CUES mở rộng: Sáng kiến "đúng lúc" của Singapore

Một cơ chế giải quyết "va chạm ngoài ý muốn" trên biển là cần thiết ở Biển Đông hiện nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
cues mo rong sa ng kie n du ng lu c cu a singapore
Va chạm trên biển Đông luôn là mối quan ngại của các quốc gia hữu quan. (Nguồn: Economic Times)

Theo nhà nghiên cứu Lee Ying Hui thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), nguy cơ xảy ra các vụ đối đầu quân sự ngoài ý muốn trên Biển Đông đã gia tăng đáng kể với việc Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không HQ-9 và Mỹ điều nhóm tàu sân bay đến vùng biển tranh chấp. Trong bối cảnh đó, Singapore đã đề xuất áp dụng một Bộ quy tắc cho các vụ va chạm ngoài ý muốn trên biển (CUES) mở rộng trên Biển Đông nhằm giúp hạ nhiệt căng thẳng. Liệu đề xuất này có hiệu quả?

Căn nguyên của xung đột

Thực tế cho thấy những diễn biến gần đây trên Biển Đông là nguồn gốc gây quan ngại nghiêm trọng cho các thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vốn có lợi ích lớn trong đảm bảo an toàn và an ninh ở vùng biển này. Hoạt động quân sự hóa tiếp diễn ở vùng biển tranh chấp đang gia tăng nguy cơ đối đầu quân sự ngoài ý muốn, đe dọa ổn định khu vực. Đặc biệt, hoạt động bồi đắp lấn biển và thiết lập cơ sở quân sự của Trung Quốc tại những đảo tranh chấp, cùng với hoạt động hải quân ngày càng khoa trương của Mỹ ở khu vực, đang gia tăng hơn nữa tính phức tạp và dễ biến động ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 17/2 cáo buộc Trung Quốc đang quân sự hóa Biển Đông, sau khi Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không HQ-9 và hệ thống rada trên đảo Phú Lâm (Woody Island). Theo quan điểm của Washington, hoạt động bồi đắp lấn biển của Trung Quốc để xây đảo nhân tạo và thiết lập cơ sở quân sự được xem là mối đe dọa với hoạt động tự do hàng hải ở vùng biển tranh chấp.

Đáp trả tuyên bố của ông Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị biện luận rằng họ xây dựng trên đảo Phú Lâm “những cơ sở phòng vệ hạn chế và cần thiết... nhất quán với quyền tự vệ (của Trung Quốc)". “Trung Quốc không thể bị đổ lỗi cho việc quân sự hóa”, ông Vương Nghị tuyên bố sau khi Mỹ triển khai một nhóm tàu sân bay đến vùng biển tranh chấp. Bắc Kinh từ lâu vẫn xem sự hiện diện tăng cường của hải quân Mỹ ở Biển Đông, và việc Washington bán nhiều tàu hải quân cho các nước ASEAN có tranh chấp khác (như Philippines) là mối đe dọa với cái mà Bắc Kinh tự tuyên bố là "chủ quyền và lợi ích" của mình trên Biển Đông.

Việc cáo buộc lẫn nhau giữa Washington (và các bên tranh chấp khác) với Bắc Kinh cho thấy nhận thức về quân sự hóa đang mang tính chủ quan cao. Một hành động được một bên nhìn nhận là hành động quân sự hóa thường được bên kia xem là mang tính tự vệ. Tình thế "lưỡng nan an ninh" này đã giải thích cho sự gia tăng căng thẳng hiện nay trên Biển Đông. Với giả định rằng hai bên đều có ý định phòng thủ, những hành động của Bắc Kinh nhằm mục đích củng cố an ninh của mình sẽ gây mất an ninh cho Washington và các bên khác khiến họ đưa ra hành động tương tự, và ngược lại. Chính vì thế, những hành động này đang tạo ra một vòng xoáy luẩn quẩn dẫn đến gia tăng căng thẳng hơn nữa trên Biển Đông.

Trước tình hình đó, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan trong chuyến thăm mới đây tới Trung Quốc cho biết Singapore đã đề xuất “mở rộng CUES đến cả tàu hải quân và cảnh sát biển” với Bắc Kinh. Trước đó, CUES đã được 21 quốc gia thành viên Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc và toàn bộ các nước ASEAN có tranh chấp, thông qua vào tháng 4/2014. Đề xuất của Singapore được đưa ra đúng thời điểm, giúp hạ nhiệt căng thẳng khi đề cập đến quy tắc can dự cho những va chạm ngoài ý muốn trên biển và tránh tính toán sai của các bên liên quan. Dù không mang tính bắt buộc, CUES vẫn có thể là một công cụ quản lí tạm thời căng thẳng gia tăng do sự đình trệ trong đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông mà Trung Quốc và các nước ASEAN đang nỗ lực thực hiện.

cues mo rong sa ng kie n du ng lu c cu a singapore
Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan hội kiến Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh tháng 3/2016. (Nguồn: Tân Hoa Xã)

Bước tiến quan trọng

Dù vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, có nhiều lí do để lạc quan rằng đề xuất trên của Singgapore sẽ được chấp nhận. Trung Quốc, Mỹ và ASEAN đều thể hiện sự sẵn sàng chấp nhận CUES trên Biển Đông. Đáng nói, Trung Quốc đã đưa ra đề xuất một “cuộc tập huấn chung về CUES (với ASEAN)... trong năm 2016 trên Biển Đông” hồi tháng 10/2015. Tuy nhiên, các bên liên quan cần giải quyết nhiều thách thức trước khi thông qua CUES.

Thực tế cho thấy, CUES chỉ áp dụng với Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và biển xa, không phải với vùng biển chủ quyền nên sẽ rất khó để các nước có tranh chấp, đặc biệt là Trung Quốc, chính thức đồng ý mở rộng CUES cho toàn bộ khu vực Biển Đông. Nhiều khả năng Mỹ, cùng với một nước ASEAN có tranh chấp như Philippines và Việt Nam, sẽ coi đề xuất này là không hữu ích và hiện cũng chưa rõ phản ứng của Trung Quốc. Tuy nhiên, những khó khăn về kĩ thuật trong việc áp dụng quy định phức tạp này với tàu dân sự chắc chắn sẽ khiến quá trình đàm phán kéo dài và làm chậm việc áp dụng một CUES mở rộng.

Dù việc "không bao gồm tàu dân sự" có thể hạn chế hiệu quả thực tế, song đề xuất về CUES mở rộng của Singapore, nếu được áp dụng, vẫn sẽ là một cơ chế xây dựng lòng tin quan trọng để giúp quản lý tình trạng căng thẳng gia tăng trên Biển Đông. Bước đi nhỏ này sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa Mỹ, Trung Quốc, và các nước ASEAN đồng thời là một nền tảng quan trọng để thúc đẩy mở rộng CUES và nhiều cơ chế hợp tác khác trên Biển Đông.

TNB (theo RSIS)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới mang ‘thương hiệu’ riêng của ...
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Chuyến công tác của Thủ tướng đã thành công hết sức tốt đẹp, cả đa phương và song phương

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Chuyến công tác của Thủ tướng đã thành công hết sức tốt đẹp, cả đa phương và song phương

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình trả lời về kết quả chuyến công tác tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Chuyên gia hàng đầu: Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Chuyên gia hàng đầu: Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo chuyên gia kinh tế nổi tiếng, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời ...
Trùng Khánh: Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Trùng Khánh: Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ.
Phó Chủ tịch nước thăm chính thức Thụy Điển: Củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa hai nước

Phó Chủ tịch nước thăm chính thức Thụy Điển: Củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa hai nước

Đại sứ Trần Văn Tuấn lời phỏng vấn báo chí về chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.
Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Xung đột Ukraine phơi bày nhiều điểm yếu trong khả năng tự vệ của châu Âu và việc ông Trump tái đắc cử có thể làm đảo lộn an ninh lục địa này.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Rabbi Silverman: Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề Ukraine và Trung Đông thế nào?

Rabbi Silverman: Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề Ukraine và Trung Đông thế nào?

Thế giới và Việt Nam phỏng vấn nhanh ông Rabbi Silverman, công dân Mỹ gốc Do Thái về chiến thắng của ông Donald Trump và đường hướng giải quyết các vấn đề nóng của nước ...
NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Vụ phóng diễn ra trong khuôn khổ một cuộc tập trận bắn đạn thật của Hàn Quốc, diễn ra tại quận ven biển Taean, cách Seoul 108 km về phía tây Nam.
Quốc hội Nicaragua vừa quyết định mở cửa đón quân đội Nga, Mỹ và loạt nước, vì sao?

Quốc hội Nicaragua vừa quyết định mở cửa đón quân đội Nga, Mỹ và loạt nước, vì sao?

Nicaragua sẽ cho phép quân đội, tàu và máy bay quân sự của Nga, Mỹ, Cuba, Venezuela và Mexico vào nước này trong nửa đầu năm 2025.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
Phiên bản di động