Có gì trong thông điệp bất ngờ lúc nửa đêm của Chủ tịch Kim Jong-un?

Thu Hiền
TGVN. Các nhà phân tích Hàn Quốc đang tỏ ra hoang mang và ngờ vực trước những thông điệp 'vừa đấm vừa xoa' của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại cuộc diễu binh kỷ niệm 75 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
han quoc phan ti ch thong diep ho n do n cua kim jong un
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong bài phát biểu tại Bình Nhưỡng ngày 10/10. (Nguồn: EFE)
Chủ tịch Kim Jong-un

Chủ tịch Kim Jong-un "âm thầm" giúp Tổng thống Trump tái đắc cử?

TGVN. Ông Kim Jong-un muốn Tổng thống Trump tái đắc cử trong năm 2020 và sẽ hành động để giúp điều đó thành hiện thực.

Ngôn từ và hành động bất nhất

Giới chức Hàn Quốc đã coi những bình luận mang tính hòa giải của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi cuối tuần qua là một chỉ dấu cho thấy căng thẳng có thể đang hạ nhiệt, song cũng không khỏi lo ngại về số lượng lớn hệ thống tên lửa mà Triều Tiên phô diễn trong cuộc diễu binh gần đây, coi đó là bằng chứng cho thấy hòa bình có thể vẫn còn là điều xa vời.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã phát đi những tín hiệu hỗn hợp khi ông phát biểu trước cuộc diễu binh kỷ niệm 75 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên vào lúc nửa đêm 10/10 - thời điểm tổ chức chưa từng có tiền lệ, bày tỏ mong muốn hai miền Triều Tiên sẽ tiếp tục "hợp tác" sau khi đại dịch Covid-19 qua đi.

Tin liên quan
Thông điệp mới nhất của ông Kim và mong muốn Thông điệp mới nhất của ông Kim và mong muốn 'kiến tạo tương lai tươi sáng' cho người dân Triều Tiên của Mỹ

Mặc dù đa phần thế giới vẫn chưa hết băn khoăn và hoài nghi trước sự xuất hiện của một hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới tại cuộc diễu binh, song giới chức Hàn Quốc lại quan ngại hơn nhiều đối với sự xuất hiện của những hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) thế hệ mới cùng với những hệ thống tên lửa tầm ngắn cơ động và mau lẹ vốn sẽ là thứ vũ khí lý tưởng để nhắm bắn các mục tiêu ở Hàn Quốc.

Lãnh đạo đối lập Hàn Quốc Kim Chong-in nhận định: "Cuộc diễu binh phô diễn không chỉ một hệ thống ICBM hiện đại mà còn cả hệ thống MLRS vốn gây ra mối đe dọa trực tiếp đối với Hàn Quốc. Triều Tiên chưa thay đổi, những mối đe dọa của họ thậm chí còn lớn hơn".

Cựu Thủ tướng đồng thời là lãnh đạo đảng cầm quyền Hàn Quốc Lee Nak-yon nói rằng ông hy vọng thông điệp hướng về phía Hàn Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ là một "chỉ dấu tích cực", song bày tỏ quan ngại về những ý định của Triều Tiên thông qua màn phô diễn những hệ thống vũ khí mới.

Tại một cuộc họp đảng, ông Lee nói: "Triều Tiên đã trưng các hệ thống vũ khí hiện đại bao gồm một ICBM mới. Điều này cho thấy nước này vẫn chưa từ bỏ quyết tâm phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, và những loại vũ khí này có thể đe dọa hòa bình trên bán đảo Triều Tiên".

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới đây tiềm ẩn yếu tố bất ổn nhất là khi tình trạng mối quan hệ liên Triều thường bị mối quan hệ Mỹ-Triều chi phối. Khi cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi năm 2018 giúp hạ nhiệt căng thẳng vốn chưa từng xảy ra giữa Washington và Bình Nhưỡng, giao thiệp của Triều Tiên với Hàn Quốc cũng trở nên nồng ấm đáng kể.

Tuy nhiên, quan hệ trên bán đảo Triều Tiên căng thẳng trở lại kể từ sau khi hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa Kim và Trump sụp đổ hồi năm 2019, và mối quan hệ liên Triều tiếp tục đối mặt với cú sốc khi binh sĩ Triều Tiên bắn chết một quan chức ngành thủy sản Hàn Quốc bị bắt giữ trên biển.

Seoul cần sáng suốt hơn

Shin Beom-chul, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia có trụ sở ở Seoul nhận định, mặc dù nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát đi những thông điệp hòa giải hướng về phía Hàn Quốc song thông điệp chính của Chủ tịch Kim Jong-un tại lễ diễu binh vẫn nhắm vào Mỹ.

"Bằng việc trưng ICBM mới, Bình Nhưỡng hàm ý rằng họ có thể thử loại vũ khí mới này vào bất kỳ thời điểm nào nếu tình hình không tiến triển tốt sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Triều Tiên sẽ chẳng mảy may cân nhắc đến mối quan hệ liên Triều", ông Shin Beom-chul nói.

Phía Seoul cho rằng bài phát biểu của Chủ tịch Kim Jong-un tại cuộc diễu binh sẽ thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp hơn, song cũng kêu gọi Bình Nhưỡng tuân thủ các thỏa thuận nhằm ngăn chặn xung đột vũ trang, đồng thời chấp thuận tiến hành một cuộc điều tra chung về cái chết của quan chức Hàn Quốc nói trên.

Khi đề cập đến hoạt động thử nghiệm MLRS và tên lửa tầm ngắn quy mô lớn mà Triều Tiên tiến hành trong năm 2019 trong bối cảnh Bình Nhưỡng phải tuân thủ cam kết ngừng thử ICBM, ông Chun Yung-woo, từng là nhà đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc, khuyến cáo rằng Seoul không nên quá bị mê mải bởi hy vọng kiến tạo hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Tin liên quan
Ông Kim Jong-un gửi thông điệp cứng rắn tới Tổng thống Trump Ông Kim Jong-un gửi thông điệp cứng rắn tới Tổng thống Trump

Ông Chung Yung-woo lưu ý: "Mặc dù mọi chú ý của truyền thông lúc này đổ dồn vào những hệ thống chiến lược mới của Triều Tiên, song mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh của chúng ta là những loại tên lửa chiến thuật tầm ngắn, sử dụng nhiên liệu cứng và những hệ thống MLRS mà Bình Nhưỡng đã thử nghiệm trong năm 2019. Triều Tiên đã cho thấy họ đã tập trung phát triển năng lực của mình như thế nào để tấn công Hàn Quốc trong khi chúng ta lâu nay lại đắm chìm trong nỗ lực vận động kiến tạo hòa bình".

Bên cạnh đó, đối với Mỹ, sự xuất hiện của loại tên lửa này cho thấy Triều Tiên đã làm việc không ngừng nghỉ để nâng cao các năng lực tác chiến hạt nhân, cho dù ông Trump từng huênh hoang rằng Triều Tiên sẽ không còn là một mối đe dọa hạt nhân đối với Mỹ. ICBM mới giúp củng cố vị thế của Triều Tiên như một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân có sức răn đe và cho thấy Bình Nhưỡng không có kế hoạch giải trừ các năng lực hạt nhân của mình.

Tổng thống Trump có lẽ đã nghĩ rằng ông và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã “phải lòng nhau”, tuy nhiên nhà lãnh đạo Triều Tiên thể hiện rõ rằng tấm chân tình đã không được đáp lại. Ông Trump vẫn chấp nhận điều đó.

Hầu hết các nhà quan sát Triều Tiên đã dự đoán rằng không một nỗ lực nào của Wasington có thể thuyết phục được Bình Nhưỡng chấp nhận giải trừ hạt nhân hoàn toàn và có kiểm chứng. Đúng như dự đoán, mọi thứ hiện dường như trở về xuất phát điểm ban đầu.

Hôm nay, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thăm chính thức Việt Nam

Hôm nay, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thăm hữu nghị chính thức Việt ...

Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim đã ăn gì tại bữa tối xã giao?

Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim đã ăn gì tại bữa tối xã giao?

Bữa tối giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un vào tối 27/2 tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà ...

Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội: Từ “Why Vietnam?” đến “Yes, Vietnam”

Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội: Từ “Why Vietnam?” đến “Yes, Vietnam”

Ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt ...

(theo Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Xem nhiều

Đọc thêm

Nền kinh tế lớn nhất 'ASEAN chia sẻ bí quyết' thu hút nhà đầu tư nước ngoài

Nền kinh tế lớn nhất 'ASEAN chia sẻ bí quyết' thu hút nhà đầu tư nước ngoài

Nền kinh tế lớn nhất "ASEAN chia sẻ bí kíp" thu hút nhà đầu tư nước ngoài...
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa

Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa

Ấn Độ ghi nhận một cột mốc ấn tượng trong thương mại quốc tế khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10/2024 đạt mức cao nhất 10 năm qua.
Liên hoan phim quốc tế Cairo 2024: Bộ phim về hành trình của người Palestine gây tiếng vang

Liên hoan phim quốc tế Cairo 2024: Bộ phim về hành trình của người Palestine gây tiếng vang

Bộ phim có tên Passing Dreams, kể về Sami, một cậu bé người Palestine 12 tuổi, cùng chú và người anh họ trong hành trình 'theo cánh chim về nhà'.
Nga chơi chiêu hiểm nhưng chẳng mảy may tác động đến Mỹ, Moscow nói chờ đợi một lời từ ông Trump

Nga chơi chiêu hiểm nhưng chẳng mảy may tác động đến Mỹ, Moscow nói chờ đợi một lời từ ông Trump

Nga cho biết đang mong đợi đề xuất xử lý xung đột ở Ukraine từ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Philippines: Man-yi có thể thăng cấp thành siêu bão, thậm chí kích hoạt dòng chảy trầm tích núi lửa

Philippines: Man-yi có thể thăng cấp thành siêu bão, thậm chí kích hoạt dòng chảy trầm tích núi lửa

Philippines phải hứng chịu 5 cơn bão trong vòng 3 tuần qua, khiến ít nhất 163 người thiệt mạng, hàng nghìn người mất nhà cửa, mùa màng.
Nga chơi chiêu hiểm nhưng chẳng mảy may tác động đến Mỹ, Moscow nói chờ đợi một lời từ ông Trump

Nga chơi chiêu hiểm nhưng chẳng mảy may tác động đến Mỹ, Moscow nói chờ đợi một lời từ ông Trump

Nga cho biết đang mong đợi đề xuất xử lý xung đột ở Ukraine từ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
Ukraine hối thúc Đức sớm thông qua gói viện trợ bổ sung, Thủ tướng Olaf Scholz 'bối rối'

Ukraine hối thúc Đức sớm thông qua gói viện trợ bổ sung, Thủ tướng Olaf Scholz 'bối rối'

Ukraine vừa khẩn cấp hối thúc Đức sớm thông qua gói viện trợ bổ sung, Thủ tướng Olaf Scholz 'bối rối' bởi điều gì?
Thủ tướng Đức thừa nhận sai lầm những ngày đầu xung đột Ukraine, cảnh báo nguy cơ khẩn cấp Berlin phải đối mặt

Thủ tướng Đức thừa nhận sai lầm những ngày đầu xung đột Ukraine, cảnh báo nguy cơ khẩn cấp Berlin phải đối mặt

Theo Thủ tướng Đức, cuộc chiến ở Ukraine gây ra tình trạng khẩn cấp về tài chính, khiến Berlin có nguy cơ phải chi tiêu nhiều hơn.
Lần đầu tiên sau 2 năm, Tổng thống Hàn Quốc gặp Chủ tịch Trung Quốc, khó bỏ qua Triều Tiên?

Lần đầu tiên sau 2 năm, Tổng thống Hàn Quốc gặp Chủ tịch Trung Quốc, khó bỏ qua Triều Tiên?

Cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều kêu gọi thúc đẩy hợp tác vì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng của khu vực.
Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Liên minh có sự tham gia của 41 quốc gia, với cam kết giúp 500 triệu người thoát đói nghèo qua các chương trình chuyển tiền mặt và bảo trợ xã hội.
Ông Trump tuyên bố: Đưa Mỹ trở lại là đất nước vĩ đại, xây dựng quân đội hùng mạnh và chấm dứt mọi cuộc chiến

Ông Trump tuyên bố: Đưa Mỹ trở lại là đất nước vĩ đại, xây dựng quân đội hùng mạnh và chấm dứt mọi cuộc chiến

Việc ông Trump trở lại nắm quyền Nhà Trắng có khả năng đảo ngược tình hình cuộc xung đột kéo dài gần 3 năm giữa Nga và Ukraine.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động