Nhóm Thiết bị đánh chặn thế hệ tiếp theo (NGI) của Northrop Grumman đã hoàn thành. Đánh giá thiết kế sơ bộ sớm hơn một năm so với ngày hợp đồng ban đầu. (Nguồn: Northrop Grumman) |
Theo bài viết trên báo RIA Novosti (Nga), tập đoàn Northrop Grumman và Lockheed Martin đã hoàn thành việc thiết kế nguyên mẫu một tên lửa đánh chặn đầy triển vọng. Lầu Năm Góc bảo đảm rằng, các hệ thống phòng thủ tên lửa này có thể bắn hạ các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hiện đại của Nga và Trung Quốc khi đang bay.
Thành phần chính của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia Mỹ là khoảng 60 tên lửa đánh chặn từ mặt đất (GMD) được triển khai ở Alaska và California. Chúng có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo ở giữa quỹ đạo bay.
Việc xác định mục tiêu được thực hiện bởi hệ thống radar theo dõi và cảnh báo sớm. Đầu đạn có động năng, tiêu diệt mục tiêu bằng một cú va chạm trực diện. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm cho thấy hiệu quả thấp - chúng chỉ bắn hạ được 1/2 số tên lửa mồi.
Người Mỹ đã nhiều lần nỗ lực cải thiện hệ thống phòng thủ tên lửa trên lục địa. Họ nghiên cứu phương án sử dụng nhiều đầu đạn (MOKV) song không đạt được kết quả. Vào giữa thập kỷ trước, họ đã khởi động chương trình Tái thiết phương tiện tiêu diệt (RKV) nhằm tạo ra đầu đạn mới cho tên lửa đánh chặn để thay thế cho các tên lửa đánh chặn xuyên khí quyển động học hiện có.
Mỹ đã phân bổ 5,8 tỷ USD cho chương trình này. Các doanh nghiệp Raytheon, Boeing và Lockheed Martin dự kiến hoàn thành quá trình phát triển vào năm 2025, nhưng tháng 8/2020, Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) đã hủy hợp đồng. Theo truyền thông Mỹ, nguyên nhân là do “vấn đề về thiết kế sản phẩm”. Sau đó, Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ không đầu tư nâng cấp nền tảng GMD nữa; họ cần một tên lửa đánh chặn mới về cơ bản.
Tổ hợp tên lửa Avangard. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga) |
Bảo vệ trước “Avangard”
Các tên lửa đánh chặn mới đã được đưa vào trực chiến từ giữa những năm 2020 và theo thời gian đã trở thành nòng cốt của hệ thống phòng thủ tên lửa. Lầu Năm Góc quyết định tiếp tục hiện đại hóa chúng vì nghi ngờ rằng ICBM của Nga và Trung Quốc quá mạnh đối với các tên lửa đánh chặn hiện có, trước hết là hệ thống GMD.
Tin liên quan |
Liên hợp quốc không coi Hamas là khủng bố, đề xuất Israel cân nhắc thương lượng có tính đến một điều |
Chương trình Tên lửa đánh chặn thế hệ mới (NGI) được khởi động tháng 4/2023 khi MDA yêu cầu ngành công nghiệp nước này đưa ra các phương án thiết kế mới. 4,9 tỷ USD và 5 năm là khoản kinh phí và khung thời gian dự trù dành cho việc phát triển và chế tạo sản phẩm. Bên cạnh Lockheed Martin và Northrop Grumman, Boeing, nhà sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa GMD, đã tham gia vào quá trình đấu thầu dự án này, song không được Lầu Năm Góc lựa chọn.
Sự xuất hiện của NGI cùng các đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật của nó vẫn là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc nhiều lần nhấn mạnh hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia phải có khả năng đánh chặn các đầu đạn hiện đại nhất, trong đó có đầu đạn siêu âm. Có lẽ, NGI sẽ được thiết kế chủ yếu để nhắm tới tổ hợp tên lửa siêu âm “Avangard” mới nhất của Nga.
Không rõ người Mỹ sẽ đánh chặn một đầu đạn đang cơ động như thế nào. Sự khác biệt chính giữa hệ thống phòng thủ tên lửa và tên lửa phòng không là nó nhắm trước vào một điểm mà sau đó mục tiêu sẽ bay qua. Do quỹ đạo của đầu đạn Avangard vô cùng khó đoán nên các nhà thiết kế của Washington sẽ phải nghĩ ra một thứ gì đó rất đặc biệt, “ranh ma” hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản là chống lại tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, không nên đánh giá thấp năng lực của người Mỹ. Việc phát triển phương tiện đánh chặn triển vọng sẽ cho phép họ tiếp cận các công nghệ và giải pháp kỹ thuật mới.
Ngày nay, một hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả để bảo vệ chống lại kẻ thù có tiềm lực khoa học, kỹ thuật và kinh tế tương đương là điều không thể. Chiến lược răn đe bằng đe dọa trả đũa hoặc tấn công trả đũa bằng tên lửa đạn đạo đáng tin cậy hơn nhiều. Tuy nhiên, không thể nói rằng việc phát triển một tên lửa đánh chặn triển vọng là lãng phí tiền bạc. Điều này cho phép đạt tới các công nghệ và giải pháp kỹ thuật mới sẽ hữu ích trong tương lai.
Avangard của Nga là hệ thống tên lửa chiến lược di động với tên lửa đạn đạo liên lục địa. (Nguồn: Sputnik) |
Giải pháp tình thế
Theo Sputnik, trong khi NGI đang được phát triển, Washington dự định tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa ở phần lục địa của nước này nhờ vào lực lượng và kinh phí khác. Trước hết, đó là tàu chiến có trang bị hệ thống thông tin-điều khiển chiến đấu Aegis và dòng tên lửa đánh chặn Standard. Một số tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga được bố trí làm nhiệm vụ thường trực không phải “ở đâu đó xa xôi trên Thái Bình Dương bao la” mà là ngay ngoài khơi bờ biển của nước Mỹ.
Tuy nhiên, những sửa đổi ban đầu của dòng tên lửa đánh chặn Standard vốn được thiết kế để tiêu diệt tên lửa tầm ngắn và tầm trung, không có khả năng đánh chặn ICBM “tầm xa”. Niềm hy vọng lớn được gửi gắm vào phiên bản sửa đổi mới nhất của SM-3 Block IIA, một trong số những tên lửa đánh chặn tối tân nhất hiện nay do Mỹ và Nhật Bản hợp tác phát triển. Trong quá trình thử nghiệm năm 2020, nó bắn hạ mục tiêu mô phỏng đầu đạn ICBM ở vùng quần đảo Hawaii.
Ngoài ra, không loại trừ việc Mỹ sẽ triển khai phiên bản Aegis Ashore trên lãnh thổ của mình, cụ thể là ở Hawaii. Người Mỹ đã triển khai các thành tố của tổ hợp tương tự ở Ba Lan và Romania. Washington cũng dự định triển khai hệ thống này ở Nhật Bản nhưng Tokyo đã từ chối.
Một lớp phòng thủ tên lửa quốc gia khác là các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn THAAD trên mặt đất, cụ thể được triển khai ở Hàn Quốc và Guam. Người ta cho rằng, THAAD sẽ bắn hạ đầu đạn ở giai đoạn cuối của quỹ đạo bay. Không có thông tin chính xác về việc cần bao nhiêu tổ hợp trong số này để bảo vệ toàn bộ nước Mỹ.
Câu trả lời của Nga
Người Mỹ mới bắt đầu chế tạo một hệ thống phòng thủ tên lửa mới, trong khi ở Nga công việc tương tự đang diễn ra sôi nổi. Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã thực hiện 11 lần phóng thành công tên lửa mới của hệ thống A-235 Nudol tại thao trường Sary-Shagan ở Kazakhstan. Không giống như hệ thống A-135 hiện đang bảo vệ Moscow và khu vực công nghiệp trung tâm, Nudol có tính di động, tức là nó có thể được triển khai ở bất cứ nơi nào của nước Nga.
Ngoài ra, hệ thống tên lửa phòng không S-500 đã được quân đội Nga đưa vào sử dụng, có khả năng đánh chặn cả mục tiêu khí động học và đạn đạo tốc độ cao trong các lớp khí quyển dày đặc và các mục tiêu ở độ cao hơn 200 km. Các đặc tính chiến thuật, kỹ thuật của hệ thống phòng không này cũng như thông tin về số lượng tổ hợp đang làm nhiệm vụ chiến đấu là tuyệt mật. Tuy nhiên, theo quân đội Nga, S-500 đã chứng tỏ hiệu quả cao trước mọi loại mục tiêu trong các cuộc thử nghiệm.
| Gói trừng phạt thứ 12 của EU nhằm vào Nga: Moscow tuyên bố ‘sẽ có câu trả lời’, đánh giá của Ukraine Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này đương nhiên sẽ đáp trả gói trừng phạt thứ 12 của Liên minh châu Âu ... |
| EU 'đánh thẳng' vào yếu điểm của kinh tế Nga, chặn đứng mọi khả năng lách luật, Moscow sẽ 'có câu trả lời'? Gói trừng phạt thứ 12 đã giáng thêm một đòn mạnh vào khả năng tiếp tục triển khai các kế hoạch của Tổng thống Nga ... |
| Tại sao Nga không thể đánh chặn tên lửa của đối phương tại Biển Đen Liên tiếp những ngày gần đây, quân đội Nga liên tiếp hứng chịu những tổn thất rất lớn. Ngày 24/12, theo thông tin từ quân ... |
| Nga tung 'chim mồi' đánh lừa hệ thống tên lửa Mỹ, chặn 'cơn mưa' UAV Ukraine trút xuống Crimea Ngày 5/1, trang mạng Ura.ru cho biết, quân đội Nga đã tăng cường sử dụng các tên lửa "chim mồi" để đánh lừa hệ thống ... |
| Lo Nga 'dùng tên lửa Triều Tiên', hàng chục nước ồ ạt phản đối, Moscow đáp trả Ngày 10/1, ngoại trưởng của 48 quốc gia và Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và ... |