Công tác bảo hộ công dân: Có mệnh lệnh nào hơn ‘mệnh lệnh của trái tim’?

Hà Phương
Với Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải và cán bộ sứ quán, có lẽ, nỗi ám ảnh khó ngôn từ nào có thể diễn tả của trận động đất lịch sử còn lưu lại trong họ đến suốt cuộc đời... Sống trong những ngày tháng khắc nghiệt đến đáng sợ đó, với tinh thần của “người lính ngoại giao”, đôi chân họ đã không chùn lại, bước tới mọi giới hạn của thử thách để cùng nhau làm nên những câu chuyện diệu kỳ!
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đội cứu nạn, cứu hộ Việt Nam tại hiện trường vụ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ)
Đội cứu nạn, cứu hộ Việt Nam tại hiện trường vụ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ)

Công tác bảo hộ công dân muôn hình vạn trạng, nhiều khi phức tạp và không có tiền lệ. Nhiệm vụ này tại Cơ quan đại diện ở Thổ Nhĩ Kỳ có đặc thù gì, thưa Đại sứ?

Xuyên suốt chiều dài 78 năm phát triển, công tác bảo hộ công dân (BHCD) mà ngành Ngoại giao được Đảng và Nhà nước giao phó luôn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của các Cơ quan đại diện.

Hoàn thành nhiệm vụ này luôn đòi hỏi rất cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của tất cả cán bộ, nhân viên. Bởi lẽ, đây thực sự là một nhiệm vụ hết sức phức tạp và khó khăn, luôn có thể xuất hiện những thách thức ngoài tiên liệu, đặc biệt là phải giải quyết nó trong một môi trường xa lạ, các yếu tố khách quan tác động rất lớn đến các giải pháp của Cơ quan đại diện.

Nhưng có lẽ vì thế mà công tác BHCD cũng đem đến cho cán bộ, nhân viên sứ quán niềm vui, tự hào mỗi khi hoàn thành. Công tác BHCD tại Thổ Nhĩ Kỳ có những đặc thù theo kiểu “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”.

Thổ Nhĩ Kỳ có diện tích hơn gấp đôi Việt Nam (783.562 km2), gồm 81 tỉnh trải rộng trên địa hình đồi núi hết sức phức tạp. Theo con số ước tính của Cơ quan di trú Thổ Nhĩ Kỳ, gần 200 người Việt đang sinh sống, làm việc và học tập tại đây.

Trong số đó, một lượng lớn là các cô dâu Việt. Họ sống rải rác, ít có mối liên hệ với nhau (một phần do khoảng cách địa lý xa xôi giữa các tỉnh, phần nữa do văn hóa Hồi giáo, các ông chồng Thổ Nhĩ Kỳ “quản vợ” rất chặt). Tình trạng sống “biệt lập” này khiến đến ngay cả Cơ quan di trú Thổ Nhĩ Kỳ cũng không kiểm soát được tình trạng sinh sống, làm việc của các cô dâu Việt.

Một đặc thù nữa là Đại sứ quán còn phải đảm nhiệm công tác BHCD tại Bắc Cyprus. Vùng lãnh thổ này chưa được ta công nhận về mặt ngoại giao, nhưng được cái may là đi lại từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Bắc Cyprus khá thuận lợi. Tại Bắc Cyprus, có thời điểm hơn 3.000 người Việt sinh sống và làm việc nhưng hầu hết đều sang dưới dạng du lịch. Tình hình cộng đồng người Việt khá phức tạp, thường xuyên có những vụ việc liên quan đến pháp luật, thậm chí đã có một vài án mạng.

Tựu trung, cũng giống như hầu hết địa bàn khác, công tác BHCD tại Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng những đặc thù nêu trên khiến Đại sứ quán phải luôn chủ động tìm kiếm những giải pháp riêng.

Trận động đất lịch sử với những thiệt hại nặng nề đầu năm nay ám ảnh nhiều người. Nhớ về những ngày tháng ấy và chiến dịch bảo hộ công dân trong điều kiện khắc nghiệt, điều gợi lên trong Đại sứ là...

Trận động đất kinh hoàng hồi tháng Hai đã tàn phá 11 tỉnh Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, cướp đi hơn 50 nghìn sinh mạng, theo ước tính của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thì thiệt hại vật chất ước tính hơn 120 tỷ USD.

Thổ Nhĩ Kỳ coi trận động đất lần này còn khủng khiếp hơn trận động đất năm 1939. Rất may cho chúng ta (trong so sánh với Indonesia và Philippines), chỉ có bảy cô dâu Việt sinh sống tại khu vực động đất.

Số lượng tuy ít nhưng công tác BHCD lại chẳng đơn giản chút nào. Chỉ riêng việc xác định chính xác số lượng người Việt và địa chỉ sinh sống đã là thách thức không nhỏ đối với Đại sứ quán.

Phức tạp hơn, các cô dâu này lại đang cùng gia đình lánh nạn ở những vùng đất khác, phần lớn là ngoài đồng ruộng. Cùng thời điểm, trong khi vẫn phải hoàn thành các công việc thường nhật của Cơ quan đại diện, tuy chỉ có bảy người nhưng chúng tôi phải thực hiện song song hai nhiệm vụ bao gồm: hỗ trợ hai đoàn cứu hộ cứu nạn của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng (hai đoàn này tác chiến tại hai tỉnh cách nhau khoảng 400 km); công tác BHCD, cụ thể là cứu trợ các cô dâu Việt và gia đình (bảy cô dâu Việt sống biệt lập tại bốn tỉnh).

Chính vì phải thực hiện các nhiệm vụ trong bối cảnh như vậy nên với cá nhân tôi chắc sẽ không bao giờ quên ít nhất hai điều.

Thứ nhất là sức tàn phá khủng khiếp của thiên nhiên. Đoàn sứ quán chúng tôi đã có mặt tại 7/11 tỉnh chịu ảnh hưởng của trận động đất, thậm chí có nhiều lúc còn chịu tác động trực tiếp của các dư chấn. Cảnh đổ nát, hoang tàn, các con đường bị đứt gãy khắp dọc đường đi là những hình ảnh chắc có lẽ sẽ đi cùng tôi tới cuối cuộc đời. Nhìn cảnh vật hoang tàn do sự tàn phá của thiên nhiên, tôi càng thấm thía một kết luận về các vấn đề toàn cầu của các nhà khoa học đã chỉ ra cách đây mấy chục năm: Nếu không có sự chung tay của toàn nhân loại, chúng ta sẽ chẳng có hy vọng nào khắc phục được thảm họa thiên nhiên.

Thứ hai là tình người trong bối cảnh khốn cùng. Trong quá trình tham gia chiến dịch, chúng tôi không chỉ trực tiếp được chứng kiến những hình ảnh chia sẻ đồ ăn, quần áo, lều bạt... của những người dân nơi tâm chấn, mà còn cảm nhận được sự bao bọc, đồng cảm lẫn nhau của họ.

Khi biết chúng tôi tham gia cùng hai đoàn cứu hộ từ Việt Nam sang, người dân địa phương tiếp đón và bày tỏ tình cảm khiến mọi người trong đoàn không cầm được nước mắt xúc động... Đặc biệt, khi gặp gỡ bà con người Việt tại ngay nơi tâm chấn động đất, chúng tôi càng thấm thía nghĩa tình “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

Đại sứ Đỗ Sơn Hải (giữa) tại hiện trường vụ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ)
Đại sứ Đỗ Sơn Hải (giữa) tại hiện trường vụ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ)

Theo Đại sứ, đâu là những yếu tố tiên quyết quyết định sự thành công của chiến dịch BHCD trong bối cảnh khủng hoảng như thiên tai, dịch bệnh hay xung đột?

Trong sự khắc nghiệt do ảnh hưởng của thảm họa thiên nhiên, yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của chiến dịch BHCD là tinh thần trách nhiệm, dũng cảm đương đầu với thử thách, chủ động tìm kiếm giải pháp ứng phó của tất cả cán bộ, nhân viên Đại sứ quán. Nếu không đủ dũng khí và hiểu được trách nhiệm lớn lao của cán bộ ngoại giao trong công tác BHCD, thì chỉ cần chứng kiến thảm họa qua các phương tiện truyền thông cũng đủ làm chùn bước.

Bên cạnh đó, sự trợ giúp nhiệt tình, hiệu quả của cán bộ, người dân địa phương và bà con người Việt là nhân tố không kém phần quan trọng giúp chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ BHCD. Không chỉ với chúng tôi, mà với cả rất nhiều người dân Thổ Nhĩ Kỳ, đây là lần đầu tiên trong đời chứng kiến thảm họa động đất ở mức độ kinh hoàng như vậy. Chính vì sự thiếu hiểu biết về thảm họa thiên nhiên cùng với quá nhiều trở ngại khách quan nảy sinh, nên nếu thiếu đi sự hỗ trợ từ bên ngoài chắc chắn chúng tôi không thể giải quyết được hầu hết vấn đề trong thời gian ngắn.

Đặc biệt, cách đối phó với thảm họa động đất có thể nói là tuyệt vời của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng là nhân tố có tính nền tảng cho sự thành công của chiến dịch. Đơn cử như việc chính phủ mau chóng khắc phục tình trạng đứt gãy giao thông do động đất. Chỉ sau bốn ngày sau dư chấn ngày 6/2, các con đường, cầu, sân bay bị vỡ, gãy đã được chính quyền khôi phục. Nhờ đó, chúng tôi có thể gặp trực tiếp tất cả bà con người Việt gặp nạn. Hoặc việc bố trí đưa đón chu đáo, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho các đoàn cứu hộ cứu nạn từ 84 quốc gia. Hai đoàn cứu hộ cứu nạn của Việt Nam sang đến nơi là có thể tác chiến ngay lập tức.

Gian nan, vất vả và có những hy sinh thầm lặng là vậy mới thấy cái rõ hơn “sứ mệnh đồng hành” của mỗi nhà ngoại giao ở nước ngoài. Đại sứ cảm nhận như thế nào về sứ mệnh đó?

Tôi nghĩ, khi đã quyết định chọn ngành Ngoại giao, mỗi cán bộ đều biết về sứ mệnh này, được ghi trong các văn bản pháp quy của Ngành, điển hình là “Luật cơ quan đại diện”.

Tuy nhiên, có thể lúc đầu không ít cán bộ ngoại giao chỉ hiểu đơn thuần đó là nhiệm vụ phải hoàn thành. Thực tiễn hoạt động ngoại giao mới là chất xúc tác nâng tầm nhiệm vụ này thành “sứ mệnh”, hay đơn giản lúc này mỗi cán bộ ngoại giao tự cảm nhận nhiệm vụ này không phải đơn thuần là mệnh lệnh hành chính mà là “mệnh lệnh của trái tim”.

Thực tiễn ngoại giao còn giúp làm rõ hơn nội hàm “sứ mệnh đồng hành”. Cụ thể là, mỗi cán bộ ngoại giao cần luôn gắn mình với cộng đồng trong nước, cộng đồng người Việt tại sở tại và cuối cùng là không thể xa rời địa bàn. Chỉ khi luôn gắn kết, đồng hành với cả ba nhân tố này thì mỗi cán bộ ngoại giao mới đủ dũng khí và trí tuệ trong quá trình thực thi các nhiệm vụ đối ngoại được Đảng và Nhà nước giao phó.

Người Việt ở Thổ Nhĩ Kỳ: Những ngày đáng nhớ nơi tâm chấn động đất

Người Việt ở Thổ Nhĩ Kỳ: Những ngày đáng nhớ nơi tâm chấn động đất

Trở về Istanbul sau một tuần đi tình nguyện cùng đoàn cứu hộ, cứu nạn Việt Nam ở những vùng tâm chấn của trận động ...

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: Đoàn Quân đội Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: Đoàn Quân đội Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn

Chiều 22/2 (giờ địa phương), đoàn cứu hộ, cứu nạn Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam lên đường trở về nước, kết thúc chuyến ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Phát huy tinh thần phục vụ, không ngừng nâng cao hiệu quả công tác lãnh sự và bảo hộ công dân

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Phát huy tinh thần phục vụ, không ngừng nâng cao hiệu quả công tác lãnh sự và bảo hộ công dân

Ngày 1/6, tại trụ sở Bộ, Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị quán triệt nâng cao hiệu quả của ...

Công tác bảo hộ công dân: Công dân cần, chúng tôi có

Công tác bảo hộ công dân: Công dân cần, chúng tôi có

Nhờ sự phối hợp hiệu quả giữa Bộ Ngoại giao với các cơ quan hữu quan trong nước và các Cơ quan đại diện Việt ...

Để công tác bảo hộ công dân ngày một hiệu quả, hiện đại và chuyên nghiệp hơn

Để công tác bảo hộ công dân ngày một hiệu quả, hiện đại và chuyên nghiệp hơn

Trả lời phỏng vấn Báo TG&VN, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã phác họa bức tranh phản ánh công tác bảo ...

(thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

79 năm Ngoại giao Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/11 và sáng 23/11: Lịch thi đấu Bundesliga - Munich vs Augsburg; La Liga - Getafe vs Valladolid

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/11 và sáng 23/11: Lịch thi đấu Bundesliga - Munich vs Augsburg; La Liga - Getafe vs Valladolid

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/11 và sáng 23/11: Lịch thi đấu Bundesliga - Munich vs Augsburg; Ligue 1 - Paris Saint-Germain vs Toulouse...
Hướng dẫn cách làm video TikTok đơn giản và thu hút nhất

Hướng dẫn cách làm video TikTok đơn giản và thu hút nhất

Cách để làm video TikTok thu hút và lên xu hướng là gi? Hãy cùng khám phá 4 cách tạo video TikTok triệu view từ hình ảnh và video có ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong ...
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Chuyến thăm tới Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn diễn ra trong bối cảnh hai nước có một số sự kiện rất quan trọng trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia: Sẻ chia khát vọng và tầm nhìn tới tương lai

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia: Sẻ chia khát vọng và tầm nhìn tới tương lai

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm phản ánh cam kết của cả hai nước trong việc củng cố mối quan hệ song phương.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Hàng trăm nhà ngoại giao tham gia hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh

Hàng trăm nhà ngoại giao tham gia hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh

Hơn 300 nhà ngoại giao nước ngoài đã tham gia Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh.
Phiên bản di động