TIN LIÊN QUAN | |
Nga phát hiện kho vũ khí của phiến quân ở Syria | |
Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ điện đàm thảo luận về việc rút quân khỏi Syria |
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng đã mất dần chỗ đứng ở khu vực biên giới Iraq – Syria. Thế nhưng, một cuộc chiến mới lại đang dần hiện hữu ở Syria giữa hai đối thủ “không đội trời chung”: Israel và Iran.
Ngày 20/1, không quân Israel đã tiến hành hàng loạt vụ tấn công bằng tên lửa và bom dẫn đường vào các căn cứ quân sự của Iran ở Syria, khiến hơn 10 binh sĩ thiệt mạng.
Đêm 21/1, Israel tiếp tục đợt tấn công thứ hai với quy mô rộng hơn. Đây là động thái cứng rắn của Israel, trái ngược với tâm lý hoang mang lo lắng của nước này cách đây 1 tháng, khi Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố rút 2.000 lính đặc nhiệm khỏi Syria.
Máy bay chiến đấu Israel xuất kích trong một đợt tấn công vào Syria. (Nguồn: Times of Israel) |
Trong những năm qua, Israel duy trì chính sách “mơ hồ” đối với các cuộc tấn công vào Syria, tức không chối bỏ nhưng cũng không thừa nhận. Tuy nhiên gần đây, chính sách này đã thay đổi khi giới chức Israel ngày càng công khai về các chiến dịch quân sự tại Syria.
Đầu tháng 1/2019, Tham mưu trưởng Không quân Israel Gadi Eisenkot khẳng định với New York Times rằng Tel Aviv đã “tấn công hàng nghìn mục tiêu mà không lên tiếng nhận trách nhiệm”. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mới đây cũng nhấn mạnh vụ không kích vào Damascus vừa qua là nhằm chống lại sự hiện diện của Iran ở Syria.
Iran là một trong số ít đồng minh thân cận của Syria, đồng thời là nước đầu tiên giúp đỡ Tổng thống al-Assad trong “Mùa xuân Arab” năm 2011. Tehran đã phái đến Syria hàng trăm cố vấn quân sự, hàng nghìn chiến binh tinh nhuệ, để chống lại các nhóm đối lập ở nước này, củng cố chế độ al-Assad. Ở Syria, Iran chủ yếu tập trung triển khai lực lượng trên bộ và nhanh chóng tận dụng cơ hội để “đứng chân” tại đây.
Chính sự có mặt của Iran ngay “sát sườn” đã khiến Israel không thể ngồi yên. Tel Aviv lo ngại Tehran sẽ tiếp tục hỗ trợ cho phong trào Hezbollah ở Lebanon. Iran được cho là có thể lợi dụng tình hình hiện nay ở Syria để mở đường viện trợ sang Lebanon cho Hezbollah.
Mới đây, Chỉ huy Không quân Iran Aziz Nasirzadeh tuyên bố lực lượng của ông “sẵn sàng đối đầu với Nhà nước Do thái và xóa sổ quốc gia này khỏi Trái đất”. Như vậy, ngoài mặt trận ở Lebanon, Israel đang phải đối phó với sự hiện diện của Iran tại Syria, điều mà nước này coi là mối đe dọa chiến lược.
Về phần mình, sau khi giành lại quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ, Tổng thống al-Assad tuyên bố lực lượng Iran được chào đón ở lại Syria. Tuy nhiên, Nga – vốn cũng là một đồng minh chính của Damascus – lo ngại hệ lụy từ các cuộc tấn công của Israel sẽ làm phức tạp hơn cuộc xung đột vốn chưa kết thúc ở Syria.
Rõ ràng, “ranh giới đỏ” đối với Israel hiện nay là khả năng Iran sẽ cát cứ lâu dài tại Syria. Nguy cơ này có thể thôi thúc Nhà nước Do thái tiến hành thêm những bước đi cứng rắn trong thời gian tới nhằm “tính sổ” hàng nghìn mục tiêu của Iran ở Syria.
Tổng thống Erdogan: Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép vùng an ninh tại Syria trở thành “đầm lầy” Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 21/1 tuyên bố quốc gia này sẽ không cho phép “vùng an ninh” mà Ankara dự định ... |
Israel thông báo không kích các mục tiêu Iran tại Syria, bắn hạ một rocket Quân đội Israel thông báo rạng sáng 21/1 (theo giờ địa phương) đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu Iran ... |
Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí thúc đẩy đối thoại thiết lập vùng an ninh tại Syria, ngăn chặn IS hồi sinh Ngày 20/1, chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, ông Erdogan và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã nhất ... |