Chuyện nghề thuở ban đầu

Mồng Hai tháng Chín - ngày lập quốc tới gần, lại gợi nhớ nhiều bài học vô giá về "nghề ngoại giao"...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông Vũ Khoan Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng.

Ngành Ngoại giao từng đóng vai trò lớn lao thuở lập quốc khi cả lực lẫn thế của đất nước còn rất hạn hẹp song lại phải đối phó với đủ loại thù trong giặc ngoài. Những gì mà nền ngoại giao Việt Nam do Bác Hồ đích thân xây dựng đã làm thuở ban đầu thật sự là dòng suối nguồn sản sinh ra biết bao ý tưởng, phương pháp và cả kỹ năng tạo thành nền tảng của ngành ngoại giao nước nhà suốt gần 70 năm qua.

Bài này không theo đuổi mục đích phân tích, tổng hợp một cách toàn diện những bài học về ngoại giao của thời kỳ dựng nước mà chỉ ghi lại vài cảm nhận khi đọc lại những tài liệu về thời đoạn lịch sử đầy ắp những sự kiện hào hùng vào những năm 1945 - 1946 mà thôi.

Vươn tới những tầm cao

Trong cái nghề ngoại giao, khâu đầu tiên mà nay ta gọi là công tác nghiên cứu, tức là thu thập, phân tích thông tin để nhận diện đúng tình hình của nước mình và của cả thế giới, làm nền tảng cho việc hoạch định đường lối, chính sách.

Thật ngạc nhiên, hoạt động bí mật trong núi rừng Việt Bắc, chưa có bộ máy giúp việc, rất ít thông tin song Bác Hồ và các vị tiền bối đã đưa ra những sự phân tích cực kỳ sâu sắc, từ đó vạch ra quyết sách mang tầm vóc lịch sử thay đổi vận mệnh của cả dân tộc. Xin lẩy ra một ví dụ về "hiện tượng kỳ lạ" này. Ngày 13 - 15/6/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) bàn về tổng khởi nghĩa. Hội nghị nhận định: "Hiện nay về chính sách ngoại giao chúng ta phải nhận định rõ hai điều này:

a) Sự mâu thuẫn giữa hai phe đồng minh Anh - Pháp và Mỹ - Trung về vấn đề Đông Dương là một điều ta cần lợi dụng.

b) Sự mâu thuẫn giữa Anh - Mỹ - Pháp và Liên Xô có thể làm cho Anh - Mỹ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương.

Chính sách của chúng ta là phải tránh các trường hợp một mình đối phó với nhiều lực lượng đồng minh (Trung Quốc, Pháp, Mỹ) tràn vào nước ta và đặt Chính phủ của Pháp De Gaulle hay một chính phủ bù nhìn khác trái với ý nguyện dân tộc.

Bởi vậy cần tranh thủ sự đồng tình của Liên Xô và Mỹ chống lại mưu đồ của Pháp định khôi phục lại địa vị cũ ở Đông dương và một số quân phiệt Trung Quốc định chiếm nước ta…".

Sự phân tích "nhìn cho rộng, suy cho kỹ" như Bác Hồ dặn trong tập thơ Ngục trung nhật ký không những chỉ ra sự phân bổ lực lượng, những mâu thuẫn và chiều hướng quan hệ giữa các nước lớn, xác định đối tượng và đồng minh mà còn vạch rõ phương hướng hành động của ta. Và mọi chuyện diễn ra đúng như nhận định của Bác Hồ và Đảng! Có thể tìm thấy những cách đề cập đầy tính khoa học tương tự trong các văn kiện của Đảng liên quan tới quan hệ đối ngoại như Chỉ thị của Trung ương Đảng ngày 25/11/1945 về kháng chiến kiến quốc, Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng ngày 9/3/1946 về "hòa để tiến"…

Được như vậy có lẽ nhờ ở trí tuệ minh triết, tầm nhìn rộng lớn, phương pháp khoa học, bản lĩnh vững vàng, hành động táo bạo của Bác Hồ và các vị lãnh đạo tiền bối. Ngày nay, với bộ máy đồ xộ, đủ ban bộ, viện trường với lượng thông tin dồi dào, không lẽ gì chúng ta lại không cố vươn tới tầm cao như vậy.

Tránh để lỡ thời cơ

Cũng dựa trên những sự phân tích hết sức sâu sắc thời cuộc Bác Hồ và các vị lãnh đạo tiền bối đã nắm bắt đúng thời cơ hành động. Và lịch sử ngoại giao nước ta và thế giới cho thấy, dự báo và hành động trúng thời cơ có ý nghĩa sống còn. Thật kỳ lạ, những dự báo thời đó không chỉ vạch ra những chiều hướng diễn biến tình hình mà còn chỉ rõ cả thời điểm cụ thể xẩy ra sự kiện! Năm 1942, trong tập diễn ca "Lịch sử nước ta", Bác phân tích:

"Bây giờ Pháp mất nước rồi,

Không đủ sức, không đủ người trị ta,

Giặc Nhật Bản thì mới qua,

Cái nền thống trị chưa ra mối mành,

Lại cùng Tầu, Mỹ, Hà, Anh,

Khắp nơi có cuộc chiến tranh rầy rà,

Ấy là nhịp tốt cho ta,

Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông".

Thật thú vị, bàn cờ quốc tế rối rắm đã được Bác miêu tả một cách giản đơn lạ thường, người dân nào cũng hiểu và hành động được chứ không giống như nhiều "công trình khoa học" dài dòng, rối rắm, khó hiểu, khó làm như ngày nay đôi khi ta gặp phải.

Thế rồi, trong thư gửi đồng bào cả nước tháng 10/1944, Bác dự báo: " Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các đồng minh quốc sắp tranh được thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh". Và đúng 10 tháng sau, Cách mạng tháng Tám đã thành công trong cả nước!

Phải chăng những dự báo thần kỳ như vậy bắt nguồn từ sự phân tích rất khoa học các sự kiện, hiện tượng, chiều hướng trên thế giới, từ bề dày kinh nghiệm hoạt động cách mạng, từ khả năng nhìn xa trông rộng và cả tài trí thiên phú. Và khi đã nắm bắt được thời cơ thì kiên quyết hành động vì trong đấu tranh cách mạng cũng như trong hoạt động ngoại giao, sớm muộn một chút đều có thể bỏ lỡ cơ hội "ngàn năm có một" không bao giờ có lại được. Mà thời cơ thì như Bác Hồ nói: "Lạc nước, hai xe đành để phí. Gặp thời một tốt cũng thành công!".

Ngày nay, điều kiện thuận tiện hơn nhiều nhưng dường như công tác dự báo chưa thật tốt, trong thực tế thậm chí có lúc còn ở thế bị động đối phó và thời cơ bị bỏ lỡ há chẳng hổ thẹn với người xưa lắm sao?

Mục tiêu kiên định, sách lược linh hoạt

Phân tích đúng cục diện, nắm bắt được đúng thời cơ, Bác Hồ và các vị tiền bối đã vạch ra và kiên định mục tiêu nhằm tới lợi ích tối cao của dân tộc: đất nước phải được độc lập, giang sơn phải thống nhất. Mọi hoạt động ngoại giao lúc đó đều xoay quanh mục tiêu bất biến này với những sách lược thiên biến vạn hóa. Sự linh hoạt về sách lược thể hiện trong Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 đã trở thành mẫu mực cho nền ngoại giao Việt Nam. Do Pháp khăng khăng không chịu ghi rõ trong Hiệp định chữ Việt Nam "độc lập", Bác Hồ đã có sáng kiến thay vào đó chữ "tự do" với nội hàm vẫn là độc lập; đó là nước ta vẫn có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng!

Hơn thế nữa ta còn chấp thuận tham gia khối Liên hiệp Pháp, cho Pháp đưa 15.000 quân ra Bắc cốt để ủi 200.000 quân Tưởng về nước nhằm tránh tình trạng cùng một lúc phải đối phó với nhiều đối thủ, nhất là quân Tưởng đông về số lượng, có bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách giúp sức lại ở sát nách nước ta. Bài học này đã được vận dụng trong nhiều trường hợp khác như Hiệp định Geneva năm 1954 đuổi quân Pháp ra khỏi bờ cõi, giải phóng nửa nước, Hiệp định Paris năm 1973 mở lối cho "Mỹ rút" để rồi tiến lên đánh cho "ngụy nhào"… Bài học kiên định mục tiêu chiến lược, cơ động linh hoạt về sách lược còn đưa tới một bài học khác về "đẩy lui từng bộ phận, tiến từng bước đi tới thắng lợi hoàn toàn" vì ta luôn phải đối phó với những thế lực lớn hơn nhiều lần về vật chất.

Nền móng của ngoại giao hiện đại

Một điều nhìn qua có vẻ không logic là trong bối cảnh cả "lực" lẫn "thế" của đất nước còn rất hạn chế nhưng trong tất cả các văn kiện của Trung ương Đảng thời đó đều nhấn mạnh thực lực có ý nghĩa quyết định, và Bác Hồ thể hiện ý đó dưới dạng đầy hình ảnh: "Thực lực mạnh ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn". Ở đây nảy sinh một câu hỏi: làm sao ta có được thực lực vượt trội? Nhưng nghĩ kỹ thì thấy, khái niệm "thực lực" của ông cha ta thời ấy được hiểu và được xây đắp theo nghĩa rất rộng: nó không chỉ bao hàm lực lượng vật chất mà còn kết tụ nhiều "sức mạnh mềm" như ngày nay thường nói.

Đó là tính chính nghĩa của sự nghiệp dân tộc ta theo đuổi, bắt gặp những xu hướng lớn của thời đại nói chung và cao trào hòa bình, độc lập dân tộc nổi lên sau Chiến tranh Thế giới thứ hai nói riêng.

Đó là lòng yêu nước nồng nàn, chí kiên cường bất khuất của toàn dân tộc, điều mà Đảng ta và Bác Hồ đã nắm bắt trúng, huy động được tạo nên cục diện: ý Đảng, lòng dân là một.

Đó là khối đại đoàn kết dân tộc, "không phân biệt đàn ông hay đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc" như Bác Hồ kêu gọi; ngay trong các hoạt động ngoại giao lớn cũng đều có sự tham gia đông đảo của những nhân sỹ tri thức tiêu biểu của cả nước, thực sự là nguyên khí của quốc gia.

Đó là sự đoàn kết với nhân dân Lào và Campuchia cũng như mối quan hệ đồng cảm, ủng hộ lẫn nhau với các dân tộc châu Á, nhất là Đông Nam Á. Và một nét đặc biệt nữa là ngay từ đầu Bác Hồ đã coi nhân dân các nước mà giới cầm quyền thù nghịch với ta như Pháp, Trung Hoa Quốc dân Đảng là bạn của nhân dân ta.

Ngày nay ta chủ trương hội nhập quốc tế, làm bạn với các nước trên thế giới như một chủ trương lớn - một ý tưởng bắt nguồn từ năm 1946. Ngay từ những ngày đó Bác Hồ đã từng tuyên bố "nước Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai", và trong Lời kêu gọi gửi Liên hợp quốc cuối năm 1946, Bác nói rõ: "Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực:

a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ thuật của mình.

b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế.

c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc.

d) Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không quân"!

Về phương cách tiến hành hoạt động ngoại giao thì một điều vô tiền khoáng hậu trong nền ngoại giao thế giới là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư cách người đứng đầu Nhà nước trực tiếp tiến hành các hoạt động ngoại giao, dấn thân "vào hang cọp" thăm nước Pháp - một nước mà chính quyền ở đó đang theo đuổi chính sách thù địch với Việt Nam - tới hơn bốn tháng nhằm đấu tranh đòi Pháp phải công nhận nền độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước nhà, vận động sự đồng tình, ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân Pháp cũng như nhân dân, chính giới, báo giới nhiều nước cùng bà con người Việt ở nước ngoài, mở đầu cho hình thức "ngoại giao nhân dân" và công tác vận động Việt kiều - những lĩnh vực hoạt động luôn được chú trọng sau này. Đây cũng là biểu hiện đầu tiên của hình thức "ngoại giao cấp cao" và "ngoại giao nghị viện" (cùng đi với Bác có Đoàn đại biểu Quốc hội đo đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu kết hợp dự cuộc đàm phán ở Fontainebleau) mà ngày nay trở nên phổ biến. Đó là chưa kể biết bao kỹ năng, nghệ thuật ngoại giao tinh tế, sắc bén thể hiện trong các văn bản, các cuộc tiếp xúc, đàm phán, đấu lý… ta có thể học được qua hoạt động ngoại giao vô cùng phong phú, hết sức khẩn trương của Bác Hồ và các vị tiền bối trong thời gian đó.

Một vài điều lẩy ra trên đây cho thấy rõ những hoạt động ngoại giao sau 2/9/1945 thực sự đã đặt nền móng cho toàn bộ nền ngoại giao Việt Nam, tạo nên "trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh" huy hoàng, đồng hành và góp phần đắc lực cho sự nghiệp dựng xây và bảo vệ Tổ quốc ta suốt bẩy thập niên qua.

Vũ Khoan
Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng



 

Đọc thêm

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam chào đón nhiều mẫu xe mới đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, một số cái tên có giá bán ...
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá ...
Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Với chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ, kết hợp các chương trình khuyến mãi… giúp giá bán của nhiều mẫu ô tô lắp ráp trong nước ...
Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Tesla triệu hồi gần 700.000 xe điện vì không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn liên bang do gặp lỗi liên quan đến hệ thống giám sát áp suất lốp.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 24/12. Lịch âm 24/12/2024? Âm lịch hôm nay 24/12. Lịch vạn niên 24/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại các tổ chức quốc tế ở Vienna

Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại các tổ chức quốc tế ở Vienna

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên của Nhóm và nỗ lực hoàn thành tốt trọng trách của mình.
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chương trình giao lưu bóng đá tăng cường kết nối người Việt đang sinh sống, làm việc tại Riyadh.
Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata Hanazumi Hideyo nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Sáng 21/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban ...
Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Sáng 21/12, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ trao thưởng cho con đoàn viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu không bao giờ quên những đêm hành quân trong khói lửa mịt mùng.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhớ như in những trận đánh lịch sử đã từng tham gia.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 gây ấn tượng mạnh với các nhà ngoại giao quốc tế đang làm việc tại Việt Nam.
Cao ủy Thương mại Martin Kent: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao ủy Thương mại Martin Kent: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh tại châu Á-Thái Bình Dương Martin Kent trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam bên lề Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik đã có cuộc phỏng vấn với Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt đồng hành để xây dựng một Việt Nam hiện đại và mang lại giá trị lâu dài cho tương lai.
Phiên bản di động