TIN LIÊN QUAN | |
Khán giả Ninh Bình hào hứng đi xem Chèo | |
Diễn Chèo bằng tích ngoại: Tại sao không? |
Khi xem vở Cát bụi của Cố nhà văn Triệu Huấn do NSND Xuân Huyền đạo diễn, người ta cảm thấy dường như sự độc hành của những cái ác. Nhưng thông qua đó, vở diễn lại nhen nhóm lên trong lòng khán giả tính hướng thiện.
NSND Tiến Đạt và NSND Trung Hiếu. |
Vở kịch có nội dung xoay quanh hành vi tham nhũng của ông Thúc Đại bị phát hiện, đổ bể. Thúc Đại đã dùng mọi thủ đoạn để chối tội, chạy tội và thuê người viết sách “lăng-xê” mình. Vì tiền bạc và quyền lực, Thúc Đại sẵn sàng dùng vợ làm “mỹ nhân kế” để tiến thân. Hậu quả sau này ông mới biết, ba đứa con của mình đều là con của kẻ khác. Gia đình giàu có nhưng bất hạnh. Con cái chỉ mong bố chia tài sản. Trong một lần đi xem bói, Thúc Đại không nhận ra ông Cả Khoa (người tình địch cũ), biết rất rõ quá khứ “bất hảo” của mình. Do bị đọc đúng “tâm địa”, Thúc Đại đã viết lá sớ nhận tội. Tình cờ có lá sớ trong tay, nhà văn Tống Thoại (con ông Cả Khoa) đã tận dụng cơ hội này để “tống tiền” và xin cưới con gái Thúc Đại, mong thoát được cảnh nghèo hèn.
Kịch tính vở diễn đã được đẩy lên tới cùng cực, phanh phui đến cùng những bí ẩn trong màn cuối. Đó là cảnh ông Thúc Đại vỡ tim mà chết. Trong đám tang ông, các con ông không đứa nào đeo tang, mà kéo lê chiếc khăn trên sàn diễn.
Sự độc đáo của vở diễn không chỉ nằm trọn trong nội dung sâu sắc của nó mà còn qua bàn tay đạo diễn tài hoa của nghệ sỹ nhân dân (NSND) Xuân Huyền và diễn xuất của “dàn sao” của Nhà hát kịch Hà Nội khi có đến ba NSND như Tiến Đạt, Hoàng Dũng và Trung Hiếu.
Chia sẻ với tôi sau cánh gà, ngay trước khi vở diễn bắt đầu, NSND Tiến Đạt (thủ vai Thúc Đại) bồi hồi: “Nhớ ngày đầu diễn Cát bụi, một tác phẩm chỉ có bi kịch nối bi kịch với cái kết là đám tang và không có điểm mở, tôi, đạo diễn và các anh em bên quản lý văn hóa đều lo. Thế nhưng, ai cũng thấy, chính việc không có điểm mở khi kết thúc, khi cái ác bị đẩy đến tận cùng, thì người ta mới thấy cái thiện đẹp đẽ biết bao. Chính vì thế mà nó được đón nhận và đó là một vở kịch hấp dẫn từ đầu đến cuối”.
Đúng như những gì NSND Trung Hiếu (thủ vai Tống Thoả) - Quyền Giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội chia sẻ, Cát bụi vẫn mang đến cho khán giả sức hấp dẫn vốn có của nó. Điều đó được khẳng định khi trải qua hơn một thập kỷ công diễn, khán giả vẫn đồng loạt đứng dậy vỗ tay trước thành công của vở kịch, thành công của đạo diễn và các diễn viên. Đó cũng là lý do mà dù được công diễn ở Nga, Đức, Ba Lan hay Czech…, đi đến đâu, sức hấp dẫn của Cát bụi vẫn chưa bao giờ suy giảm bởi tính thời sự sâu sắc.
Thật không ngoa khi nói rằng, Cát bụi đã làm nên cú bứt phá cho nghệ thuật sân khấu, cả về không gian và thời gian.
Lời giải nào cho bài toán sân khấu Thủ đô? Đã từ lâu sân khấu Thủ đô vẫn tồn tại trong bối cảnh vắng khán giả. Câu chuyện này thêm một lần lại được xới ... |
NSND Anh Tú làm mới “Truyện Kiều” trên sân khấu kịch Dựa trên kiệt tác “Truyện Kiều” của Đại thi hào dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du (1765 - 1820), vở ... |
Nâng cao chất lượng sân khấu Cải lương để thu hút khán giả Từ 6-23/11, tại tỉnh Bạc Liêu sẽ diễn ra “Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2015”, với sự tham ... |