Cuộc chiến xoá đói giảm nghèo: Cơ hội trong tầm tay

Những năm qua, thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc trong công cuộc giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện sức khỏe con người. Câu hỏi đặt ra là thế giới có duy trì được tiến bộ đó hay không và bằng cách nào.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuoc chien xoa doi giam ngheo co hoi trong tam tay Châu Phi: “Miếng mồi” của các đại gia
cuoc chien xoa doi giam ngheo co hoi trong tam tay Đói nghèo thế giới gia tăng

Tỷ lệ đói nghèo toàn cầu đã giảm nhanh trong suốt 20 năm qua hơn bất cứ lúc nào khác trong lịch sử. Tỷ lệ trẻ em tử vong cũng giảm mạnh. Hai chỉ số này được xếp là những chỉ số quan trọng nhất đánh giá thành tựu tiến bộ cuộc sống của con người.

Những con số ấn tượng

Theo thống kê, năm 1993 gần hai tỷ người trên thế giới sống với số tiền ít ỏi chỉ 1,90 USD một ngày, hoặc ít hơn 10 USD một ngày cho một gia đình năm người. Điều đó có nghĩa là: không bao giờ đủ thức ăn cho mọi người trong gia đình, ngôi nhà làm bằng bùn và rơm rạ không thể tránh mưa và các loài vật gây hại, không có trường học cho trẻ em. Thậm chí là những điều tệ hại hơn như cuộc sống chìm trong bóng tối khi màn đêm buông xuống vì không có điện, cũng như không bao giờ mơ đến việc gặp bác sĩ mỗi khi đau ốm.

Thế nhưng nhiều tiến bộ đã đạt được trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo. Đến năm 2012, chỉ còn khoảng một tỷ người sống dưới mức 1,90 USD một ngày (con số này được tính theo giá cố định, điều chỉnh theo lạm phát). Những tiến bộ đó không chỉ đạt được ở các nước có dân số đông như Trung Quốc và Ấn Độ, mà còn bao gồm các nước như Indonesia, Mozambique, Ghana, Brazil, El Salvador, Mông Cổ…

cuoc chien xoa doi giam ngheo co hoi trong tam tay
Nhiều trẻ em gái Ghana đã được đến trường.

Trong khi đó, hàng triệu người nghèo cũng đã có thể tiếp cận với nước sạch và các nhu cầu vệ sinh cơ bản. Chế độ dinh dưỡng đã tốt hơn và sự phát triển bình thường ở trẻ em đã được đảm bảo. Trước năm 1980, chỉ một nửa số trẻ em gái ở các nước đang phát triển hoàn thành tiểu học; giờ đây con số này là 85%. Trước đây chưa đến 50% trẻ em gái đến tuổi trưởng thành có thể đọc và viết, nhưng ngày nay phụ nữ toàn cầu biết chữ đã vượt quá con số 93%.

Có lẽ đáng chú ý nhất là những cải tiến rộng rãi trong lĩnh vực y tế. Nếu như tiêu chảy giết chết năm triệu trẻ em mỗi năm vào năm 1990, con số này đã giảm chỉ còn một triệu năm 2014. Số ca tử vong do sốt rét đã được giảm một nửa kể từ năm 2000, và tử vong do bệnh lao và HIV đều đã giảm một phần ba. Do dinh dưỡng tốt hơn, tiếp cận nhiều hơn với chủng ngừa, và thành công trong điều trị nhiều loại bệnh, tuổi thọ trung bình toàn cầu đã tăng từ 50 tuổi vào năm 1960 đến 65 tuổi hiện nay. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em đạt những tiến bộ lớn. Tỷ lệ tử vong trẻ em đã giảm ở tất cả các nước trên thế giới kể từ năm 1980. Tỷ lệ sinh đã giảm từ năm con trên một phụ nữ trưởng thành trong những năm 1960 xuống còn 2,5 hiện nay.

Đồng thời, tăng trưởng kinh tế trên thế giới nhiều năm qua đã duy trì ở mức khả quan, khiến cho thu nhập trung bình của người  dân cũng đã tăng lên. Trong thập niên 1970 và 1980, hầu hết các nước đang phát triển có mức tăng trưởng trì trệ do các cú sốc giá dầu, các cuộc khủng hoảng nợ, sự can thiệp của các cường quốc trong chiến tranh Lạnh, và sự quản lý yếu kém theo các mô hình tăng trưởng lỗi thời. Nhưng bắt đầu từ giữa những năm 1990, tốc độ tăng trưởng bắt đầu tăng lên. Đến năm 2015 thu nhập trung bình ở các nước đang phát triển đã tăng gần gấp đôi (sau khi kiểm soát lạm phát). Hàng trăm triệu người nghèo, tầng lớp trung lưu, hoặc giàu có - ở hàng chục quốc gia đang phát triển có thu nhập cao hơn nhiều so với cách đây 20 năm. Quan trọng hơn, những lợi ích của tăng trưởng tương đối phổ biến, không chỉ tập trung ở những người giàu.

Những thay đổi trong hai thập kỷ qua mang lại nhiều hứa hẹn cho việc cải thiện sức khỏe hàng triệu người dân ở nhiều quốc gia nghèo nhất thế giới.

Thế giới yên bình hơn?

Khi thu nhập tăng và thế giới ngày càng dân chủ hoá thì xung đột, chiến tranh và bạo lực sẽ ngày càng bị đẩy lùi. Thực tế này gây ngạc nhiên cho bất cứ ai đọc tin tức hàng ngày về các sự kiện đang diễn ra ở Syria, Yemen hay Afghanistan. Tất nhiên ai đó có thể cho rằng đây là nhận định sai lầm, khi mà thế giới đang ngày càng hỗn độn. Thế nhưng bạn hãy nhìn lại, chúng ta có xu hướng quên đi những sự kiện chỉ cách chúng ta mấy chục năm trước. Vào những năm 1980 và đầu những năm 1990, hầu hết các nước Trung Mỹ đã tham gia vào các cuộc nội chiến đẫm máu; Nam Phi chìm trong ngọn lửa của chế độ phân biệt chủng tộc, Tây Phi ở tình trạng hỗn loạn, còn Đông Nam Á vẫn âm ỉ tàn dư của cuộc chiến trên bán đảo Đông Dương, đặc biệt là những hậu quả không thể tưởng tượng trên những Cánh đồng Chết gây ra bởi chế độ diệt chủng Polpot ở Campuchia. Thực tế, số lượng các cuộc chiến tranh trong những năm gần đây chỉ là một con số ít ỏi so với những năm 1980, và con số thương vong do chiến tranh cũng đã giảm gần 3/4.

Những thay đổi trong hai thập kỷ qua mang lại nhiều hứa hẹn trong việc cải thiện sức khỏe hàng triệu người dân ở nhiều quốc gia nghèo nhất thế giới. Tại sao nhiều nước đang phát triển đạt được tiến bộ như vậy từ đầu những năm 1990? Có ba lý do chính.

Đầu tiên, chiến tranh Lạnh kết thúc đã cải thiện đáng kể môi trường toàn cầu hướng tới giữ gìn hòa bình và phát triển bền vững. Các cuộc chiến “ủy nhiệm” và bạo lực chính trị liên quan đến chiến tranh Lạnh đã kết thúc ở Trung Mỹ, Đông Nam Á, Nam Phi và nhiều nơi khác trên thế giới. Các nước đang phát triển đều hướng tới cải cách kinh tế, chính trị lớn và bắt đầu xây dựng các điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển và tiến bộ xã hội.

Thứ hai, toàn cầu hóa và những tiến bộ trong công nghệ mới mang lại nhiều lợi ích thương mại và tài chính, việc trao đổi các ý tưởng và thông tin ngày càng dễ dàng. Xuất khẩu từ các nước đang phát triển tăng nhanh, tạo ra nhiều cơ hội kinh tế hơn. Cho dù tiềm ẩn nhiều thách thức, toàn cầu hóa và công nghệ mới đã mang lại vốn đầu tư, việc làm, ý tưởng, và thị trường, tất cả đều khuyến khích sự tiến bộ của thế giới.

Thứ ba, đó là yếu tố con người, với sự lãnh đạo mạnh mẽ, quyết đoán của giới chức lãnh đạo các nước cũng như hành động can đảm, ý thức và trình độ ngày càng cao của người dân trên toàn thế giới. Nhiều nhà lãnh đạo đã ghi dấu ấn quan trọng vào lịch sử nước họ cũng như thế giới khi dẫn dắt quốc gia mình vượt qua thách thức, làm nên những thành tựu được thế giới công nhận. Ngoài ra, viện trợ nước ngoài đóng vai trò hỗ trợ trong việc thúc đẩy tiến bộ. Hoạt động viện trợ chính phủ và phi chính phủ đã có hiệu quả trong nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp xây dựng trường học, cơ sở y tế, đảm bảo vệ sinh môi trường…. Các chương trình viện trợ đã cứu sống hàng triệu sinh mạng bằng cách chống sốt rét, bệnh lao, HIV / AIDS, tiêu chảy…. Viện trợ không phải là động lực quan trọng nhất của phát triển, nhưng nó đã đóng một vai trò không thể không nhắc tới trong hai thập kỷ qua.

Các tiến bộ trong phát triển toàn cầu hai thập kỷ qua là chưa từng có. Tuy nhiên, ít người biết đến biến đổi lớn này. Một cuộc khảo sát năm 2013 cho thấy ngay cả người Mỹ cũng không hiểu hết những gì thực sự đang diễn ra. Tại sao thay đổi mà không được công nhận rộng rãi? Một phần nguyên nhân là vì nó phản ánh xu hướng của các nhà nghiên cứu thường thu hẹp trong một lĩnh vực chuyên môn, trong khi ít quan tâm đến những lĩnh vực khác. Chuyên gia y tế nhận ra tiến bộ trong tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh nhưng chỉ biết rất ít về sự tiến bộ trong quá trình dân chủ hoá xã hội; chuyên gia giảm nghèo lại thường không nhận ra những tiến bộ trong kiềm chế chiến tranh, xung đột. Một nguyên nhân nữa là chúng ta thường tập trung vào các vấn đề của ngày hôm nay chứ không phải là về những gì đang diễn ra một cách tốt đẹp. Khi chúng ta đọc tin tức về chiến tranh và kết luận thế giới đang trong tình trạng tồi tệ, chúng ta đang quên vài thập kỷ trước, tình trạng còn bi thảm hơn.

Hợp tác: chìa khoá thành công

Câu hỏi là liệu sự tiến bộ trên toàn cầu có thể tiếp tục trong tương lai. Trong khi số phận của hàng trăm triệu người dân được cải thiện, nhiều người khác đã bị bỏ lại phía sau. Có những cơ hội lớn xuất phát từ đột phá công nghệ, năng lượng, nông nghiệp và y học, thương mại giữa các thị trường mới nổi, trao đổi các ý tưởng. Nhưng cũng có những thách thức rất lớn, bao gồm cả áp lực dân số, biến đổi khí hậu, nhu cầu về nguồn lực, thay đổi nhân khẩu học, các mối đe dọa của dịch bệnh, và những căng thẳng từ sự trỗi dậy của một số cường quốc. Trong khi chúng ta có thể hình dung ra nhiều khó khăn trong tương lai với các nước đang phát triển, điều khó hơn là tìm ra những ý tưởng mới, sáng kiến, công nghệ, sự lãnh đạo cần thiết để giải quyết chúng.

Tiến bộ sẽ không tự nhiên tiếp tục, nó phụ thuộc vào lựa chọn của con người, sự hợp tác, lãnh đạo, cả ở các nước hàng đầu thế giới và các nước đang phát triển. Các quốc gia hàng đầu cần tăng cường hành động không chỉ vì lợi ích riêng của họ, mà để thiết lập một môi trường toàn cầu trong đó các nước khác có cơ hội phát triển thịnh vượng. Với các nước đang phát triển, lãnh đạo hiệu quả sẽ là động lực chính để tiếp tục tiến bộ.

Đưa ra một chương trình nghị sự đầy tham vọng để đảm bảo sự tiến bộ của thế giới trong xoá đói giảm nghèo sẽ không dễ dàng. Nhưng chúng ta có thể làm được với lãnh đạo hiệu quả, bằng thúc đẩy hợp tác cả trong và giữa các quốc gia. Cơ hội nằm trong tầm tay của chúng ta để cho thời gian tới tiếp tục là những thập niên thành công về xoá đói, giảm nghèo, vì sự tiến bộ trên toàn thế giới.

cuoc chien xoa doi giam ngheo co hoi trong tam tay Phát hiện mới về virus cổ đại giúp hiểu rõ hơn về HIV

Các nhà khoa học vừa có những phát hiện thú vị về chủng virus đã tồn tại cách đây 30 triệu năm.

cuoc chien xoa doi giam ngheo co hoi trong tam tay Thuốc điều trị HIV Truvada thất sủng vì quá… hiệu quả

Thuốc Truvada của Mỹ đã giúp người sử dụng tăng sức đề kháng đối với virus HIV và nếu họ sử dụng một cách thường ...

cuoc chien xoa doi giam ngheo co hoi trong tam tay WHO kêu gọi sử dụng thuốc điều trị HIV sớm

Các nhà khoa học từng cho rằng vẫn tồn tại những rủi ro trong sử dụng thuốc điều trị HIV. Tuy nhiên, theo hướng dẫn ...

Đ.H (theo Csmonitor.com)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Hạ viện Uzbekistan đã phê chuẩn hiệp ước về mối quan hệ đồng minh với quốc gia láng giềng Trung Á Tajikistan.
Vietnam Expo 2024 HCMC: Kết nối kinh doanh, thúc đẩy hợp tác và phát triển thị trường

Vietnam Expo 2024 HCMC: Kết nối kinh doanh, thúc đẩy hợp tác và phát triển thị trường

Vietnam Expo 2024 HCMC với chủ đề 'Giải pháp cho cuộc sống hiện đại' sẽ diễn ra từ 5-7/12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện ngoại giao ở Budapest

Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện ngoại giao ở Budapest

Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện lần này với hai gian hàng giới thiệu đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ truyền ...
Dự báo thời tiết ngày mai (27/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An trời rét, vùng núi cao dưới 10 độ C; Trung Trung Bộ cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (27/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An trời rét, vùng núi cao dưới 10 độ C; Trung Trung Bộ cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (27/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Australia lần thứ 18: Đối thoại cởi mở, thực chất về hợp tác lãnh sự hai nước

Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Australia lần thứ 18: Đối thoại cởi mở, thực chất về hợp tác lãnh sự hai nước

Ngày 26/11, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao đã diễn ra cuộc họp Tư vấn lãnh sự lần thứ 18 giữa Việt Nam và Australia.
Hai nước chịu lệnh trừng phạt của Mỹ tuyên bố đã 'xóa sổ' USD, chỉ giao dịch bằng nội tệ

Hai nước chịu lệnh trừng phạt của Mỹ tuyên bố đã 'xóa sổ' USD, chỉ giao dịch bằng nội tệ

Nga và Iran đã từ bỏ sử dụng đồng USD trong giao dịch song phương, chuyển sang đồng tiền nội tệ hai nước.
Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Hạ viện Uzbekistan đã phê chuẩn hiệp ước về mối quan hệ đồng minh với quốc gia láng giềng Trung Á Tajikistan.
Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Theo Nga, các mối đe dọa quân sự từ NATO đang tăng lên đều đặn khi liên minh này tìm cách mở rộng năng lực ở Biển Đen và tiếp cận biển Caspi.
Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân sẽ bầu ra các vị trí chủ tịch và lãnh đạo khác như phó chủ tịch, thủ quỹ, thư ký và chủ tịch tài chính quốc gia.
Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu đã tuyên bố với các lãnh đạo Taliban về mong muốn giúp Afghanistan đạt được hòa bình lâu dài.
Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên cắt đường dây điện do Hàn Quốc lắp đặt để cung cấp điện cho khu công nghiệp chung hiện đã đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong.
Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Lực lượng Nga đang tiến quân ở Ukraine với tốc độ nhanh nhất kể từ những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động