Nhỏ Bình thường Lớn
KỶ NIỆM 77 NĂM QUỐC KHÁNH 2/9 VÀ NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH NGOẠI GIAO 28/8:

Đại sứ Đoàn Xuân Hưng: Từ mối quan hệ tin cậy ở sở tại… đến việc quốc gia đại sự

Hai địa bàn khác nhau, một ở châu Á, một ở trời Âu, nhưng với Đại sứ Đoàn Xuân Hưng (*), nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, việc gây dựng các mối quan hệ tin cậy, gần gũi với các cá nhân ở sở tại luôn là một “bảo bối” giúp các cán bộ ngoại giao trong công việc, thậm chí vượt qua những tình huống bất ngờ nhất.
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng tham dự Đại hội thành lập Hội Hữu nghị tỉnh Mie-Việt Nam, tháng 6/2013.
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng tham dự Đại hội thành lập Hội Hữu nghị tỉnh Mie-Việt Nam, tháng 6/2013.

Chia sẻ với chúng tôi tại Tòa soạn báo TG&VN, nhà ngoại giao lão luyện với gần 40 năm lăn lộn trên mặt trận đối ngoại, nhưng lửa nghề vẫn thôi thúc ông trăn trở tìm ý tưởng mới, cách làm hiệu quả, đúng như tính cách con người ông khi còn tại nhiệm - năng lượng luôn tràn đầy và đau đáu về những đóng góp có ích cho sự phát triển của đất nước.

Tâm sự về những chặng đường công tác của bản thân, mỗi lần nhận nhiệm vụ mới là một lần lại hăm hở “lên đường” chinh phục thử thách mới. Nhiệt huyết đó cũng tràn đầy trong câu chuyện mà Đại sứ Đoàn Xuân Hưng chia sẻ về hai lần vinh dự được cử giữ cương vị Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản (12/2011-7/2015) và Đức (10/2015-12/2018).

Ông nói rằng, với Nhật Bản “đó là những tháng năm lăn lộn, thỏa sức sáng tạo, thăng hoa với đam mê nghề nghiệp, cảm thấy có ích khi góp phần xây dựng mối quan hệ quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của đất nước”. Ông rất vui vì đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm giao phó trước ngày lên đường: “Anh muốn em tạo đột phá, một bước ngoặt mới trong quan hệ với Nhật Bản, vì đây là một đối tác vô cùng quan trọng cho sự phát triển của đất nước”.

Tuy nhiên, nhiệm kỳ thành công tại Nhật Bản lại chính là một thách thức lớn khác đối với bản thân Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, khi ông nhận nhiệm vụ tại Đức. Vẫn hăm hở và nhiệt huyết nhưng lại là những mục tiêu cao hơn, góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức lên tầm cao mới và xử lý êm đẹp những vấn đề phát sinh.

Đại sứ Đoàn Xuân Hưng cho rằng, mỗi nhà ngoại giao đều có kinh nghiệm riêng, ở mỗi địa bàn khác nhau cũng có những trải nghiệm rất khác nhau. Nhưng dù ở địa bàn “rất rất” khác nhau, thì mỗi kinh nghiệm dù có nhiều nét riêng thì vẫn có những điểm chung, việc vận dụng linh hoạt sẽ mang lại những lợi ích bất ngờ.

Trong đó, bài học gây dựng mạng lưới quan hệ cá nhân ở sở tại đã giúp ông vượt qua những tình huống tưởng như bất khả kháng, để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ông nhớ lại, trước ngày lên đường tới Nhật Bản, ngay trong lần tiếp Đoàn Liên minh nghị sĩ Quốc hội đa đảng của Nhật Bản tới làm việc với Bộ Ngoại giao, ông đã sớm tranh thủ cảm tình của các bạn, làm quen và kết bạn với vị Trưởng đoàn là Tổng thư ký Liên minh nghị sĩ. Sau này hai người còn kết nghĩa anh em và cho đến nay vẫn giữ quan hệ cá nhân rất thân thiết. Đại sứ Hưng đã về thăm quê bạn, tiếp xúc với cả họ hàng và luôn được bạn tự hào giới thiệu là “anh em kết nghĩa”.

Đại sứ Đoàn Xuân Hưng cho biết, người bạn này đã giúp ông rất nhiều trong suốt nhiệm kỳ công tác, bất kể khi nào cần, thậm chí “bất cứ việc gì ông ấy cũng sẵn lòng trao đổi, gợi mở hướng xử lý, thậm chí tham gia hỗ trợ xử lý”.

Trong đó, một kỷ niệm khó quên là chuyến thăm Nhật Bản của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng (tháng 1/2012), khi ông vừa “chân ướt, chân ráo” nhận nhiệm vụ, còn chưa kịp trình Thư Ủy nhiệm lên Nhật Hoàng.

Ngoài chương trình làm việc trong khuôn khổ chuyến thăm, ta gặp nhiều khó khăn khi thu xếp các cuộc gặp song phương với các đối tác bên Quốc hội bạn do kế hoạch của đoàn ta gấp.

“Thật gay go, đón Đoàn cấp cao đầu tiên mà ĐSQ lại không thể thu xếp được một cuộc gặp song phương nào theo yêu cầu thì thật không tốt cho ĐSQ nói chung và cho Đại sứ nói riêng… Tôi đã khá lo lắng!”, Đại sứ Hưng chia sẻ.

Khi đó, ông tìm gặp lại người bạn mới là Tổng thư ký Liên minh nghị sĩ để nhờ cậy giúp đỡ. “Sau khi nghe tôi trình bày, vị nghị sĩ ghi chép cẩn thận các đề nghị, rồi bắt đầu nhấc điện thoại gọi đi các nơi. Chỉ vài tiếng đồng hồ, ông ấy đã giúp thu xếp lịch gặp gỡ với hầu hết các đối tác mà Đoàn ta yêu cầu”, Đại sứ Hưng kể lại.

Sau này, người anh em kết nghĩa đó còn giúp đỡ ông nhiều lắm, từ việc kết nối, làm bạn với nhiều chính trị gia, nghị sĩ khác; đến đích thân dẫn nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tới gặp Đại sứ và đi thăm Việt Nam.

Trong thời gian ở Tokyo và cả nhiều năm sau đó, Đại sứ Hưng cũng tạo dựng những mối quan hệ gần gũi với gia đình những người bạn Nhật Bản thân thiết với Việt Nam, nhiều chính trị gia, trong đó có một số gia đình các cựu Thủ tướng như cựu Thủ tướng Murayama Tomiichi, cựu Thủ tướng Yasuo Fukuda, Hạ nghị sĩ Shinjiro Koizumi - con trai cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi, Hạ nghị sĩ Yuko Obuchi - con gái cố Thủ tướng Obuchi Keizo, nguyên Bộ trưởng ngoại giao, Thượng nghị sĩ Hirofumi Nakasone - con trai cựu Thủ tướng Nakasone Yasuhiro...

Không chỉ xây dựng các quan hệ tốt, chặt chẽ với các chính trị gia, ông còn có nhiều về kỷ niệm về các chuyến thăm tận quê hương “những người bạn”, chăm lo khi họ đau yếu, nằm bệnh viện.

Ông khẳng định, việc xây dựng, gìn giữ, vun đắt quan hệ thân tình, ấm áp với những người bạn Nhật Bản ở các cấp, từ trung ương đến địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, hội hữu nghị, những người bạn có cảm tình với Việt Nam vô cùng quan trọng.

“Đó là những trải nghiệm tuyệt vời mà tôi có được trong những năm tháng làm việc tại Nhật Bản. Tôi tin chắc rằng, các mối quan hệ rộng rãi, chân thành, vừa qua kênh nhà nước, vừa thông qua các tổ chức xã hội, nhân dân, các mối quan hệ cá nhân chân thành, là nhân tố vô cùng quan trọng góp phần phát triển tốt đẹp mối quan hệ giữa các quốc gia”, Đại sứ Hưng khẳng định.

Kết thúc buổi trò chuyện, vị nguyên Thứ trưởng Ngoại giao cho rằng, giai đoạn công tác tại Nhật Bản đã mang lại cho ông nhiều bài học quý, trong đó ông đúc rút cụ thể rằng:

Thứ nhất, nhận thức rõ sứ mệnh của mình, xây dựng các mục tiêu cụ thể trong nhiệm kỳ và thực hiện bằng được các mục tiêu đó một cách quyết liệt, kiên định và sáng tạo; Thứ hai, xây dựng mạng lưới quan hệ ở nước sở tại, nhất là xây dựng, nuôi dưỡng, củng cố, phát triển các mối quan hệ cá nhân cần thiết; Thứ ba, chú trọng phát triển quan hệ với các địa phương và các doanh nghiệp, doanh nhân.


(*) Đại sứ Đoàn Xuân Hưng hiện là Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nhật.

Động lực phát triển dân tộc và ngoại giao Việt Nam

Động lực phát triển dân tộc và ngoại giao Việt Nam

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 (CMT8) là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố; trong đó, sự lãnh đạo của ...

Tuổi trẻ Ngoại giao: Giữ gìn, kế thừa giá trị cao đẹp của Ngành, không ngừng trau dồi bản thân

Tuổi trẻ Ngoại giao: Giữ gìn, kế thừa giá trị cao đẹp của Ngành, không ngừng trau dồi bản thân

Báo TG&VN đã trao đổi với các thanh niên, đặc biệt là các công chức mới được tuyển dụng, để hiểu hơn về tâm tư, ...

Ngoại giao hòa hiếu, hữu nghị trong phát triển đất nước (kỳ cuối)

Ngoại giao hòa hiếu, hữu nghị trong phát triển đất nước (kỳ cuối)

Trong hơn 30 năm Đổi mới, tinh thần hòa hiếu, hữu nghị tiếp tục là tư tưởng nổi bật của ngoại giao Việt Nam, đóng ...

Tự hào hai chữ ‘Ngoại giao’

Tự hào hai chữ ‘Ngoại giao’

Tháng Tám lại về, hơi thở mùa Thu phảng phất đó đây đánh thức hoài niệm về những ngày tháng bi hùng của đất nước ...

Kim chỉ nam để triển khai các nhiệm vụ đối ngoại

Kim chỉ nam để triển khai các nhiệm vụ đối ngoại

Ngày 22/8, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ, Bộ ...