Chuyên gia tâm lý: Sự sẵn sàng của cha mẹ là yếu tố quan trọng nhất trong việc đưa trẻ trở lại trường

Nguyệt Anh
Chuyên gia tâm lý, PGS. TS. Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục - Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, để đưa trẻ trở lại trường bền vững cần 'ba sẵn sàng', bao gồm nhà trường, phụ huynh và học sinh, trong đó cha mẹ là yếu tố quan trọng nhất.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyên gia tâm lý
Chuyên gia tâm lý, PGS. TS. Trần Thành Nam nêu quan điểm, để đưa trẻ trở lại trường bền vững cần “ba sẵn sàng”, bao gồm: nhà trường, phụ huynh và học sinh. (Ảnh: NVCC)

Sau thời gian dài học trực tuyến, không ít học sinh phụ thuộc vào thế giới ảo, đánh mất các hoạt động thực tế, việc kết nối trong thế giới thực bị “đứt gãy”, khả năng tương tác giảm. Ông nghĩ gì về thực trạng này?

Đúng vậy, những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra với giáo dục tạo ra những lỗ hổng gần như không thể khắc phục được. Việc đóng cửa trường học, phải học trực tuyến cũng đã khiến trẻ trở nên thiếu hụt các kỹ năng làm toán và đọc viết cơ bản (với học sinh tiểu học), sa sút trong học tập, giảm khả năng tập trung, giảm khả năng nhận thức cấp cao và tư duy phản biện.

Về mặt kỹ năng sống, các kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống xã hội, giải quyết vấn đề bị “chuội” đi. Các em mất các mối quan tâm, quan hệ bạn bè, thầy cô trở nên lỏng lẻo.

Stress và các vấn đề sức khỏe tâm thần bào mòn sự sắc bén của tư duy. Việc đọc quá nhiều thông tin liên quan đến nguy cơ bệnh nên cảm thấy choáng ngợp với rất nhiều hoạt động khi quay lại trường nên động lực quay lại trường không cao.

Thời gian đầu trở lại trường, nếu chưa thích ứng kịp sẽ có nhiều cảm xúc khó chịu, khó bình tĩnh trước những sự kiện thiếu an toàn hoặc gây ấm ức như các vụ xích mích hoặc thông tin về những người bạn trở thành F0, F1...

Vậy để đưa các em trở lại trường thời điểm này cần những yếu tố nào để thực sự "bình thường mới"?

Chúng ta cần xác định "ba bình thường" gồm: Thứ nhất, trẻ có cảm xúc tiêu cực khi trở lại trường là bình thường. Chúng ta cần giúp các em kỹ năng để kiểm soát lo âu, bình thường hóa lo âu.

Thứ hai, cảm nhận khác biệt, gượng gạo, thậm chí có lúc cô lập với các quy trình thủ tục ở trường là bình thường. Cảm nhận này chỉ là nhất thời, nó sẽ mất đi khi mọi việc vào khuôn khổ và suy nghĩ của chúng ta bận rộn với những niềm vui.

Thứ ba, không hiểu những gì đang diễn ra xung quanh, mắc lỗi hoặc hành động khác biệt với nhóm bạn xung quanh do không theo kịp hướng dẫn là bình thường. Sức tập trung và sự sắc bén của tư duy sẽ trở lại khi cơ thể quen với hoạt động tích cực.

Nhiều câu hỏi được đặt ra là tại sao cha mẹ cho trẻ đi chơi nơi công cộng nhưng vẫn e ngại khi cho con đến trường học. Vì sao vậy theo ông?

Câu hỏi rất hay. Rõ ràng là nguy cơ ở đâu cũng có. Việc cha mẹ bắt đầu cho trẻ đi chơi nơi công cộng cũng thể hiện phụ huynh ý thức được những hậu quả tâm lý, thể chất và nhận thức của việc giữ con ở quá lâu trong nhà. Họ cho con ra những không gian xanh là một cách để giúp con cân bằng lại về mặt tâm lý.

Tuy nhiên, điểm khác giữa việc sẵn sàng đưa con đi chơi nơi công cộng và e ngại khi đưa con đến trường học là cảm nhận về mức độ kiểm soát nguy cơ.

Rõ ràng, khi đưa con đi đến nơi công cộng, cha mẹ tham gia kiểm soát và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các yếu tố liên quan đến nguy cơ mắc bệnh.

Ví dụ, họ sẽ là người chọn không gian công cộng phù hợp, chọn khung giờ phù hợp, kiểm soát được việc thực hành an toàn của con như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tiếp xúc... Nếu có tình huống nào nguy cơ xuất hiện, họ có thể can thiệp được ngay.

Tuy nhiên, khi đưa con quay trở lại trường, họ không có mặt ở đó. Việc kiểm soát nguy cơ và các tình huống bất thường giao hết lại cho nhà trường và giáo viên trong khi nếu học sinh trở thành F0 thì về cơ bản các gia đình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thời điểm trước Tết Dương lịch, chúng ta cũng đã muốn đưa học sinh trở lại trường nhưng khi đó tỷ lệ phụ huynh ủng hộ không cao. Tôi cho rằng, thời điểm đó, phụ huynh chưa được truyền thông rõ về các quy trình xử lý tình huống khẩn cấp khi học sinh trở lại trường.

Các trường cũng chưa mời phụ huynh cùng tham gia diễn tập. Các chuyên gia y tế chưa có sự lên tiếng khẳng định nhất quán dựa trên số liệu khoa học khi đưa học sinh trở lại trường nên phụ huynh e ngại cũng là điều dễ hiểu.

Thời điểm hiện tại, chúng ta xác định trách nhiệm đưa học sinh trở lại trường không chỉ là của riêng ngành giáo dục mà còn có trách nhiệm của cha mẹ vì tương lai của chính con em mình, rộng hơn là của cộng đồng xã hội.

Các chuyên gia đã lên tiếng khẳng định về tính cấp thiết cần phải đưa trẻ trở lại trường. Các nhà trường đã diễn tập và sẵn sàng các phương án an toàn; phụ huynh cũng được hướng dẫn các kỹ năng để phối hợp... Vì vậy, tỷ lệ người dân đồng thuận và quyết tâm cao.

Thực tế cho trẻ trở lại trường không chỉ để học kiến thức mà còn nhằm thiết lập lại thói quen, môi trường học tập hằng ngày. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, thế nào là trường học an toàn cho học sinh, theo ông?

Hiện tại, để đưa trẻ trở lại trường bền vững cần “ba sẵn sàng”, bao gồm: nhà trường, phụ huynh và học sinh.

Thứ nhất, nhà trường sẵn sàng: Các quy trình, các phương án đảm bảo an toàn khi dạy học trong bình thường mới, các dịch vụ tâm lý kích hoạt; hệ thống phòng ngừa bạo lực học đường được kích hoạt; các số điện thoại khẩn cấp...

Các kế hoạch và kỹ năng cho giáo viên chuẩn bị cho học sinh tái hội nhập trong những ngày đầu. Ví dụ, ngày đầu trở lại trường có hoạt động thật ấn tượng với nhiều ảnh chụp mang về nhà; các phần quà đồ dùng học tập; các khóa học về kỹ năng kiểm soát cảm xúc; giao bài tập ghi nhật ký ngày đầu tiên.

Giáo viên có thể nói về kế hoạch của học kỳ II cho đến hết năm học; những mốc thời điểm quan trọng.

Tất cả các quy trình an toàn, các thông điệp hướng dẫn tự chăm sóc sức khỏe tâm thần cần phải được thiết kế và dán trong không gian nhà trường và các phòng học.

Thứ hai, cha mẹ cũng sẵn sàng. Có thể nói, sự sẵn sàng của cha mẹ là yếu tố quan trọng nhất. Cha mẹ cần sẵn sàng trên nhiều phương diện.

Về thái độ, cha mẹ cần cam kết trách nhiệm hỗ trợ trẻ; khuyến khích trẻ đi học đầy đủ đúng giờ; phối hợp với nhà trường và giáo viên trấn an con trước những thông tin sai lệch; đảm bảo con tuân thủ thực hiện 5K.

Các gia đình cần ý thức việc đưa trẻ trở lại trường không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục mà còn là trách nhiệm của từng gia đình và từng phụ huynh.

Vì vậy, cha mẹ cũng cần có trách nhiệm phối hợp với giáo viên để ổn định tâm lý cho trẻ, kể cả trong tình huống xấu nhất có những ca nhiễm xuất hiện tại trường học.

Đồng thời, cha mẹ nên tham gia các hoạt động hỗ trợ học tập, rèn lại lịch trình thói quen nền nếp góc học tập; tham gia các buổi nói chuyện nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần của con; lắng nghe con chia sẻ về những việc xảy ra tại trường.

Đặc biệt, cha mẹ phải là một tấm gương tích cực, khuyến khích con em tuân thủ hướng dẫn của nhà trường, bảo vệ an toàn phòng chống dịch.

Thứ ba, học sinh sẵn sàng: Học sinh tham gia dần các vận động để nâng cao sự sẵn sàng về thể chất với mức độ hoạt động cao khi trở lại trường; tái thiết sự tự tin, tự kiểm soát cảm xúc, kiên định trong các trò chơi, nhiệm vụ theo mục tiêu giáo dục trong những ngày đầu trở lại trường.

Các em thực hành các bài tập để nâng cao năng lực tập trung chú ý, nâng cao khả năng sắc bén của phản xạ tư duy với các câu hỏi, tình huống nhiệm vụ. Đặc biệt, tái thiết các liên hệ với bạn bè, kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động nhóm.

Các con của ông học trực tuyến ở nhà thế nào? Có những khó khăn gì trong việc kết nối, rèn luyện kỹ năng hay không? Và ông đã làm gì để giúp các con?

Ngay từ khi có chủ trương đưa trẻ quay lại trường học, tôi đã lên kế hoạch giúp các con làm quen lại với môi trường học tập trực tiếp. Tôi xác định hai trọng tâm.

Một là, ngắt kết nối mạng để kết nối với các hoạt động thực tế. Ví dụ, yêu cầu con đọc một cuốn sách và trao đổi thay vì đọc trên mạng. Trở lại với hoạt động tập luyện ngoài trời, đi bộ buổi tối cùng gia đình thay vì chỉ vận động trong nhà.

Viết nhật ký về những kế hoạch dự định trên sổ tay thay vì viết trên máy tính, nói chuyện về những khó khăn để giúp con học cách chấp nhận và bày tỏ những cảm xúc tiêu cực của mình với người khác.

Hai là, hướng dẫn con một số kỹ năng để tăng sự tập trung, giảm căng thẳng. Đó có thể là những bài thư giãn hít thở sâu để con thực hành giữa các giờ học.

Làm sao để trẻ không bị kỳ thị ở trường khi là F0 cũng là vấn đề đáng quan tâm? Ông có khuyến nghị gì để trẻ trở lại trường một cách bền vững?

Để trẻ không bị kỳ thị ở trường khi là F0, chúng ta cần phải có chương trình giáo dục tâm lý xã hội cho phụ huynh và học sinh toàn trường. Cần nhấn mạnh rằng những người không may bị nhiễm virus SARS-CoV-2 không làm gì sai cả. Chúng ta đối xử khác biệt với họ là không công bằng.

Ngoài ra, tôi cho rằng cần thực sự kích hoạt và sẵn sàng các dịch vụ hỗ trợ tâm lý để can thiệp sớm và kịp thời khi những vấn đề tâm lý xã hội như kỳ thị xuất hiện trong trường học.

Trong điều kiện nhân viên tâm lý tại các cơ sở giáo dục chưa có hoặc chưa đáp ứng thì cần huy động sự tham gia của các hiệp hội nghề nghiệp, sự tình nguyện chuyên môn của các giảng viên đại học.

Cần xây dựng và phát triển nhiều tài liệu chuyên môn số hóa dành cho cha mẹ, giáo viên và học sinh để tư vấn mọi tình huống có thể phát sinh nhằm giúp nhà trường – gia đình và học sinh thích ứng linh hoạt với tình hình mới.

Xin cảm ơn PGS.TS!

Hà Nội 'chốt' lịch học trực tiếp cho trẻ lớp 1-6 nội thành từ ngày 21/2

Hà Nội 'chốt' lịch học trực tiếp cho trẻ lớp 1-6 nội thành từ ngày 21/2

Hơn 400.000 học sinh từ lớp 1-6 ở 12 quận nội thành Hà Nội sẽ đi học trực tiếp từ ngày 21/2.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng: Cần hoàn thiện các phương án xử trí khi phát sinh F0 tại trường học

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng: Cần hoàn thiện các phương án xử trí khi phát sinh F0 tại trường học

'Việc F0 xuất hiện liên tục tại trường học trong thời gian tới là điều có thể nhìn thấy trước. Quan trọng là hướng xử ...

Nguyệt Anh

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Đọc thêm

Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Ngày 8/1, cảnh sát Australia cho biết, đã tìm thấy một sinh viên mất tích hai tuần qua gần ngọn núi cao nhất nước này.
Việt Nam-Togo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam-Togo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Togo nhất trí coi nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác trọng tâm, thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác song phương và ...
Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Togo

Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Togo

Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với các nước bạn bè châu Phi, trong ...
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Chiều nay (8/1), Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024.
Quy chế về kỳ thi lớp 10 cần lưu ý

Quy chế về kỳ thi lớp 10 cần lưu ý

Phương thức thi tuyển vào lớp 10 sẽ gồm 3 môn Toán, Ngữ văn và một môn thi hoặc bài thi thứ ba do Sở GD&ĐT lựa chọn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato Katsunobu

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato Katsunobu

Thủ tướng đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ tài chính, thúc đẩy ODA thế hệ mới dành cho Việt Nam để thực hiện các dự án hạ tầng ...
Khi nào người dân phải đi làm lại mẫu sổ đỏ mới từ năm 2025?

Khi nào người dân phải đi làm lại mẫu sổ đỏ mới từ năm 2025?

Từ năm 2025, mẫu sổ đỏ (tức mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) sẽ áp dụng mẫu mới theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy, ô tô từ ngày 1/1/2025

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy, ô tô từ ngày 1/1/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho tiết về mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy, xe ô tô từ ngày 1/1/2025.
Mỹ: Bão tuyết nghiêm trọng, giao thông tê liệt, cuộc sống đảo lộn

Mỹ: Bão tuyết nghiêm trọng, giao thông tê liệt, cuộc sống đảo lộn

Một cơn bão mùa Đông khắc nghiệt quét qua các khu vực Trung Tây và Trung Đại Tây Dương của Mỹ, tuyết rơi dày đặc và băng giá trên diện rộng.
Mức phạt lái xe liên tục quá 4 giờ chính thức năm 2025

Mức phạt lái xe liên tục quá 4 giờ chính thức năm 2025

Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã quy định người lái xe không được lái xe liên tục không quá 04 giờ và không quá 10 giờ trong một ngày.
Vùng 4 Hải quân đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Vùng 4 Hải quân đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Sáng ngày 7/1, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trang trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Mức phạt lỗi không mang hoặc không có giấy phép lái xe mới nhất 2025

Mức phạt lỗi không mang hoặc không có giấy phép lái xe mới nhất 2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung mức phạt lỗi không mang hoặc không có giấy phép lái xe theo Nghị định 168.
Những nhóm người dễ nhiễm virus HMPV và cách phòng ngừa

Những nhóm người dễ nhiễm virus HMPV và cách phòng ngừa

Trẻ nhỏ, người già, người mắc các vấn đề hô hấp mãn tính, tiền sử bệnh tim... dễ mắc virus HMPV, với các triệu chứng phát bệnh giống Covid-19.
Bệnh viện dã chiến Việt Nam cấp cứu và điều trị thành công nữ quân nhân Ghana bị vỡ nang buồng trứng

Bệnh viện dã chiến Việt Nam cấp cứu và điều trị thành công nữ quân nhân Ghana bị vỡ nang buồng trứng

Các bác sĩ Bệnh viên dã chiến cấp 2 số 6 Việt Nam đã nhanh chóng cấp cứu một nữ bệnh nhân Ghana được chẩn đoán vỡ nang cơ năng buồng trứng trái.
Những thực phẩm lành mạnh có thể cải thiện tâm trạng trong mùa Đông

Những thực phẩm lành mạnh có thể cải thiện tâm trạng trong mùa Đông

Chocolate đen, cá, khoai lang, các loại hạt, rau lá xanh, trứng giúp cải thiện tâm trạng, miễn dịch và tăng năng lượng trong mùa Đông lạnh giá.
Bác sĩ nhận định về chấn thương và thời gian hồi phục của tiền đạo Xuân Son

Bác sĩ nhận định về chấn thương và thời gian hồi phục của tiền đạo Xuân Son

Bác sĩ nhận định, đây là một vết gãy nhẹ nhưng vẫn cần thời gian hồi phục khoảng 10 tháng để tiền đạo Xuân Son trở lại thi đấu chuyên nghiệp.
Khuyến nghị biện pháp điều trị và phòng ngừa dịch cúm ở trẻ em

Khuyến nghị biện pháp điều trị và phòng ngừa dịch cúm ở trẻ em

Tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp ở Trung Quốc đang gia tăng, đặc biệt tỷ lệ phát hiện dương tính với virus cúm có sự gia tăng đáng kể.
Thông tin chính xác về dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

Thông tin chính xác về dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh để cập nhật và chủ động cung cấp thông tin.
Phiên bản di động