Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết ở cấp cao đối với bảo đảm bình đẳng giới

Phương Hằng
Trả lời phỏng vấn TG&VN, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc đã nhấn mạnh ý nghĩa của Khóa họp lần thứ 68 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ Liên hợp quốc (CSW) và những thông điệp được Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh tại Lễ khai mạc Khóa họp ngày 11/3.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Đặng Hoàng Giang
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu Khóa họp CSW68 nhấn mạnh những cam kết của Việt Nam về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, ngày 11/3. (Nguồn: TTXVN)

Khóa họp lần thứ 68 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ Liên hợp quốc (CSW) năm nay với chủ đề: “Thúc đẩy đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái thông qua giải quyết tình trạng nghèo đói, củng cố các thể chế và tài chính trên nhận thức về giới". Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa của Kỳ họp?

Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trở thành một trong những vấn đề thuộc ưu tiên cao của Liên hợp quốc (LHQ) trong những thập kỷ gần đây. Điều này xuất phát từ sự nhận thức chung là không thể có được phát triển bền vững, hòa bình, an ninh nếu không có sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ được thể hiện và lồng ghép trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), đồng thời, cũng là vấn đề xuyên suốt trong nhiều tiến trình định hình tương lai của LHQ hiện nay.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ. (Ảnh: QT)

Là một cơ quan quan trọng của LHQ trong thúc đẩy quyền của phụ nữ và định hình các chuẩn mực toàn cầu về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, kỳ họp hàng năm của CSW là một trong những sự kiện đa phương quan trọng nhất trong năm của LHQ với sự tham gia đông đảo của các nước ở cấp cao với hàng chục ngàn đại biểu khắp nơi trên thế giới. Bên lề phiên họp, còn có hơn 700 các tọa đàm, sự kiện bên lề do các nước, tổ chức quốc tế tổ chức.

Khóa họp CSW 68 năm nay có ý nghĩa đặc biệt khi chuẩn bị đánh dấu 30 năm thực hiện Chương trình hành động Bắc Kinh, thúc đẩy việc thực hiện các SDGs, nhất là SDG 5 về đạt bình đẳng giới vào năm 2030. Chủ đề của CSW68 là "Đẩy nhanh việc đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái bằng cách giải quyết tình trạng nghèo đói và tăng cường các thể chế và tài chính trên quan điểm giới".

Có thể thấy đây là chủ đề rất thiết thực và có ý nghĩa trong bối cảnh quốc tế hiện nay với nhiều vấn đề, thách thức đặt ra cần được giải quyết để bảo đảm các quyền của phụ nữ và bình đẳng giới. Phụ nữ phải đối mặt với tỷ lệ nghèo đói cao, thiếu tiếp cận đối với giáo dục, dịch vụ y tế, việc làm bền vững. Khoảng 388 triệu phụ nữ và trẻ em gái sống trong tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2022. Việc giải quyết các rào cản cơ cấu và sự phân biệt đối xử làm kéo dài nghèo đói đối với phụ nữ là rất cấp bách. Đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giới và đẩy nhiều phụ nữ vào cảnh nghèo đói do tác động kinh tế. Trong khi đó, nguồn lực tài chính chưa được huy động đầy đủ để đạt được mục tiêu bình đẳng giới trên toàn cầu.

Do đó, bằng cách giải quyết tình trạng nghèo đói thông qua lăng kính giới và củng cố các thể chế để đáp ứng nhu cầu về giới, đồng thời tăng cường tài chính, CSW 68 năm nay đề ra các biện pháp cụ thể, thiết thực để đẩy nhanh tiến bộ trong thực hiện nghị sự toàn cầu quan trọng này. Kết quả và khuyến nghị của các phiên họp CSW góp phần định hình các chính sách và chương trình ở cấp toàn cầu, khu vực và quốc gia.

Với sự tham dự của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, thông điệp và những sáng kiến mà Việt Nam đã nhấn mạnh tại Khóa họp lần này là gì, thưa Đại sứ?

Tham dự CSW-68 năm, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có phát biểu quan trọng tại phần Phiên Thảo luận chung nhằm chuyển tải thông điệp về đất nước Việt Nam hòa bình, chủ động hội nhập, coi trọng và thúc đẩy hợp tác đa phương; thể hiện cam kết mạnh mẽ ở cấp cao của Việt Nam đối với việc bảo đảm bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ, đề cao sự tham gia và đóng góp nhiều mặt của ta đối với lĩnh vực ưu tiên này.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước cũng chia sẻ với cộng đồng quốc tế 4 đề xuất nhằm đẩy nhanh và thực hiện hiệu quả các mục tiêu trong lĩnh vực bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ.

Thứ nhất là đẩy mạnh sự tham gia của phụ nữ trong các cơ chế quyết định về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, nhất là các chính sách hỗ trợ phụ nữ trong xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm sinh kế, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Ưu tiên dành nguồn lực hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái ở những nơi xảy ra khủng hoảng nhân đạo.

Thứ hai là tăng cường trao quyền và tạo cơ hội tiếp cận cho phụ nữ và trẻ em gái trong khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, gắn với phòng, chống phân biệt đối xử và bạo lực trên không gian mạng.

Thứ ba là nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng môi trường quốc tế hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững, xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thứ tư là thúc đẩy quan hệ đối tác vì phát triển bền vững; tăng cường hỗ trợ tài chính và tư vấn xây dựng thể chế, chính sách cho các nước đang phát triển; chia sẻ, lan toả, phát huy hiệu quả các mô hình tốt để nâng cao vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, phát triển bền vững.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang
Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội chiếm 30,3%; tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ có lãnh đạo chủ chốt là nữ đạt 59%. (Nguồn: quochoi.vn)

Xin Đại sứ đánh giá về những nỗ lực của Việt Nam tại Liên hợp quốc trong thúc đẩy bình đẳng giới toàn cầu?

Bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ luôn là vấn đề Việt Nam coi trọng và tích cực tham gia, đóng góp không chỉ ở cấp độ quốc gia, khu vực và cả ở cấp độ toàn cầu. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia Công ước xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) vào 29/7/1980 và phê chuẩn vào 27/11/1981; đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo thường xuyên cho Ủy ban Công ước.

Tại các diễn đàn của LHQ, Việt Nam đã tích cực tham gia thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, cùng các nước đóng góp xây dựng các khuôn khổ hợp tác, chuẩn mực chung toàn cầu về thúc đẩy bình đẳng giới. Việt Nam cũng là thành viên của Nhóm bạn bè về cân bằng giới nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các vị trí công việc ở LHQ, nhất là các vị trí lãnh đạo.

Trong suốt quá trình đó, Việt Nam đã có những đóng góp thiết thực và có ý nghĩa trong việc thúc đẩy bình đẳng giới ở cấp độ toàn cầu. Như đối với Nghị sự phụ nữ, hòa bình, an ninh của LHQ, trong nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Bảo an LHQ 2008-2009, Việt Nam đã chủ trì cuộc Thảo luận mở về chương trình phụ nữ, hòa bình và an ninh, giới thiệu và vận động thông qua Nghị quyết số 1889 (tháng 10/2009) - nghị quyết đầu tiên của HĐBA tập trung vào đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái trong giai đoạn hậu xung đột. Kết nối với kết quả đạt được, trong nhiệm kỳ làm thành viên HĐBA LHQ lần 2 (2020-2021) Việt Nam và Liên Hợp Quốc đã tổ chức thành công Hội nghị toàn cầu thúc đẩy hành động đối với các cam kết toàn cầu về phụ nữ, hòa bình và an ninh (tháng 12/2020), qua đó thông qua Tuyên bố Hà Nội với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên LHQ.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn chủ động tăng cường tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình, triển khai nhiều nữ quân nhân và cảnh sát làm việc tại các Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ. Hiện Việt Nam là một trong những nước đi đầu về tỷ lệ nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình với tỷ lệ 16% (tỷ lệ chung của các nước khoảng 10%); đồng thời phấn đấu đến năm 2025 tăng tỷ lệ này lên 20%.

Ở cấp độ quốc gia, Việt Nam cũng vừa thông qua Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh giai đoạn 2024-2030 với nhiều mục tiêu cụ thể như tăng cường sự tham gia đầy đủ, bình đẳng, có ý nghĩa của phụ nữ Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và xử lý, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống của quốc gia, cũng như trong gìn giữ hoà bình, an ninh quốc tế.

Việc tăng cường sự tham gia và hoạch định chính sách của phụ nữ trong đời sống xã hội, xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái không chỉ dừng lại ở cam kết mà đã trở thành một thực tiễn sinh động ở Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, với thành tựu đã đạt được về bình đẳng giới, Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm gì đối với quốc tế?

Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là luôn phát huy cao độ vai trò và tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội. Những định hướng lớn này đã được thể chế hóa trong Hiến pháp, Luật bình đẳng giới và nhiều văn bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đã có chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2030, góp phần tăng cường đóng góp của phụ nữ trong thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2045.

Những nỗ lực của Việt Nam cũng được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá là một trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái trong các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ.

Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động. Cụ thể, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội chiếm 30,3%; tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ có lãnh đạo chủ chốt là nữ đạt 59%; tỷ lệ nữ chủ doanh nghiệp đạt 28,2%; tỷ lệ nữ tiến sĩ đạt 28%. Đặc biệt, Việt Nam có Chỉ số phát triển con người của nam và nữ gần như ngang nhau; phụ nữ có thu nhập bằng 81,4% thu nhập ước tính của nam giới.

Đây là những kết quả hết sức có ý nghĩa thể hiện cam kết và nỗ lực mà Việt Nam có thể thông tin, chia sẻ về những bài học, kinh nghiệm với bạn bè quốc tế nhằm thúc đẩy sự nghiệp bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, qua đó, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang làm việc với Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78

Đại sứ Đặng Hoàng Giang làm việc với Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tích cực tham gia, đóng góp nhằm góp phần thúc đẩy các chương ...

Việt Nam xứng đáng được hoan nghênh với những cam kết kiên định tại Liên hợp quốc

Việt Nam xứng đáng được hoan nghênh với những cam kết kiên định tại Liên hợp quốc

Nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc (19-25/9), bà ...

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: ASEAN đặt phát triển xã hội là ưu tiên hàng đầu, con người làm trung tâm và thực hiện hiệu quả mục tiêu SDGs

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: ASEAN đặt phát triển xã hội là ưu tiên hàng đầu, con người làm trung tâm và thực hiện hiệu quả mục tiêu SDGs

ASEAN cam kết xây dựng cộng đồng ASEAN tự cường, bao trùm, lấy con người làm trung tâm và thực hiện hiệu quả các Mục ...

Việt Nam khẳng định cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ

Việt Nam khẳng định cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ

Đại diện Việt Nam nêu bật những kết quả và thành tựu Việt Nam đạt được trong bảo đảm quyền của phụ nữ và bình ...

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh tăng cường đoàn kết là cơ sở sức mạnh của Phong trào Không liên kết

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh tăng cường đoàn kết là cơ sở sức mạnh của Phong trào Không liên kết

Nhận lời mời của Tổng thống Uganda Yoweri Kaguta Museveni, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp ...
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
XSMB 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 28/4/2024. dự đoán XSMB 28/4/2024

XSMB 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 28/4/2024. dự đoán XSMB 28/4/2024

XSMB 28/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 28/4/2024. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số hôm nay 28/4. dự đoán xổ số miền ...
XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4 - trực tiếp xổ số miền Trung 28/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung chủ nhật. xổ số hôm nay 28/4. SXMT ...
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Khi mặt trời vừa ló dạng, trên vùng cao Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã bừng lên sinh khí của một ngày mới.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động