Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung và Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao. (Nguồn: Viện Biển Đông) |
Tọa đàm có sự tham gia của hơn 120 đại biểu, bao gồm các chuyên gia trong nước và quốc tế, đại diện các Bộ, ngành, cơ quan nguyên cứu Việt Nam và cơ quan đại diện nước ngoài tại Hà Nội.
Tại Tọa đàm, các đại biểu đã có những trao đổi thực chất và cởi mở với Đặc phái viên Visentin về nội dung chính và ý nghĩa và hàm ý với quan hệ Việt Nam-EU của Chiến lược mới.
Phát biểu tại Tọa đàm, Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, nhấn mạnh Việt Nam luôn hoan nghênh các sáng kiến thúc đẩy hợp tác và ổn định khu vực, dựa trên nền tảng của luật quốc tế. Việt Nam hy vọng Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của EU sẽ là nền tảng thúc đẩy giúp thúc đẩy quan hệ song phương vốn đạt được nhiều thành tựu trong 31 năm qua.
Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam khẳng định Chiến lược mới của EU là văn bản quan trọng, đã được chuẩn bị trong thời gian dài, cho thấy quan tâm và lợi ích của EU tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trong bài phát biểu, Đặc phái viên Visentin khẳng định tương lai về địa chính trị và kinh tế thế giới nằm ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Với EU, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là nơi các nước EU có lãnh thổ với hơn hai triệu dân, là đối tác nhập khẩu lớn thứ hai và là thị trường hấp dẫn với tầng lớp trung lưu lớn (theo dự kiến, 90% tầng lớp trung lưu toàn cầu năm 2030 sẽ đến từ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương).
Khu vực cũng là nơi hàm chứa các thách thức đối với trật tự quốc tế trong tương lai, bao gồm các tranh chấp lãnh thổ và tình trạng suy giảm lòng tin chiến lược giữa các nước.
Với tầm quan trọng đó, mục tiêu của EU là thúc đẩy một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao trùm và rộng mở thông qua hợp tác và kết nối, dựa trên luật quốc tế và trật tự dựa trên luật lệ.
Đặc phái viên Visentin cũng nhấn mạnh EU không muốn kêu gọi một liên minh quân sự, không thúc đẩy cạnh tranh khu vực và không muốn kiềm chế bất kì quốc gia nào.
Đặc phái viên EU về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương phát biểu trực tuyến tại Tọa đàm. (Nguồn: Viện Biển Đông) |
7 lĩnh vực ưu tiên của Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của EU bao gồm phát triển bền vững và bao trùm; chuyển đổi xanh; quản trị biển; quản trị số; kết nối; an ninh - quốc phòng; và an ninh con người. |
Theo Đặc phái viên Visentin, Chiến lược mới của EU là khung chính sách toàn diện, không mâu thuẫn với các chính sách hay thỏa thuận EU đã thúc đẩy với các nước trong khu vực trước đó.
Chiến lược cũng tổng hòa các văn bản và chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương riêng của một số nước thành viên EU như Đức, Hà Lan và Pháp.
Trong phát biểu, Đặc phái viên Visentin nhấn mạnh rằng, Việt Nam là đối tác đồng tư tưởng và đáng tin cậy của EU trong khu vực về dài hạn, là quốc gia có quan hệ song phương toàn diện nhất với EU tại Đông Nam Á. Việt Nam có vai trò quan trọng với EU trong tất cả 7 lĩnh vực ưu tiên của Chiến lược mới.
Trong lĩnh vực quản trị biển, Đặc phái viên Visentin nhấn mạnh EU coi Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 là nền tảng cho quản trị đại dương tại khu vực. Biển Đông là tuyến đường có “vai trò trọng yếu” với EU và EU ủng hộ một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) không phương hại đến lợi ích của bên thứ ba tại Biển Đông.
Chiến lược hợp tác tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được Ủy ban châu Âu và Cao ủy châu Âu về Đối ngoại và An ninh thông qua vào tháng 9.
Trước đó, Hội đồng châu Âu đã ra bản Kết luận về Chiến lược hồi tháng 4. Trong thời gian tới, EU sẽ ban hành thêm các văn bản để cụ thể hóa các sáng kiến hợp tác được đưa ra trong Chiến lược.
| Tuyên bố từ chối ủng hộ AUKUS, Pháp nói sẽ làm gì? Đặc phái viên Pháp về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Christophe Penot cho biết, Paris sẽ không ủng hộ đối tác an ninh ba bên ... |
| Ấn Độ-Anh đem 'ba quân' thực hiện hành động tham vọng nhất ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Các lực lượng của Ấn Độ và Anh đang tiến hành cuộc tập trận ba quân chủng trên biển Arab, trong đó bao gồm một ... |