Công nhận y học cổ truyền Trung Quốc, WHO gặp phải nhiều phản đối

Diệu Linh
TGVN. Việc WHO chính thức bổ sung y học cổ truyền Trung Quốc vào phiên bản mới nhất của bản Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh và vấn đề sức khỏe liên quan (ICD) vẫn còn gây nhiều tranh cãi...    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cong nha n y hoc co truyen trung quoc who ga p pha i nhie u pha n do i WHO công nhận "kiệt sức" là hội chứng bệnh
cong nha n y hoc co truyen trung quoc who ga p pha i nhie u pha n do i WHO: Tránh béo phì, trẻ dưới 1 tuổi không nên tiếp xúc với thiết bị điện tử
cong nha n y hoc co truyen trung quoc who ga p pha i nhie u pha n do i
Y học cổ truyền Trung Quốc vẫn là đề tài gây tranh cãi nhiều năm qua.

Trên thế giới, nhiều thập kỷ qua, nhiều phương thuốc từ thảo dược đã được sử dụng để chẩn đoán, phòng và chữa bệnh. Trong đó, phương pháp y học cổ truyền của Trung Quốc với bề dày hơn 2000 năm lịch sử được sử dụng rộng rãi.

Với những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức phê duyệt đưa y học cổ truyền vào phiên bản mới nhất của tài liệu ICD.

ICD là nền tảng cho việc xác định các xu hướng và thống kê những vấn đề liên quan đến sức khỏe trên toàn thế giới, và chứa khoảng 55 000 mã ký tự (code) cho các thương tích, bệnh tật và nguyên nhân gây tử vong. ICD cung cấp một ngôn ngữ chung giúp các chuyên gia y tế chia sẻ thông tin sức khỏe trên toàn cầu cũng như được sử dụng để xác định các danh mục bảo hiểm.

Tuy nhiên, quyết định này của WHO vẫn vấp phải một số tranh cãi. Chẳng hạn một nhóm người trong cộng đồng y khoa đã nhắc đến việc bỏ qua những rủi ro do độc tính của các loại thảo dược cũng như sự thiếu hụt các nghiên cứu lâm sàng cho phương pháp này.

Thắng lợi của nền y học Trung Quốc

Đây là lần đầu tiên y học cổ truyền được đưa vào ICD.

Theo WHO, mục đích của ICD là thống kê các thông tin về tình trạng sức khỏe, cách phòng tránh và điều trị. Điều này bao gồm các phương pháp TCM đã được hàng trăm ngàn người sử dụng.

Chính phủ Trung Quốc đã tích cực vận động hành lang để đạt được kết quả này. Đối với họ, đây là một thắng lợi lớn. Kết quả này đã được thúc đẩy ngay từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình mang theo một bức tượng đồng được châm cứu trên cơ thể trong chuyến thăm trụ sở của WHO tại Geneva (Thụy Sĩ) năm 2017.

cong nha n y hoc co truyen trung quoc who ga p pha i nhie u pha n do i
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giới thiệu bức tượng đồng được châm cứu trên cơ thể trong chuyến thăm trụ sở của WHO tại Geneva (Thụy Sĩ) năm 2017. (Nguồn: WHO)

Theo Cơ quan Y học cổ truyền Trung Quốc (SATCM), từ năm 2016, Trung Quốc đã lên chiến lược quảng bá y học Trung Quốc ra nước ngoài từ năm 2020 và đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp y học cổ truyền vào năm 2030.

Chiến lược đó bao gồm hỗ trợ du lịch chữa bệnh, nhằm thu hút một lượng lớn người đến phòng khám Trung y tại nước này. Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch xây dựng 15 khu vực kiểu mẫu của TCM tương tự như khu vực ở Hải Nam vào năm 2020.

Theo thông kê, tính đến cuối năm 2017 đã có 17 trung tâm TCM được xây dựng ở một số quốc gia như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Hungary, Kazakhstan và Malaysia...

Đất nước này cũng có tham vọng toàn cầu, Sáng kiến ​​thương mại Vành đai và Con đường đã kêu gọi thành lập 30 trung tâm vào năm 2020 để cung cấp dịch vụ y tế và giáo dục TCM, cũng như lan rộng tầm ảnh hưởng của nó.

Quyết định gây nhiều tranh cãi

Phát ngôn viên của WHO Tarik Jasarevic cho biết, các phương pháp chẩn đoán và điều trị của y học cổ truyền còn nhiều thiếu sót và chưa thực sự hoàn chỉnh. Việc đưa hệ thống này vào ICD sẽ giúp kết nối TCM với các tiêu chuẩn toàn cầu và nâng cao tiêu chuẩn y khoa.

Tuy nhiên, ông chia sẻ thêm việc đưa y học cổ truyền vào ICD không có nghĩa là WHO công nhận giá trị khoa học toàn bộ phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh của nền y học này.

Trong một bài xã luận của mình, tạp chí Khoa học Mỹ đã gọi động thái này là "một sai lầm nghiêm trọng trong lý thuyết và thực hành dựa trên bằng chứng khoa học".

Tiến sĩ Arthur Grollman, giáo sư dược phẩm và y khoa tại Đại học Stony Brook (New York,Mỹ) cũng đồng ý với đánh giá trên của tạp chí Khoa học Mỹ. Theo Tiến sĩ Grollman, hiệu quả của y học cổ truyền Trung Quốc trong hầu hết các trường hợp chưa được chứng minh qua thử nghiệm lâm sàng. Cho đến nay, chỉ có một vài loại thảo dược đã được thử nghiệm một cách có hệ thống về độc tính hoặc thành phần gây ung thư theo cách tương tự như thuốc Tây. "Việc sử rộng rộng rãi các loại thảo dược mà không rõ hiệu quả cũng như độc tính tiềm ẩn của chúng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe cho người tiêu dùng trên toàn thế giới”, ông nói thêm.

cong nha n y hoc co truyen trung quoc who ga p pha i nhie u pha n do i
Một nhà vật lý trị liệu thực hiện châm cứu trên lưng bệnh nhân.

David Colquhoun, giáo sư dược học tại Đại học College London, chia sẻ: " Chúng tôi đã tìm hiểu về phương pháp châm cứu cũng như chữa bệnh bằng thảo dược. Một số nghiên cứu cho thấy, các phương thuốc Đông y này có hiệu quả khi được tinh chế và kiểm soát chính xác liều lượng.

Cũng theo giáo sư Colquhoun, loại thuốc đáng chú ý xuất hiện từ y học Trung Quốc là artemisinin điều trị sốt rét mà nhà khoa học Trung Quốc Tu Youyou đã giành giải thưởng Nobel năm 2015 chỉ là một ngoại lệ, không phải là quy chuẩn.

Tại Trung Quốc, sự an toàn và hiệu quả của y học cổ truyền vẫn là đề tài được tranh luận, nơi nó có cả những người tin tưởng và hoài nghi phương pháp này.

Năm 2016, cái chết của một nữ diễn viên trẻ người Trung Quốc đã chọn điều trị ung thư bằng TCM thay vì hóa trị đã gây ra một cuộc tranh luận xung quanh hiệu quả của y học Trung Quốc.

Mark Fan (26 tuổi), làm việc trong một ngân hàng đầu tư ở Bắc Kinh, cho rằng hành vi này là một "trò lừa đảo". "Tôi đã thử các phương pháp y học cổ truyền rất nhiều lần khi còn trẻ, nhưng nó chưa bao giờ chữa khỏi bất kỳ căn bệnh nào của tôi. Bệnh của tôi đã được chữa khỏi bằng y học hiện đại", anh chia sẻ với CNN.

Một số người khác lại đồng ý với quan điểm của Li Huimin (30 tuổi), người đã chữa trị bệnh rối loạn nội tiết và kinh nguyệt sau khi bị sảy thai bằng phương pháp TCM. Cô cho rằng y học cổ truyền giúp cô thoát khỏi căn bệnh này. Tây y chỉ giúp giải quyết các triệu chứng chứ không giải quyết được tận gốc.

Mặt khác, việc WHO thêm y học cổ truyền vào tài liệu ICD sẽ hợp pháp hóa các phương pháp chữa bệnh bằng các bộ phận của các loài động vật quý hiếm. Điều này đã vấp phải phản đối gay gắt của các nhà bảo vệ động vật.

Nhiều nhà bảo tồn động vật hoang dã lo ngại, khi ngành công nghiệp y học cổ truyền phát triển, các loại động vật được sử dụng làm thuốc như hổ, tê tê, gấu và tê giác…sẽ bị tuyệt chủng.

John Goodrich, Giám đốc cấp cao của Tổ chức toàn cầu chuyên bảo tồn những giống mèo hoang dã (Panthera), nhấn mạnh: "Bất kỳ sự công nhận nào từ WHO về y học cổ truyền Trung Quốc sẽ được cộng đồng toàn cầu xem như phê duyệt chính thức của Liên hợp quốc về lý thuyết, bao gồm cả việc sử dụng các bộ phận cơ thể động vật hoang dã để chữa bệnh".

Cũng theo Goodrich, trong hai thập kỷ qua, hơn 5.000 con báo châu Á đã bị săn bắt để làm thuốc chữa bệnh.

cong nha n y hoc co truyen trung quoc who ga p pha i nhie u pha n do i
Vảy tê tê được bán trên thị trường chợ đen châu Á, nơi nhiều người dân tin rằng nó vị thuốc chữa được bách bệnh. (Nguồn: APWG)

Mặc dù WHO thông qua việc đưa y học cổ truyền vào tài liệu ICD, nó vẫn không phải là một sự công nhận về giá trị khoa học của toàn bộ các phương pháp chẩn đoán và điều trị. WHO vẫn đưa ra các hướng dẫn và lời khuyên cho các nước thành viên về việc sử dụng vaccine, thuốc Tây y kết hợp với chế độ ăn uống, vận động lành mạnh.

cong nha n y hoc co truyen trung quoc who ga p pha i nhie u pha n do i Dịch sởi bùng phát do hàng triệu trẻ em không tiêm vaccine

Mỗi năm, có hơn 20 triệu trẻ em trên thế giới không tiêm vaccine sởi, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến dịch ...

cong nha n y hoc co truyen trung quoc who ga p pha i nhie u pha n do i Thực phẩm chức năng không giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới đây cho thấy việc bổ sung thực phẩm chức năng không những không giúp tăng tuổi thọ mà có thể gây nguy ...

cong nha n y hoc co truyen trung quoc who ga p pha i nhie u pha n do i WHO: Hãy chi tiêu thông thái cho chăm sóc sức khỏe

Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phụ trách khu vực Tây Thái Bình Dương Takeshi Kasai cho rằng, đầu tư vào chăm ...

(theo CNN, The International journal of science)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Inter vs Como 1907...
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay ...
Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Khi công nghệ đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống, việc ra mắt mạng xã hội Xintel mang lại sự tiện lợi trong trải nghiệm du lịch văn hóa ...
Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Nga khẳng định điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Hồi 1h ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ vĩ Bắc; 113,6 độ kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Lý Nhã Kỳ lộng lẫy, đẳng cấp với trang sức kim cương sải bước trên thảm đỏ

Lý Nhã Kỳ lộng lẫy, đẳng cấp với trang sức kim cương sải bước trên thảm đỏ

Lý Nhã Kỳ một lần nữa khẳng định đẳng cấp thời trang của mình khi xuất hiện tại sự kiện Ngôi sao của năm với bộ trang sức kim cương.
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học quý...
Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, tỉnh Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy.
GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một hành trình đầy tự hào.
Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Phiên bản di động