Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Hoàng Thanh Tâm
Chưa đầy ba tuần sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên, "đầy đặn" hơn hẳn so với người tiền nhiệm Joko Widodo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng thống Prabowo Subianto tại thủ đô Bắc Kinh, ngày 9/11. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Trong khi ông Widodo tham dự các hội nghị đa phương tại ba nước (Trung Quốc, Myanmar và Australia) trong chuyến đi đầu tiên năm 2014, ông Prabowo đã lựa chọn thăm chính thức năm quốc gia quan trọng, trong đó có hai cường quốc hàng đầu thế giới.

Lịch trình được bắt đầu tại Trung Quốc (8-10/11), sau đó tới Mỹ (từ 11/11), tiếp đến là tham dự Hội nghị APEC tại Peru, Hội nghị G20 tại Brazil, thăm Anh và có thể là một số điểm dừng ở Trung Đông. Tháp tùng Tổng thống Prabowo trong chuyến công du dài ngày này có Bộ trưởng Ngoại giao Sugiono, Bộ trưởng Đầu tư và Phát triển hạ nguồn Rosan Roeslani, Thư ký Nội các Teddy Indra Wijaya và nhiều quan chức trong nội các.

Với nền tảng giáo dục quốc tế và xuất thân từ gia đình trí thức, ông Prabowo thể hiện sự tự tin đáng kể trong việc định hình chính sách đối ngoại.

Nhiều toan tính

Việc lựa chọn Trung Quốc làm điểm đến đầu tiên phản ánh chiến lược ngoại giao thực dụng của Indonesia dưới thời tân Tổng thống Prabowo. Với kim ngạch thương mại đạt 139 tỷ USD trong năm 2023 và vị thế nhà đầu tư lớn thứ hai (7,4 tỷ USD), Trung Quốc đóng vai trò then chốt trong tham vọng phát triển kinh tế của xứ vạn đảo.

Các thỏa thuận tổng trị giá 10 tỷ USD được ký kết trong chuyến thăm, tập trung vào các dự án chiến lược như chế biến niken và cơ sở hạ tầng, hứa hẹn tạo đột phá trong chuỗi cung ứng toàn cầu cho ngành công nghiệp xe điện.

Đặc biệt, việc nâng cấp năng lực chế biến niken không chỉ giúp Indonesia tận dụng tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn đưa quốc gia này trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất xe điện của châu Á. Đáng chú ý, đây là lần thứ hai trong năm 2024 ông Prabowo đến thăm Trung Quốc, phản ánh mức độ ưu tiên của Jakarta hướng về Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Indonesia dưới thời ông Prabowo đang theo đuổi một chiến lược đối ngoại đa chiều hơn, thể hiện qua việc nhanh chóng mở rộng quan hệ với nhiều đối tác chiến lược. Bên cạnh chuyến thăm Mỹ với kế hoạch gặp cả Tổng thống Joe Biden và khả năng gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump, ông Prabowo còn thể hiện tham vọng mở rộng không gian địa chính trị thông qua các chuyến thăm Peru, Brazil và Anh.

Đặc biệt, ý định gia nhập BRICS và kế hoạch tập trận hải quân chung đầu tiên với Nga tại Surabaya phản ánh rõ nét chiến lược cân bằng quyền lực của Indonesia. Tổng thống Prabowo đang vận dụng khéo léo chính sách “không liên kết tích cực”. Với đường hướng này, Jarkata nhằm vừa tăng cường vị thế trong khối các nền kinh tế mới nổi, vừa tạo đòn bẩy trong quan hệ với các cường quốc truyền thống, từ đó giúp Indonesia duy trì được độc lập chiến lược và không gian phát triển riêng trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung ngày càng gay gắt.

Đột phá song phương

Kết quả chuyến thăm Trung Quốc thể hiện tính đột phá trong quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực chiến lược. Bên cạnh các thỏa thuận kinh tế trị giá 10 tỷ USD, hai bên đạt được đồng thuận quan trọng về an toàn hàng hải và khai thác chung trong khu vực chồng lấn.

Thỏa thuận này đánh dấu bước tiến trong việc xử lý các vấn đề nhạy cảm trên biển, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông. Hơn nữa, cam kết đầu tư mới từ Trung Quốc, cùng với vị thế nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai (7,4 tỷ USD trong năm 2023), phản ánh tiềm năng to lớn trong quan hệ kinh tế song phương.

Trong khi đó, chuyến thăm Mỹ diễn ra trong bối cảnh địa chính trị đặc thù khi chính trường nước này đang trong giai đoạn chuyển tiếp và hai nước kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao. Chương trình nghị sự trong chuyến đi Mỹ của ông Prabowo tập trung vào các trụ cột chiến lược dài hạn: an ninh lương thực, chuyển đổi năng lượng sạch và ổn định khu vực. Dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao cũng tạo động lực để hai bên tái định vị quan hệ đối tác chiến lược, đặc biệt khi Indonesia ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Duy trì thế cân bằng

Chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Prabowo sau khi nhậm chức ngày 20/10 cho thấy Indonesia đang theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, năng động và cân bằng. Việc thăm cả Trung Quốc và Mỹ, cùng với ý định gia nhập BRICS và tổ chức tập trận với Nga phản ánh Indonesia đang tìm kiếm không gian chiến lược riêng trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn. Điều này phản ánh nỗ lực mở rộng không gian chiến lược, cũng như tham vọng nâng cao vị thế của quốc gia Đông Nam Á này trong cấu trúc quyền lực khu vực.

Trong bối cảnh chuyển giao quyền lực ở Mỹ, cục diện địa chính trị khu vực có thể sẽ chứng kiến những chuyển biến đáng chú ý. Các chuyên gia địa chính trị nhận định rằng, mối quan hệ Indonesia - Mỹ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn dưới thời chính quyền ông Donald Trump sắp tới, một phần do cách tiếp cận thực dụng của Mỹ đối với các vấn đề nhân quyền.

Tuy nhiên, quan hệ với Bắc Kinh của Jakarta có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức mới, xuất phát từ bất đồng về các vấn đề địa chính trị tại Biển Đông và cạnh tranh nước lớn tại khu vực. Dù vậy, Tổng thống Prabowo được đánh giá là có đủ khả năng để duy trì thế cân bằng chiến lược, đồng thời tối ưu hóa các cơ hội hợp tác mới trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống Trump 2.0.

Trung Quốc ký loạt thỏa thuận với Indonesia trong chuyến thăm của tân Tổng thống Prabowo tới Bắc Kinh

Trung Quốc ký loạt thỏa thuận với Indonesia trong chuyến thăm của tân Tổng thống Prabowo tới Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto ngày 9/11 đã chứng kiến hai bên ký kết một loạt thỏa ...

Nga: Tổng thống Putin tự tin 'có chân lý' ủng hộ, Thủ tướng Mishustin đến Trung Đông, mục đích là gì?

Nga: Tổng thống Putin tự tin 'có chân lý' ủng hộ, Thủ tướng Mishustin đến Trung Đông, mục đích là gì?

Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu đề ra ở Ukraine, đồng thời, có kế hoạch tăng cường hợp tác với Iran, trong ...

Nội các 'Đỏ và Trắng' của tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto

Nội các 'Đỏ và Trắng' của tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto

Tối 20/10, tại Phủ Tổng thống ở Jakarta, ngay sau lễ nhậm chức diễn ra cùng ngày, tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã công ...

Khánh thành nhà máy pin xe điện, Indonesia bước vào cuộc đua toàn cầu

Khánh thành nhà máy pin xe điện, Indonesia bước vào cuộc đua toàn cầu

Indonesia hiện đang tìm cách tăng cường thu hút đầu tư để tạo lợi thế trong cuộc đua trở thành trung tâm sản xuất xe ...

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế 'khủng' trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế 'khủng' trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 18/12/2024: Tuổi Sửu công việc thành tựu cao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 18/12/2024: Tuổi Sửu công việc thành tựu cao

Xem tử vi 18/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 18/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 18/12/2024: Bảo Bình tài lộc khởi sắc mới

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 18/12/2024: Bảo Bình tài lộc khởi sắc mới

Tử vi hôm nay 18/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 18/12/2024, Lịch vạn niên ngày 18 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 18/12/2024, Lịch vạn niên ngày 18 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 18/12. Lịch âm 18/12/2024? Âm lịch hôm nay 18/12. Lịch vạn niên 18/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Việt Nam-Ấn Độ tăng cường hợp tác hiệu quả, thực chất tại UNESCO

Việt Nam-Ấn Độ tăng cường hợp tác hiệu quả, thực chất tại UNESCO

Ngày 17/12, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tiếp ông Vishal V. Sharma, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Ấn Độ bên cạnh UNESCO...
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài làm việc tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài làm việc tại tỉnh Tuyên Quang

Ngày 17/12, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga đã tiếp và làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ ...
Tin thế giới 17/12: Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà bình Ukraine lần 2

Tin thế giới 17/12: Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà bình Ukraine lần 2

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Tin thế giới 17/12: Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà bình Ukraine lần 2

Tin thế giới 17/12: Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà bình Ukraine lần 2

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Thay đổi chính sách về Ukraine, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ đẩy Kiev cho châu Âu?

Thay đổi chính sách về Ukraine, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ đẩy Kiev cho châu Âu?

Chính quyền mới của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể sẽ không thực hiện các yêu cầu của chính phủ Ukraine về việc đảm bảo an ninh.
Bị Houthi tấn công tên lửa, Israel tuyên bố 'hết kiên nhẫn', Mỹ tiến hành không kích

Bị Houthi tấn công tên lửa, Israel tuyên bố 'hết kiên nhẫn', Mỹ tiến hành không kích

Israel có khả năng sẽ đáp trả các cuộc tấn công của Houthi trong những tuần tới
Tình hình Syria: Cựu Tổng thống al-Assad lần đầu lên tiếng kể từ khi chính quyền sụp đổ, nỗ lực thanh minh; EU mở kênh ngoại giao với phe đối lập

Tình hình Syria: Cựu Tổng thống al-Assad lần đầu lên tiếng kể từ khi chính quyền sụp đổ, nỗ lực thanh minh; EU mở kênh ngoại giao với phe đối lập

Cựu Tổng thống Syria al-Assad bảo vệ thời gian nắm quyền của mình và phủ nhận đã lên kế hoạch bỏ chạy khi các tay súng đối lập tiến vào Damascus.
Tổng thống Nga Putin tuyên bố sớm sản xuất hàng loạt vũ khí khủng nhất, khẳng định chính sách hạt nhân chẳng đe dọa ai

Tổng thống Nga Putin tuyên bố sớm sản xuất hàng loạt vũ khí khủng nhất, khẳng định chính sách hạt nhân chẳng đe dọa ai

Tổng thống Nga Putin cho hay, nước này sẽ tiếp tục phát triển các hệ thống mới cho lực lượng răn đe của mình.
EU trừng phạt toàn diện vào hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, Mỹ hợp sức, Nga nói bị dồn đến 'lằn ranh đỏ'

EU trừng phạt toàn diện vào hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, Mỹ hợp sức, Nga nói bị dồn đến 'lằn ranh đỏ'

Mỹ và EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm Nga và Triều Tiên, trong bối cảnh hai nước tăng cường hợp tác quân sự.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Phiên bản di động