TIN LIÊN QUAN | |
Thả 48 cá thể động vật quý hiếm về Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng | |
Cứu hộ thành công cá thể vượn nằm trong trong Sách Đỏ |
Gia đình bà Tự đã coi chú vượn như một thành viên trong gia đình. (Nguồn: TTCH) |
Ngày 18/8, gia đình bà Phạm Thị Tự (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã tự nguyện bàn giao chú vượn má hung mà gia đình đã chăm sóc được hơn 3 năm cho Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (TTCH), Vườn Quốc gia Cúc Phương. Cá thể vượn má hung là giống cái, nặng khoảng gần 4kg và ước tính 4 năm tuổi.
Bà Tự cho biết, cách đây hơn 3 năm, gia đình bà đã tìm thấy cá thể vượn trong rừng khi đang bị mắc kẹt vào bẫy của thợ săn. Gia đình bà đã đem về nuôi như một thành viên trong gia đình và cho ăn thức ăn của người như thịt, cơm, cá hay thậm chí là cho uống cà phê.
Cũng trong ngày 18/8, một cá thể voọc chà vá chân đen nặng khoảng 800g, 6 tháng tuổi, đã được người dân tại TP. Hồ Chí Minh tự nguyện bàn giao lại cho TTCH.
Theo lời anh Đoàn Đức Lộc, khoảng hơn 1 tuần trước, anh đã mua con voọc của một người dân tại Bình Phước với giá 5 triệu.
Anh Đoàn Đức Lộc hi vọng rằng hành động sửa sai của mình sẽ khuyến khích những người khác giao nộp động vật hoang dã mà họ đang sở hữu trái phép cho chính quyền. (Nguồn: TTCH) |
Theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của chính phủ, cả hai loài voọc chà vá chân đen và vượn má hung đều nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Mọi hoạt động buôn bán, sử dụng, và tiêu thụ các loài động vật này đều bị nghiêm cấm. Ngoài ra, hai loài này đều được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam 2007. |
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, anh đã phát hiện việc nuôi nhốt voọc chà vá chân đen của mình là trái với quy định của nhà nước và đã tự nguyện chuyển giao cho trung tâm TTCH. Anh Lộc mong muốn cá thể voọc này sẽ được quay trở lại với tự nhiên trong tương lai.
Hiện tại, hai cá thể được cứu hộ nói trên đã được đưa về TTCH tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Cả hai cá thể đều có sức khỏe tốt, tuy nhiên, theo các bác sĩ, cả hai có dấu hiệu bị căng thẳng sau chuyến cứu hộ đường dài.
Hai cá thể nằm trong sách đỏ thế giới này sẽ nhận được sự chăm sóc đặc biệt từ nhân viên TTCH trong thời gian tới.
Chị Elke Schwierz, người đã có kinh nghiệm chăm sóc linh trưởng tại TTCH từ năm 2002 đến nay, tự tin vào khả năng phục hồi của hai cá thể vừa được cứu hộ. (Nguồn: TTCHL) |
Chị Elke Schwierz, quản lý chăm sóc thú tại TTCH cho biết, sẽ mất một thời gian để điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hai cá thể trên sau khi đã bị người dân nuôi nhốt cho ăn những thức ăn không phù hợp và có hại cho sức khỏe của chúng.
Riêng trong năm nay, TTCH đã cứu hộ 24 cá thể linh trưởng nguy cấp bao gồm culi, voọc và vượn. Đây là con số kỉ lục trong suốt 23 năm hoạt động của trung tâm, báo hiệu một thực trạng đáng lo ngại về sự thiếu nhận thức của người dân về động vật hoang dã cũng như tình trạng mua bán, săn bắt động vật hoang dã trái phép tại Việt Nam.
Thả 48 cá thể động vật quý hiếm về Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng Trong 48 cá thể động vật này có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ nghiêm ngặt. |
Cứu hộ thành công cá thể vượn nằm trong trong Sách Đỏ Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC) vừa cứu hộ thành công một cá thể vượn cái má hung chỉ 5 tháng tuổi nằm ... |
Madagascar thu giữ 260 rùa con tại sân bay quốc tế Ngày 18/7, cảnh sát Madagascar đã thu giữ 260 rùa con tại sân bay quốc tế Ivato khi chúng đang chuẩn bị được chuyển đi ... |