Covid-19: Thế giới thế nào sau dịch bệnh?

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Dịch bệnh covid-19 đặt ra thách thức rất lớn đối với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Thế giới và quan hệ giữa các quốc gia sẽ thế nào sau đại dịch? Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
covid 19 the gioi the nao sau dich benh Châu Âu với covid-19: Gặp khó ló bất cập
covid 19 the gioi the nao sau dich benh Covid-19: Cuộc chơi với Thuyết âm mưu
covid 19 the gioi the nao sau dich benh
Trên phương diện toàn cầu hoá, dịch bệnh buộc các nước và các đối tác phải hình thành những chốt an toàn mới khi tiếp tục tham gia toàn cầu hoá. Minh hoạ của Dom McKenzie (The Observer).
covid 19 the gioi the nao sau dich benh Châu Âu với covid-19: Mới thấy, chưa thấm

TGVN. Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng đã đưa ra được một vài biện pháp mạnh để bảo vệ khối và các nước thành ...

Thế giới hiện tại đã khác biệt rất nhiều trên nhiều phương diện so với thế giới vào thời điểm trước khi dịch bệnh viêm phổi cấp (Covid-19) do virus corona gây ra bùng phát.

Chỉ chậm lại chứ không đảo ngược xu thế

Vẫn thế giới và trái đất ấy thôi nhưng nhịp sống của con người và nhịp hoạt động của quốc gia đã chậm lại rất đáng kể. Ưu tiên chính sách của quốc gia và thói quen sống của con người đều bị buộc phải khác trước. Quốc gia trực diện với thách thức bất ngờ mới và con người phải làm quen với môi trường sống mới. Suy ngẫm của tất cả về hiện tại và tương lai cũng phải bỏ lối mòn mà theo lối mới.

Dịch bệnh thử thách sự đoàn kết và đồng thuận trong nội bộ xã hội, sự tin cậy của người dân vào lãnh đạo đất nước. Dịch bệnh làm bộc lộ rõ nét bản chất của chế độ chính trị. Dịch bệnh làm thay đổi nhận thức và hành động của nhà nước và người dân.

Thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đến mức độ như thế nào phụ thuộc vào dịch bệnh này còn lây lan và hoành hành đến tận những nơi đâu nữa và đến bao giờ. Nhưng điều hiện có thể chắc chắn được là các nước và các nơi sau dịch bệnh đều phải định hướng lại, tổ chức lại và chuẩn bị phòng ngừa hiệu quả hơn nữa cho việc đối phó dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai.

Trong tất cả cái giá phải trả cho mọi sai lầm hoặc chậm trễ, chủ quan và thiếu chuẩn bị đối phó dịch bệnh đều có bài học kinh nghiệm quý giá, và cả đau đớn nữa, có thể giúp không còn phải trả giá đắt cho tương lai. Trên các chương trình nghị sự song phương cũng như đa phương, chủ đề nội dung hợp tác nhằm phòng ngừa và ứng phó dịch bệnh trở nên không những không thể thiếu mà còn được coi trọng đúng mức.

Dịch bệnh này không làm đảo ngược được xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế trên thế giới nhưng làm cho chậm lại nhịp độ toàn cầu hoá và làm thay đổi quan hệ quốc tế trước hết trên phương diện cách tiếp cận, ưu tiên định hướng, tổ chức và vận hành các mối quan hệ quốc tế.

Cấu trúc lại toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế

Dịch bệnh sẽ kích hoạt một quá trình có thể gọi chung là cấu trúc lại toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Thế giới sau dịch bệnh này là thế giới mà trong đó nhà nước quốc gia phải xác định lại vị trí của nó trong thế giới được toàn cầu hoá và trong những liên minh, liên kết mà quốc gia ấy tham gia để tự bảo vệ tốt hơn trước tác động tiêu cực từ bên ngoài và để đóng góp thực chất hơn vào việc cả thế giới khắc phục những tác động tiêu cực ấy.

Hơn bao giờ hết, tính bền vững và thực chất tiến triển của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế phải được coi trọng hơn tốc độ và phạm vi diễn tiến của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Nếu tạo dựng được ở đây sự hài hoà và hậu thuẫn lẫn nhau, bổ sung cho nhau thì sẽ có về được hiệu ứng cộng hưởng, thể hiện cụ thể ở sức đề kháng cao hơn trước dịch bệnh mới và khả năng to lớn hơn trong ứng phó hiệu quả với dịch bệnh.

Dịch bệnh thử thách sự đoàn kết và đồng thuận trong nội bộ xã hội, sự tin cậy của người dân vào lãnh đạo đất nước. Dịch bệnh làm bộc lộ rõ nét bản chất của chế độ chính trị. Dịch bệnh làm thay đổi nhận thức và hành động của nhà nước và người dân.

Trên phương diện toàn cầu hoá, dịch bệnh này buộc các nước và các đối tác phải hình thành những chốt an toàn mới khi tiếp tục tham gia toàn cầu hoá. Vấn đề đặt ra phải giải quyết là lựa chọn tốc độ và phạm vi, lĩnh vực và lộ trình để ngay từ đầu đã có thể phòng ngừa được tác động, hậu quả và hệ luỵ của những mặt trái của toàn cầu hoá. Vấn đề đặt ra ở đây đối với toàn cầu hoá là thu hẹp sự khác biệt để tạo nên sự đồng nhịp giữa các nước, các đối tác trong sự tham gia vào toàn cầu hoá.

Trên phương diện hợp tác quốc tế, dịch bệnh này cũng làm bộc lộ những mặt trái của hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế theo cách giáo điều hay coi trọng hình thức không giúp ích gì cho việc đối phó dịch bệnh trong khuôn khổ phạm vi quốc gia cũng như trên phạm vi thế giới. Thảm trạng hiện tại trong EU là bằng chứng thời sự nhất và rõ nét nhất.

Chỉ khi thật sự thực chất và bền vững thì hợp tác quốc tế mới có thể vượt qua được những thử thách hình thành từ những quyết sách tình thế của nhà nước quốc gia để xử lý những tình huống khẩn cấp vì lợi ích chính đáng của quốc gia ấy.

Dịch bệnh lần này làm cho cả thế giới chững lại để đối phó và đẩy lùi dịch bệnh, nhưng đồng thời cũng còn để tỉnh táo và thực tế suy ngẫm về gây dựng tương lai cho thế giới sau đại dịch.

covid 19 the gioi the nao sau dich benh Hai kịch bản Covid-19 tác động đối với nền kinh tế Mỹ

TGVN. Theo CNN, từ khi dịch Covid-19 lây lan, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ đã rơi tự do. Giá dầu cũng đang ...

covid 19 the gioi the nao sau dich benh WHO tại Việt Nam cảm ơn những người hùng thầm lặng trong cuộc chiến chống Covid-19

TGVN. Trong đoạn clip ngắn, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO) gửi lời cảm ơn chân thành đến những người hùng thầm ...

covid 19 the gioi the nao sau dich benh Dịch Covid-19: Truyền thông quốc tế đánh giá cao hiệu quả kiểm soát dịch của Việt Nam

TGVN. Trang scoopwhoop.com của Ấn Độ ngày 17/3 đăng bài bình luận nhận định Việt Nam là một trong những ví dụ thành công nhất ...

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 3-4/4/2024 theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Nhân dịp ông Prabowo Subianto được bầu làm Tổng thống Indonesia, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện chúc mừng.
Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga ...
Dự báo thời tiết ngày mai (29/3): Bắc Bộ đêm và sáng mưa rào, giông, cục bộ mưa to đến rất to; Tây Nguyên, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (29/3): Bắc Bộ đêm và sáng mưa rào, giông, cục bộ mưa to đến rất to; Tây Nguyên, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (29/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có nền lịch sử lâu đời và nền văn hóa chứa đựng nhiều điều thú vị, đặc biệt là những lễ hội đặc ...
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động