nga rút toàn bộ lực lượng và quân nhân. Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã ủng hộ quan điểm này trong một tuyên bố đưa ra vào tháng 10. Nhưng Nga lo ngại rằng nếu tiếp tục rút quân sẽ tạo cơ hội cho Ukraine thực hiện một cuộc phản công mới.

Đầu tháng này, ông Grossi cho biết ông hy vọng sẽ làm trung gian được một thỏa thuận vào cuối năm nay, nhưng kể từ đó đã có rất ít dấu hiệu tiến triển.

Nga và Ukraine
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen là một ví dụ về kết quả đàm phán Nga-Ukraine. (Nguồn: Reuters)

Xuất khẩu phân bón

Một cuộc đàm phán bí mật thứ hai cũng đã được tổ chức để thảo luận về xuất khẩu phân bón, một vấn đề quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu. Nga là nước xuất khẩu amoniac lớn, thành phần chính trong phân bón.

Trước xung đột, phần lớn hàng xuất khẩu của Nga đi qua một đường ống cũ từ thời Liên Xô, từ Tolyatti ở miền Trung nước Nga đến cảng Odesa của Ukraine. Đường ống này đã bị đóng cửa hồi tháng 2 năm nay sau khi xung đột nổ ra.

Tuy nhiên, theo một thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc (LHQ) làm trung gian hồi tháng 7, Nga đã đồng ý cho phép nối lại xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine. Đổi lại, xuất khẩu amoniac của Nga cũng sẽ được tái khởi động - nhưng Ukraine đã từ chối cho phép mở cửa lại đường ống. LHQ đã tổ chức một số cuộc thảo luận với cả hai bên, và thuyết phục các phái đoàn Nga và Ukraine gặp nhau vào ngày 17/11 tại Abu Dhabi.

Thỏa thuận đề xuất rất phức tạp, theo đó một công ty Mỹ sẽ mua amoniac từ công ty của Nga ở biên giới Nga-Ukraine trước khi bán lại trên thị trường quốc tế. Nhưng trở ngại dường như là yêu cầu của Ukraine về việc trao đổi tù binh – một điều kiện tiên quyết để khôi phục đường ống dẫn amoniac.

Ngày 15/12, Liên minh châu Âu (EU) đã nới lỏng một số biện pháp trừng phạt đối với các nhà sản xuất phân bón Nga để cho phép các chuyến hàng rời cảng tới châu Âu. Động thái này đã làm dấy lên sự phản đối từ Ukraine, Ba Lan và Litva, đồng thời cho thấy sự khó cân bằng giữa một chế độ trừng phạt nghiêm ngặt và an ninh lương thực toàn cầu. Nhưng đường ống amoniac Nga-Ukraine vẫn bị đóng cửa.

Trao đổi tù binh

Giáo sư David Lewis đánh giá các cuộc đàm phán về trao đổi tù binh đã thành công hơn. Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia đều tham gia đàm phán về cuộc trao đổi 300 tù binh vào tháng 9. Các đợt trao đổi tù binh đã diễn ra thường xuyên. Tính đến ngày 7/12, Ukraine cho biết 817 tù binh Ukraine đã được trả tự do.

Qua đó, Giáo sư David Lewis tin tưởng tia hy vọng cho các cuộc đàm phán rộng hơn. Chủ tịch Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) Mirjana Spoljaric Egger cho biết những trao đổi như vậy đôi khi có thể dẫn đến những thỏa thuận lớn hơn. Đàm phán trao đổi tù binh thuận lợi có thể tạo đòn bẩy cho các cuộc đàm phán về các vấn đề khác.

Theo Giáo sư David Lewis, không có thỏa thuận hậu trường nào cho thấy các cuộc đàm phán hòa bình sẽ sớm diễn ra. Khi lập trường của hai bên còn quá nhiều khác biệt thì triển vọng về một thỏa thuận hòa bình thực sự sẽ rất khó khăn. Nhưng chúng cho thấy cả hai bên đều có các kênh đàm phán không chính thức. Đây có thể là hy vọng tốt nhất lúc này để tránh leo thang nguy hiểm và giảm thiểu một số tác động tồi tệ nhất của xung đột đối với dân thường.

Ukraine lạc quan về 'tương lai tốt đẹp', đặt mục tiêu gia nhập EU trong vòng 2-3 năm tới

Ukraine lạc quan về 'tương lai tốt đẹp', đặt mục tiêu gia nhập EU trong vòng 2-3 năm tới

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal, nhiệm vụ chiến lược của nước này là sẽ gia nhập EU không phải trong 1 thập kỷ, mà là ...

Iran cảnh báo ‘giới hạn kiên nhẫn’ với Ukraine; Triều Tiên nói ‘không đáng bình luận’ cáo buộc cung cấp vũ khí cho Nga

Iran cảnh báo ‘giới hạn kiên nhẫn’ với Ukraine; Triều Tiên nói ‘không đáng bình luận’ cáo buộc cung cấp vũ khí cho Nga

Bộ Ngoại giao Iran và Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã có những tuyên bố rất mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc của Ukraine về ...

Tổng thống Nga tuyên bố muốn 'xuống thang' xung đột ở Ukraine, Mỹ không thấy 'bằng chứng xác đáng'

Tổng thống Nga tuyên bố muốn 'xuống thang' xung đột ở Ukraine, Mỹ không thấy 'bằng chứng xác đáng'

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định muốn chấm dứt xung đột ở Ukraine thông qua biện pháp ngoại giao, trong khi Mỹ ...

Ba Lan sẽ nhận thêm vũ khí để bảo vệ sườn Đông NATO, Hàn Quốc 'xích gần' hơn với một nước láng giềng của Ukraine

Ba Lan sẽ nhận thêm vũ khí để bảo vệ sườn Đông NATO, Hàn Quốc 'xích gần' hơn với một nước láng giềng của Ukraine

Hà Lan tuyên bố sẽ gửi 8 máy bay chiến đấu F-35 tới Ba Lan vào năm 2023 để tham gia nhiệm vụ của NATO, ...

Nhìn lại thế giới năm 2022: Bức tranh xám màu (Kỳ cuối)

Nhìn lại thế giới năm 2022: Bức tranh xám màu (Kỳ cuối)

Xung đột bùng phát cùng sự căng thẳng trở lại của nhiều điểm nóng cũ là chủ đề xuyên suốt, song chỉ là một phần ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Fed không 'sờ đến' lãi suất, chứng khoán Mỹ diễn biến bất ngờ

Fed không 'sờ đến' lãi suất, chứng khoán Mỹ diễn biến bất ngờ

Ngày 1/5, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại.
Hôm nay (2/5), học sinh chính thức đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Hôm nay (2/5), học sinh chính thức đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Từ hôm nay 2/5, thí sinh trên cả nước chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Các em đăng ký các ngày trong thời gian quy ...
Người một nhà tập 11: Trí đồng cảm với Diệp vì lý do này...

Người một nhà tập 11: Trí đồng cảm với Diệp vì lý do này...

Người một nhà tập 11, bà Thư tỏ ra lạnh nhạt với các con, Trí đồng cảm với Diệp vì đều bị mẹ bỏ rơi...
Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ công bố các trừng phạt mới nhằm vào các công ty ở Trung Quốc và các nước khác giúp Nga có thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự ...
Giá iPhone 15 Pro Max tiếp tục điều chỉnh giảm

Giá iPhone 15 Pro Max tiếp tục điều chỉnh giảm

Nhằm kích cầu doanh số đối với dòng sản phẩm iPhone 15 Pro Max, các đại lý đã đưa ra chương trình ưu đãi và giảm giá mới trong tháng ...
TikTok buộc phải 'bán mình' hoặc bị cấm hoàn toàn tại Mỹ

TikTok buộc phải 'bán mình' hoặc bị cấm hoàn toàn tại Mỹ

TikTok đang đứng trước một tương lai hết sức bất ổn tại Mỹ khi Tổng thống Joe Biden vừa ký dự luật yêu cầu ByteDance thoái vốn khỏi mạng xã ...
Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ công bố các trừng phạt mới nhằm vào các công ty ở Trung Quốc và các nước khác giúp Nga có thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm, ở 'một quốc gia đang giàu có'.
Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Triển lãm ở Moscow của Nga, bao gồm xe tăng và xe bọc thép của nhiều nước phương Tây cung cấp cho Ukraine.
OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

Tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng ngày 2-3/5, OECD có kế hoạch xây dựng ‘Các hướng dẫn mới’ này để giải quyết thông tin sai lệch do AI tạo ra.
Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phiên bản di động