TIN LIÊN QUAN | |
Khai mạc Diễn đàn Tiếng nói tương lai APEC 2017 | |
Khai mạc Hội nghị tổng kết các quan chức cao cấp của APEC 2017 |
Tiến tới FTAAP
Trong kỳ họp đầu tiên của ABAC tại Thái Lan (19-23/2/2017), nhiều vấn đề quan trọng đã được bàn tới như: hội nhập kinh tế khu vực, tiếp tục xây dựng các sáng kiến và khuyến nghị ủng hộ WTO và chống bảo hộ; thúc đẩy việc hình thành Khu vực mậu dịch tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP); đẩy mạnh chương trình nghị sự về dịch vụ; tiếp tục tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.
Chủ tịch Hội đồng tư vấn doanh nghiệp của APEC 2017 (ABAC) Hoàng Văn Dũng. |
Ðể phát triển bền vững, ABAC đề nghị tăng cường an ninh và năng lượng bền vững; đẩy mạnh an ninh lương thực; khai thác tài nguyên bền vững; xây dựng cộng đồng bền vững và bao trùm; xây dựng chính sách phối hợp giữa các Bộ, ngành về y tế, tài chính và kinh tế để đảm bảo xây dựng lực lượng lao động có sức khỏe tốt.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) và thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp, ABAC trao đổi về các vấn đề tạo môi trường thuận lợi cho MSMEs tham gia vào thị trường quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên kỹ thuật số; tạo thuận lợi cho phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế.
Trong hợp tác tài chính và kinh tế, ABAC đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng cơ sở, xây dựng chương trình cải cách cơ cấu và tạo môi trường đầu tư thuận lợi, mở rộng và phối hợp với hạ tầng kết nối toàn cầu, tạo thuận lợi cho MSMEs tiếp cận nguồn vốn...
Trước hiện tượng chống toàn cầu hóa và bảo hộ có dấu hiệu gia tăng, ABAC tiếp tục kiến nghị với APEC ủng hộ tự do hóa thương mại và các hệ thống thương mại đa phương; thực hiện các Mục tiêu Bogor và tiến tới FTAAP. ABAC cũng cho rằng APEC cần đẩy mạnh cải cách cơ cấu để thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt tập trung vào phát triển bao trùm; tạo thuận lợi cho MSMEs kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu. ABAC và cộng đồng doanh nghiệp cần phối hợp hành động với chính phủ để khắc phục những tác động tiêu cực của tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa.
Ðiều chỉnh để bắt kịp thực tiễn
Qua các kỳ họp Hội đồng của ABAC, các thành viên ABAC đã đưa ra các khuyến nghị về ưu tiên của doanh nghiệp trình lên các Bộ trưởng phụ trách thương mại APEC. Theo đó, thông điệp chính là APEC cần tiếp tục tiến trình toàn cầu hóa và làm cho toàn cầu hóa mang lại hiệu quả tốt hơn.
Các khuyến nghị tập trung vào những lợi ích của việc tự do hóa và phát triển thương mại dịch vụ, cũng như giảm thiểu hàng rào phi thuế quan. ABAC cũng nêu bật tầm quan trọng của WTO và giá trị của các hiệp định thương mại đầy tham vọng và toàn diện, bao gồm mục tiêu cuối cùng là FTAAP. Ngoài ra, ABAC lưu ý, chuỗi cung ứng mạnh mẽ hơn sẽ tạo cơ hội tốt hơn để hiện thực hóa tiềm năng to lớn của kinh tế số. ABAC nhấn mạnh sự cần thiết của các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp nữ tham gia dễ dàng hơn vào thị trường toàn cầu.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi làm việc với lãnh đạo Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC, tháng 9/2017 trong khuôn khổ Năm APEC 2017. |
Chủ nghĩa bảo hộ đang tác động tiêu cực đến việc làm, an ninh lương thực và mức sống của người dân. Các nhà lãnh đạo cần phải loại bỏ những rào cản đối với thương mại, đầu tư và kiên quyết chống lại xu hướng đi ngược lại toàn cầu hóa. ABAC khuyến khích các bên tham gia Hiệp định Ðối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), giữ vững động lực, đương đầu với thách thức để sớm thông qua Hiệp định và duy trì những kết quả chất lượng cao của Hiệp định. Ðồng thời cũng kêu gọi các bên trong Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) kết thúc đàm phán vào cuối năm, đảm bảo toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi.
Hiện nay có một số ý kiến đổ lỗi cho tự do hóa thương mại đã khiến gia tăng các trường hợp mất việc làm và tình trạng xáo trộn kinh tế, nhưng thực tế cho thấy thay đổi về công nghệ và các yếu tố khác còn đóng vai trò lớn hơn.
ABAC cũng công nhận còn nhiều thách thức tiềm ẩn, do vậy người lao động và doanh nghiệp cần điều chỉnh để bắt kịp thực tiễn mới và nỗ lực hơn nữa nếu muốn theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bền vững và bao trùm. Chính phủ và các doanh nghiệp có vai trò bổ sung lẫn nhau trong nỗ lực toàn cầu hóa. Ðồng thời cần phải làm tốt hơn công tác giải thích và tuyên truyền những lợi ích mà thương mại tự do mang lại, đảm bảo lợi ích của toàn cầu hóa được chia sẻ rộng rãi hơn. Các nền kinh tế cần xây dựng các chính sách nội bộ giúp người lao động thích ứng với tình hình mới, thông qua cải cách kinh tế hoặc cơ cấu, giáo dục và đào tạo kỹ năng hoặc các mạng lưới an sinh xã hội.
Giương ngọn cờ toàn cầu hóa
Dù muốn hay không, toàn cầu hóa vẫn là xu thế khách quan, phản ánh quy luật lợi thế so sánh, nhu cầu mở rộng thị trường trao đổi hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin với Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang đẩy mạnh sự phát triển của kỷ nguyên vạn vật kết nối. Không nền kinh tế nào có thể một mình sản xuất mọi thứ với giá thành thấp.
Trong hoàn cảnh đó, thật là thích hợp nếu APEC giương cao ngọn cờ toàn cầu hóa, khu vực hóa, thúc đẩy thương mại, đầu tư xuyên biên giới vì lợi ích của mọi nền kinh tế và mọi người tiêu dùng. Một trong những phương cách để thể hiện vai trò đó là nỗ lực phấn đấu để đạt được Mục tiêu Bogor vào đúng thời hạn năm 2020.
Ðây là thời điểm đầy thách thức đối với tự do hóa thương mại, nhưng chúng ta không được từ bỏ những giá trị cốt lõi cũng như những khát vọng của các nền kinh tế APEC. Ðây chính là lúc cùng nhau thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực. Và chỉ có cách làm như vậy chúng ta mới đạt được nền kinh tế toàn cầu ổn định, bao trùm, hòa bình và thịnh vượng hơn.
Hoàng Văn Dũng
Chủ tịch hội đồng tư vấn doanh nghiệp của APEC 2017
Hoàn tất nội dung, văn kiện trình Hội nghị Bộ trưởng và Cấp cao APEC Sáng 6/11, Hội nghị tổng kết quan chức cao cấp (CSOM) Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ... |
Chính thức khai mạc Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam Tuần lễ Cấp cao APEC (Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) 2017 với chủ đề “Tạo động lực mới, ... |
APEC Việt Nam 2017 - Vun đắp tương lai chung trong một thế giới đang chuyển đổi Ngày 5/11, ngay trước thềm Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), GS. TS. Trần ... |