Con ong Việt cần mẫn trên cánh đồng văn học Pháp

Theo chồng sang Pháp sống, Hiệu Constant trở thành một dịch giả văn học có tiếng. Trong vòng 5 năm qua, chị đã dịch hơn một chục cuốn sách văn học và các thể loại khác, được các NXB trong nước xuất bản.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chị cũng sắp hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình. Điều đó thật phi thường đối với một phụ nữ sống nơi đất khách quê người và phải nuôi hai con nhỏ.

Sống nơi đất khách quê người, những lúc buồn và rảnh rỗi, Hiệu Constant giải khuây bằng những cuốn sách tiếng Pháp. Đọc rồi thấy đam mê và dịch sang tiếng Việt. Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, Hiệu Constant đã trở thành một dịch giả văn học trẻ được các độc giả yêu văn học Pháp mến chuộng.

10 năm qua, Hiệu Constant (ảnh) sống ở Pháp cùng chồng và hai con nhỏ - kết quả của mối tình đầy lãng mạn giữa hai con người từ hai đất nước khác nhau, yêu nhau tình cờ trong lần anh Claude tới Việt Nam du lịch. Khi ấy, anh không nói được tiếng Việt, còn chị đang là sinh viên học tiếng Pháp.

Chị trở thành phiên dịch bất đắc dĩ khi có một chàng “Tây” lúng túng không biết làm thế nào để người bán hàng trên phố Hàng Gai (Hà Nội) hiểu anh muốn mua gì. Hiệu cũng đang ở đó và chị đã giúp anh chọn mua quà...

Sau đó, Claude trở về Malaysia tiếp tục với dự án đang dang dở. Những lá thư và những cuộc điện thoại đã khiến họ ngày càng cảm thấy không thể rời xa nhau. Hai người quyết định làm đám cưới ở Việt Nam, trong khi anh vẫn làm việc ở Malaysia, còn chị ở Hà Nội sinh bé trai đầu lòng cho tới mãi năm 1998, khi anh làm xong dự án họ mới trở về Paris.

Nước Pháp khi ấy hoàn toàn xa lạ với Hiệu, ngoại trừ những tác phẩm văn học mà chị đã đọc và yêu thích từ thời phổ thông với mong muốn một ngày nào đó có thể đọc được chính những tiểu thuyết ấy bằng ngôn ngữ nguyên bản. Hàng ngày, Claude bận rộn từ sáng đến tối, Hiệu chỉ quanh quẩn ở nhà với cậu con trai còn đang tập nói. Nỗi trống vắng, nhớ nhung người thân và quê nhà vì thế cứ đầy lên...

Sự tình cờ của số phận

Những khi rảnh rỗi, chị tìm đến sách vở. Ban đầu là đọc vì nhu cầu bản thân, cần trau dồi tiếng Pháp để “dạy dỗ những công dân ngoại quốc” - chị nói đùa như vậy về các con của mình - bé Valentin và Clotilde, cả hai đều nói tiếng Việt rất giỏi. Rồi Hiệu tự hỏi: “Tại sao không thử dịch sang tiếng Việt?”.

Cuốn sách dịch đầu tiên được hoàn tất, có tên là Nỗi niềm (Confidence pour confidence) của Paule Constant. Tác phẩm được giải Goncourt năm 1998 và được nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản và phát hành với cái tên dịch giả Hiệu Constant.

Rồi cuốn thứ hai, thứ ba… đã làm nên tên tuổi một dịch giả trẻ trong làng văn học dịch Việt Nam. Thời gian qua, Hiệu Constant không chỉ chọn được những cuốn sách hay để giới thiệu với bạn đọc Việt Nam, mà còn giúp cho một số nhà xuất bản trong việc thương thảo với tác giả về vấn đề bản quyền.

Thỉnh thoảng gặp chị “online”, tôi lại hỏi “có gì mới không Hiệu ơi”. “Có đấy”, Hiệu thường trả lời tôi ngay lập tức. Như chuyện ngày 25/4 sắp tới, chị là khách mời danh dự trong ngày Hội sách của thành phố Barges, miền Nam nước Pháp. Chị cũng phải đọc rất nhiều sách Pháp để giới thiệu các đầu sách hay cho các nhà xuất bản trong nước và giúp họ thương thảo bản quyền với NXB Pháp.

Hiệu Constant cũng sắp sửa hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay, hy vọng sẽ sớm ra mắt bạn đọc. “Thời gian thật là quá eo hẹp để mình thực hiện hết những công việc như vậy. Nhưng mình vẫn cố gắng, vì đó là những niềm say mê” - Hiệu nói.

Chị cũng tham gia một số công tác đoàn thể tại nơi chị sinh sống và là thành viên của Hội người Việt Nam tại Pháp, “nhưng chỉ khi nào thời gian cho phép thôi” – Hiệu cười – “Vì mình còn phải dành rất nhiều thời gian để dạy hai con học bài và dạy chúng tiếng Việt”.

“Làm mẹ của “công dân ngoại quốc” có gì khó khăn?”. Hiệu như trầm xuống: “Nhiều khó khăn chứ. Nếu một người mẹ bình thường, chỉ việc dạy con, thì với những người như mình, phải vừa học văn hóa của “nước họ”, rồi mới có thể dạy con từ những điều mình biết”.

Luôn tự hào mình là người Việt, chị đã dạy các con ý thức về văn hóa của đất nước Việt Nam. Dạy con nói tiếng mẹ đẻ, dạy con qua các ngày lễ văn hóa, đặc biệt là Tết. Mẹ chồng chị cũng rất tự hào với những đứa cháu nói cả hai thứ tiếng Pháp - Việt thành thạo...

…Lần trở về Việt Nam gần nhất để làm việc với một số nhà xuất bản cho những bản dịch mới, Hiệu trở về nhà vào đúng ngày Tết Dương lịch. Chị vô cùng hạnh phúc khi biết chồng và hai con đã dành cả buổi tối để trang hoàng nhà cửa đón năm mới và chờ mẹ trở về. “Hai đứa như lớn hẳn lên” – từ Paris, Hiệu “chat” với tôi, không giấu được niềm hạnh phúc.

Bên tình yêu của chồng con, chị đã nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương và nỗi nhớ được thể hiện qua ngôn ngữ, trong những tác phẩm mà chị chọn dịch ra tiếng Việt. Khác hẳn với cái Tết đầu tiên ở Pháp, khi xem chương trình cầu truyền hình giao thừa trên VTV4, chị cứ ngồi khóc khiến đứa con ngơ ngác, rồi chạy lại ôm lấy mẹ dỗ dành như dỗ em bé: “Mẹ ơi, mẹ đừng khóc nhé”…

“Đừng khóc nhé”, Hiệu vẫn tự nhủ như vậy mỗi khi thấy buồn. Và khi đó, lại đọc, lại dịch và viết một cái gì đó. Quê hương vì vậy mà trở nên gần gũi hơn...

Theo Tiền Phong

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI vừa ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, chính ...
Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, các phương tiện truyền thông Cuba liên tục có nhiều bài viết tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động