Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - tấm gương sáng ngời về tinh thần học tập suốt đời

Nguyệt Anh
Những phẩm chất đạo đức – giá trị di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tinh thần học tập suốt đời. Học tập ở đây không chỉ là học trên ghế nhà trường, mà còn là học trong thực tế công việc, học trong cuộc sống, học mọi lúc, mọi nơi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
GS. Mạch Quang Thắng
GS. Mạch Quang Thắng nêu quan điểm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều chỉ đạo, nhiều phát biểu tâm đắc, sâu sắc, ấn tượng, đi vào đời sống... (Ảnh: NVCC)

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhớ nằm lòng câu nói của người cộng sản trẻ tuổi Paven Coocsaghin, nhân vật trong tiểu thuyết "Thép đã tôi thế đấy" của nhà văn Nga Nikolai Ostrovsky: "Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, bởi vì đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi hổ thẹn vì những việc làm ty tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời - sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người, mang lại hạnh phúc cho Nhân dân".

Tin liên quan
Vẻ đẹp nhân phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh thức lòng dân và sự đoàn kết Vẻ đẹp nhân phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh thức lòng dân và sự đoàn kết

Một điều khiến người dân nhớ mãi về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính là vẻ đẹp nhân phẩm của một con người ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước nhưng vẫn khiêm cung, giản dị và vô cùng liêm chính...

Báo Thế giới và Việt Nam đã có cuộc trao đổi với GS. Mạch Quang Thắng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về phẩm chất, đạo đức, nhân cách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong giáo dục thế hệ trẻ thời nay. Cần chú trọng giáo dục nhân cách để tạo ra những con người tử tế, nhân tài thật trong tương lai nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao như Nghị quyết của Đảng đã đề ra.

Tấm gương về tinh thần học tập suốt đời

Theo Giáo sư, những phẩm chất đạo đức – giá trị di sản nào của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nên được nhân rộng, lan tỏa trong giới trẻ thời đại ngày nay?

Tháng 11/2020, dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm thầy cô và mái trường nơi mình từng học hành, chân tình và cung kính xin phép xưng em với thầy cô... "Em báo cáo các thầy, các cô bây giờ em là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước (thời điểm năm 2020) nhưng khi về trường em xin phép các thầy, các cô vẫn gọi em là Nguyễn Phú Trọng, cựu học sinh của nhà trường. Trong buổi lễ, các thầy cũng giới thiệu em là cựu học sinh Nguyễn Phú Trọng. Em cũng xin phép được phát biểu cảm tưởng về những kỷ niệm của thời học sinh, về những kỷ niệm đẹp với các thầy, các cô và các bạn học".

Tới dự gặp mặt lớp cũ, ông nhờ người chở mình đi xe máy. Gặp thầy cô, bạn bè, ông nói: "Xin cho em, cho tôi bỏ mọi chức tước bên ngoài căn phòng này. Em đến đây mãi mãi là học trò của các thầy, các cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học của các bạn…".

Tổng Bí thư từng nói: "Ta là con cháu cụ Hồ, Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc là dân tộc Việt Nam, đất nước này nhất định phải phát triển đi lên, không được phép tụt hậu so với các nước khác, không cam chịu kém người khác. Chúng ta phải xác định quyết tâm ý chí như vậy".

Theo tôi, những phẩm chất đạo đức – giá trị di sản của ông là tinh thần học tập suốt đời. Học tập ở đây không chỉ là học trên ghế nhà trường, mà còn là học trong thực tế công việc, học trong cuộc sống, học mọi lúc, mọi nơi - bởi vì "thực tế cũng là một thầy dạy nghiêm khắc".

Kết quả của việc học tập cùng những di sản văn hóa mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại nhìn từ sự “đánh giá” của nhân dân trong lễ tang. Dân đã tôn vinh, kính trọng và dành tình cảm cho ông nhiều như thế nào.

Dưới góc nhìn của ông, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống giản dị quan trọng như thế nào trong bối cảnh xã hội hiện nay, đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều chỉ đạo, phát biểu sâu sắc, ấn tượng, đi vào đời sống nhân dân… Trong một phát biểu, ông đã nói: Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Bối cảnh xã hội hiện nay ở trong nước và quốc tế khá phức tạp. Con người ta, ai cũng có một môi trường sống nhất định, đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Chính vì thế, tôi cho rằng, ngày nay, việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống rất quan trọng. Giáo dục như thế nào để con người luôn giữ được “tính bản thiện”. Tức là, con người có phẩm chất tốt đẹp và có trí tuệ sáng suốt, là con người luôn có tư duy và hành động đúng đắn, sống thiện lương, yêu điều thiện, ghét điều xấu, điều ác. Thời hiện đại, càng phải chú trọng rèn luyện đạo đức, nên sống chậm lại, sống giản dị, lành mạnh.

Để thực hiện tốt khẩu hiệu này, chúng ta cần làm gì để đổi mới phương pháp dạy và học, đánh giá chất lượng giáo dục? Làm sao để việc “học thật, thi thật, nhân tài thật” thực sự đi vào cuộc sống, thưa ông?

Theo tôi, cách tốt nhất là phải đề cao việc "học thật, thi thật, nhân tài thật", phải xây dựng một nền thực học. Muốn điều này đi vào cuộc sống thì không chỉ cần trách nhiệm cao của ngành giáo dục mà phải quy trách nhiệm của 4 “không gian”: Nhà trường - Gia đình - Xã hội - Cá nhân người học. Không gian nào cũng rất quan trọng.

Nhà trường không chỉ trang bị tri thức mà còn giáo dục đạo đức cho người học; “trồng người” nhưng trong “trồng người”, phải chú trọng “trồng cây uy đức”. Muốn tạo ra những con người giỏi giang, có nhân cách tốt thì gia đình phải đồng hành cùng nhà trường, không thể phó mặc cho nhà trường trong việc giáo dục trẻ, đồng thời không nên gây sức ép cho học sinh và thầy cô giáo.

Gia đình, nói như ngày xưa, phải là gia đình gia giáo, ông bà cha mẹ phải làm gương tốt cho cháu con mình. Xã hội cần chăm lo tới sự nghiệp trồng người, để khẩu hiệu “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” đi vào cuộc sống, hiệu quả. Bên cạnh đó, bản thân người học cũng phải "vươn mình", phải phấn đấu học tập, cập nhật kiến thức không ngừng để không bị "chậm chân" trong một thế giới mà công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ.

GS. Mạch Quang Thắng
Muốn tạo ra những con người giỏi giang, có nhân cách tốt thì gia đình phải đồng hành cùng nhà trường. (Ảnh minh họa: Nguyệt Anh)

Chung tay vì sự nghiệp giáo dục phát triển

Ông có thể chia sẻ tầm quan trọng của giáo dục trong việc xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại, sánh vai với các cường quốc trên thế giới?

Tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của một xã hội quan trọng như thế nào có lẽ ai cũng hiểu. Theo tôi, nhìn vào một xã hội để xem xã hội đó có tiến bộ, văn minh, hiện đại hay không, đến mức nào thì nhìn vào nhiều chỉ số, trong đó đặc biệt là chỉ số phát triển giáo dục, chứ không chỉ dựa vào chỉ số GDP.

Bên cạnh đó, các chỉ số khác cũng nên được nhấn mạnh như: Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI), Chỉ số hạnh phúc (Happiness Index - HI), Chỉ số đổi mới sáng tạo (Global Innovation Index - GII)… Nghĩa là, các chỉ số phát triển văn hóa, trong đó có giáo dục, hơn là một số người chỉ nhìn vào sự tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP), Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product - GNP).

Ông nhận thấy những thách thức nào trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho giới trẻ hiện nay?

Có rất nhiều thách thức, tùy vào cách nhìn của mỗi người. Một trong những thách thức hiện nay là giữa một bên là muốn trang bị thật nhiều tri thức cho giới trẻ và một bên là giáo dục đạo đức, nhân cách cho họ.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, số 29-NQ/TW ngày 4/11/2021 nêu giải pháp đột phá: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết trên đây, ngày 12/8/2024, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Kết luận số 91-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Cho nên, hãy vượt qua thách thức bằng cách thực hiện thật tốt những mục tiêu trên, cũng như thực hiện lời Bác Hồ nêu về sự học: Học để làm việc, học để làm người, học để phụng sự Tổ quốc và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại.

Đồng thời, cũng là theo tinh thần của UNESCO về tầm nhìn giáo dục thế kỷ XXI với 4 trụ cột: Học để biết, học để làm việc, học để chung sống với nhau và học để làm người. Chứng chỉ, bằng cấp chỉ là sự ghi dấu cụ thể khi sát hạch chất lượng học của người học vào một thời điểm nhất định chứ không phải là mục tiêu của giáo dục và đào tạo, càng không phải thước đo năng lực của mỗi con người.

Ông có đề xuất gì để nâng cao ý thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, để tạo ra những người tử tế, có trách nhiệm xã hội?

Nói đến cộng đồng là nói đến nhiều yếu tố: nhà trường, gia đình, xã hội... Tôi mong tất cả các cộng đồng đó chung tay vì sự nghiệp giáo dục phát triển, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho người trẻ.

Mục tiêu đặt ra tại Đại hội XIII của Đảng, đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để đạt được những mục tiêu đó, ngay từ bây giờ phải chăm lo giáo dục bắt đầu cho những người thuộc lớp mẫu giáo vì họ sẽ là đội quân chủ lực. Trước khi thành danh, làm giàu cho quê hương, đất nước, trước hết các em phải là những người tử tế, những người có trách nhiệm, yêu Tổ quốc, chuộng hòa bình, trân trọng những giá trị lịch sử mà thế hệ cha ông đã mang lại.

Tương lai, họ phải là những người được Đảng tôn vinh, dân yêu quý. Mong muốn đó phải đi liền với đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục toàn diện cho lớp trẻ, trong đó đặc biệt chú trọng tới giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống. Và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một tấm gương tiêu biểu trong thời đại ngày nay để lớp trẻ học tập, noi gương.

Như vậy, để nâng cao ý thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, cần làm theo quan điểm của Bác Hồ đã nêu trong trang đầu tiên cuốn Đường kách mệnh (năm 1927), phần Tư cách một người cách mệnh: “Nói thì phải làm”, cũng như Bác đã nêu trong Bài nói chuyện với các đại biểu thân sĩ trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hóa, tháng 2/1947: “Tôi kêu gọi đồng bào trong tỉnh xắn tay áo làm đi”, hay đã nêu trong bài Dân vận (ngày 15/10/1949): “Cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh... phải thật thà nhúng tay vào việc”. Nghĩa là hành động, hành động, hành động.

Như trong phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta...”.

Đó là kết quả đáng tự hào và qua đây càng thấy tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho giới trẻ trong thời đại ngày nay, để tạo ra những nhân tài thật trong tương lai góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh, phát triển.

Xin cảm ơn ông!

Bài viết nằm trong chùm bài: Giá trị văn hóa Nguyễn Phú Trọng và câu chuyện giáo dục nhân cách

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo liêm khiết, giản dị trong lòng mỗi người dân Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo liêm khiết, giản dị trong lòng mỗi người dân Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - tấm gương sáng của người cộng sản

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - tấm gương sáng của người cộng sản
Vẻ đẹp nhân phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh thức lòng dân và sự đoàn kết

Vẻ đẹp nhân phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh thức lòng dân và sự đoàn kết

Xem nhiều

Đọc thêm

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động