Cuộc cách mạng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Các nhà sử học thế giới đã ghi nhận Cách mạng tháng Tám của Việt Nam cần được đặt ngang hàng với những cuộc cách mạng Pháp, Nga, Trung Quốc…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuoc cach mang dua dat nuoc tien vao ky nguyen moi Cách mạng Tháng Tám Khởi động cuộc hội nhập lớn của dân tộc
cuoc cach mang dua dat nuoc tien vao ky nguyen moi Sống lại thời khắc hào hùng của “Mùa thu ấy”

Khi nghiên cứu tìm hiểu lịch sử Việt Nam, Cách mạng tháng Tám được xem như sự kiện đánh dấu sự xuất hiện của một đất nước, một dân tộc đã có bề dày lịch sử với biết bao chiến công chói lọi và truyền thống văn hóa cao đẹp.

David Marr - nhà sử học Mỹ đã viết: “Mặc dầu nhỏ hơn về quy mô, cuộc cách mạng của Việt Nam cần được đặt ngang hàng với những cuộc cách mạng Pháp, Nga, Trung Quốc về các mặt mục đích và sự so sánh phê phán. Nó là một minh chứng hàng đầu của một sự nổi dậy cách mạng triệt để trong một khung cảnh thuộc địa… sự thẩm thấu giữa chiến tranh và cách mạng trở nên rõ rệt: 1945 là màn đầu của một vở kịch hùng tráng… với những ảnh hưởng còn đến cả ngày nay trong xã hội Việt Nam”.(1)

cuoc cach mang dua dat nuoc tien vao ky nguyen moi

Cách mạng tháng Tám năm 1945 và bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đưa Việt Nam tiến thẳng vào kỷ nguyên mới. (Nguồn: FinancePlus)                                                                     

Có nhiều ý kiến đặt vấn đề là: như vậy tổng khởi nghĩa tháng Tám chúng ta giành chính quyền từ tay ai? Trong Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rất rõ: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Trên thực tế nhân dân ta đã giành độc lập, tự do từ tay phát xít Nhật và bộ máy chính quyền thân Nhật.

Từ tháng 3/1945, Việt Nam đã rơi vào tình trạng hỗn loạn do khoảng trống về quyền lực chính trị quá lớn. Người Nhật đang lo chống đỡ các đòn tấn công của quân đội đồng minh Anh – Mỹ, chính phủ của Trần Trọng Kim lẫn triều đình của vua Bảo Đại đều không đủ lực lượng quân sự và uy tín chính trị để kiểm soát tình hình. Quân Nhật bắt dân phá lúa trồng đay để phục vụ chiến tranh, cộng thêm thiên tai (nạn đói Ất Dậu) ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ đã làm khoảng hai triệu người chết đói.

Trong thời điểm đó, cuộc họp ngày 13/8/1945 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự tham gia của đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng đã nhận định rằng những điều kiện cho Tổng khởi nghĩa đã chín muồi và chuẩn bị lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa.

Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập gồm: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Lê Thanh Nghị và Chu Văn Tấn. Tuy nhiên, nhiều nơi đã nổi dậy khi chưa nhận được chỉ thị của Trung ương. Trung ương đã cử đoàn cán bộ gồm Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận vào Huế; Hoàng Quốc Việt, Cao Hồng Lãnh, Nguyễn Thị Thập vào Sài Gòn để đôn đốc khởi nghĩa.

Ngày 14/8/1945 một số cán bộ Đảng Cộng sản và Việt Minh dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình, và chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã quyết định cùng nhân dân khởi nghĩa.

Ngày 16/8/1945, một đơn vị giải phóng quân của Việt Minh do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào (Tuyên Quang) kéo về bao vây, tấn công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên.

Ở Huế, ngày 17/8/1945, chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức mít tinh ra mắt quốc dân nhưng cuộc mít tinh đã trở thành cuộc tuần hành ủng hộ Việt Minh. Ngày 23/8/1945 khởi nghĩa ở Huế giành thắng lợi. Chỉ đạo khởi nghĩa có Nguyễn Chí Thanh và Tố Hữu và sự đóng góp của lực lượng thanh niên tiền tuyến.

Tại miền Nam, ở Sài Gòn, hành động chuyển giao quyền lực có ý nghĩa biểu tượng quan trọng là lời cam kết ngày 22/8/1945 của Thống chế Terauchi với đồng chí Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch – hai đại diện cao cấp của Việt Minh – về việc quân Nhật không can thiệp nếu Việt Minh giành chính quyền. Ông Terauchi còn trao kiếm cá nhân và khẩu súng tùy thân cho đại diện của Việt Minh đã làm tin.

Ngày 25/8/1945, Việt Minh và thanh niên Tiền phong làm nòng cốt tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn (nơi chịu sự cai trị trực tiếp của Nhật). Chỉ đạo nổi dậy ở nội thành là nhóm Việt Minh Tiền phong do Trần Văn Giàu chỉ đạo.

Tại Hà Nội, sáng ngày 19/8/1945 hàng chục vạn người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả kéo về quảng trường Nhà Hát Lớn. Khoảng 10h30, một cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa.

Chỉ đạo khởi nghĩa ở Hà Nội có Nguyễn Khang, Trần Tử Bình, Nguyễn Quyết.

Trong điện gửi về Tokyo, Đại sứ Nhật tại Đông Dương xác nhận: “Chiều ngày 19/8, Đại sứ đã “ được mời” đến dự cuộc gặp với các lãnh đạo Etsumei (Việt Minh) và đã tham gia bàn bạc với những người đó, được coi như là các nhà chức trách chính thức”. (2)

Đến ngày 28/8/1945, Việt Nam giành được chính quyền toàn quốc. Hai tỉnh giành được chính quyền cuối cùng là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng.

Sau khi Việt Minh giành chính quyền ở Hà Nội và nhiều nơi khác, Thủ tướng của chính phủ bù nhìn được đế quốc Nhật bảo hộ là Trần Trọng Kim (ở Huế) nộp đơn xin từ chức.

Ngày 22/8/1945, Việt Minh gửi công điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị. Trước đó, sau khi suy nghĩ và bàn bạc với Đại thần Phạm Khắc Hòe vua Bảo Đại tức Nguyễn Vĩnh Thụy đã có quyết định cuối cùng là “Ông sẵn sàng thoái vị ngay nếu người đứng đầu Việt Minh là Nguyễn Ái Quốc”.(3)

Bảo Đại tuyên bố chấp nhận thoái vị, từ bỏ ngai vàng trở thành công dân Vĩnh Thụy. Ngày 25/8/1945 hàng ngàn người tụ tập trước cửa Ngọ Môn xem nhà Vua đọc Tuyên ngôn thoái vị, ông tuyên bố: “Trẫm đã quyết định thoái vị, và trẫm trao quyền cho chính phủ Dân chủ Cộng hòa và “muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị”...(4). Sau khi đọc Tuyên ngôn thoái vị, vua Bảo Đại đã trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho ông Trần Huy Liệu.

Ông Trần Huy Liệu đại diện Việt Minh phát biểu trong lễ thoái vị cảu hoàng đế Bảo Đại, mấy vạn đồng bào vỗ tay và hô vang khẩu hiệu “Việt Nam độc lập muôn năm!”, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm!”. Sau đó hoàng đế Bảo Đại được nhận huy hiệu cờ đỏ sao vàng từ ông Nguyễn Lương Bằng.

Khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị, Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Tân Trào về Hà Nội, dân chúng lúc đó vẫn chưa biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc.

Sáng 26/8/1945, tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ TW Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuộc họp quyết định chuẩn bị tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để ra mắt chính phủ lâm thời cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa.

Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự khai sinh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Và khẳng định: “Chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”.

Tiếp theo đó nhà nước non trẻ tổ chức tổng tuyển cử xây dựng nhà nước dân chủ, độc lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Hồ Chí Minh được 98% số phiếu bầu.

Tháng 9/1945 ông Vĩnh Thụy được chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa mời ra Hà Nội nhận chức “Cố vấn tối cao Chính phủ lâm thời Việt Nam”. Ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu. Ngày 06/1/1946, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Ngày 16/3/1946 ông tham gia phái đoàn Việt Nam dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh thăm Trung Hoa, nhưng ông không trở về nước.

Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của Thực dân Pháp trong gần một thế kỷ tại Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế hơn một nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công và bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đã mở đường đưa dân tộc Việt Nam tiến thẳng vào kỷ nguyên mới trong lịch sử của mình: Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, đồng thời còn khẳng định tính chính danh của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên chính trường quốc tế. 

------------------------                                                                                                                         

  1. David Marr – Vietnam 1945 – The Quest for Power (Việt Nam măm 1945 – Sự tìm kiếm quyền lực – NXB Đại học California, Berkeley, 1995, Tr4 – 10, XXV, 4 và 2;
  2. Dẫn lại theo Lê Trọng Nghĩa -  “ Các ủy ban nhân dân cách mạng ra mắt ở Hà Nội sau khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám”, in trong: 19 – 8: Cách mạng là sáng tạo, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, 1995, tr.94;
  3.  Bảo Đại, những ngày cuối cùng của vương triều An Nam – Daniel Grandclément – NXB Phụ Nữ - tr.205;
  4. Báo Giaoduc.net.

   

cuoc cach mang dua dat nuoc tien vao ky nguyen moi Cách mạng tháng Tám và tầm nhìn Ngoại giao toàn diện Hồ Chí Minh

Dưới sự lãnh đạo tài tình của Bác Hồ, Cách mạng Tháng Tám 1945 - một sự kiện vĩ đại trong lịch sử đấu tranh ...

cuoc cach mang dua dat nuoc tien vao ky nguyen moi Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nhà canh tân và đổi mới vĩ đại

Tại buổi nói chuyện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Cách mạng tháng Tám và công cuộc Đổi mới ở Việt Nam, ...

cuoc cach mang dua dat nuoc tien vao ky nguyen moi Cách mạng Tháng Tám và giá trị của độc lập, tự do

Nếu chúng ta không vươn lên để đuổi kịp các nước đi trước, chúng ta khó lòng bảo đảm được một cách đầy đủ quyền ...

                                                                

Đỗ Nguyệt Hương Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động