Đại sứ Indonesia: ASEAN sống ở trung tâm của sự đổi thay, bàn về tương lai là sáng kiến kịp thời

Phương Hằng
(ghi)
Chia sẻ với TG&VN về sáng kiến Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 của Việt Nam, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi cho rằng thế giới hiện nay đã khác so với 10 năm trước với muôn vàn yếu tố bất định, vì vậy, luôn cần những nỗ lực của Việt Nam cũng như các thành viên ASEAN khác để đảm bảo "con thuyền ASEAN" luôn tiến về phía trước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Indonesia : ASEAN sống ở trung tâm của sự đổi thay, bàn về tương lai là sáng kiến kịp thời
Thủ tướng Phạm Minh Chính và trưởng đoàn các nước ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 ở Labuan Bajo, Indonesia, tháng 5/2023. (Ảnh: Tuấn Anh)

Trung tâm của những thay đổi chiến lược

Diễn đàn Tương lai ASEAN được Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố trong Hội nghị cấp cao ASEAN tại Jakarta, tháng 9/2023. Diễn đàn nhằm trao đổi thêm các ý tưởng và sáng kiến hợp tác để góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững và lấy con người làm trung tâm của ASEAN.

Tôi cho rằng, sáng kiến này rất kịp thời vì thế giới ngày càng phức tạp hơn và những thách thức ngày nay khá khác so với 10 năm trước.

Sự cạnh tranh giữa các cường quốc ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn cùng với đó là những dự báo tăng trưởng kinh tế không chắc chắn. Bên cạnh đó, xung đột Nga-Ukraine, tình hình Trung Đông gây ra những mối lo ngại lớn về nhân đạo và vấn đề di cư. Biến đổi khí hậu, tác động của đại dịch Covid-19 cũng tạo ra sự gián đoạn đối với an ninh lương thực toàn cầu và các hậu quả kinh tế xã hội khác.

Đại sứ Indonesia : ASEAN sống ở trung tâm của sự đổi thay, bàn về tương lai là sáng kiến kịp thời
Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi. (Ảnh: PA)

Mặt khác, chúng ta đang trải qua sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cao, kỹ thuật số, AI, đòi hỏi sự hợp tác đa chiều nhiều hơn nữa.

Ở Đông Nam Á, chúng ta đang giải quyết vấn đề Myanmar, Biển Đông, nhận diện các động lực ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Các thành viên ASEAN sống ở trung tâm của những đổi thay này. Đó là lý do tại sao khả năng quản lý xung đột và căng thẳng của ASEAN là quan trọng và cần thiết, cả trong khu vực cũng như góp phần vào hòa bình và phát triển toàn cầu.

Tùy từng hoàn cảnh, ASEAN phải điều chỉnh chiến lược để phát triển khả năng phục hồi và thích ứng với những thách thức đang gia tăng. Đây chính là ý nghĩa của Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đối với Indonesia, sự kiện này rất phù hợp với chủ đề của Năm Chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia: "ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng".

Chúng tôi mong muốn ASEAN luôn là một tổ chức phù hợp, giữ được sự thống nhất và vai trò trung tâm của mình trong bối cảnh nhiều đổi thay của khu vực và toàn cầu, cả ở hiện tại và tương lai. Vì vậy, Indonesia ủng hộ sáng kiến của Việt Nam và trông đợi việc tham gia Diễn đàn.

Tăng cường sức mạnh tổng hợp trước thách thức

Kể từ khi thành lập năm 1967, ASEAN vẫn luôn nỗ lực để thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực cũng như thúc đẩy phát triển bền vững và thịnh vượng.

Về an ninh, năm 1976, ASEAN đã ký kết Hiệp ước Thân thiện và hợp tác (TAC), nhấn mạnh vào việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình giữa các nước thành viên. Năm 1995 tại Hội nghị cấp cao Bangkok, các quốc gia thành viên ASEAN đã nhất trí về Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), góp phần vào hòa bình và ổn định toàn cầu.

Sau đó vào năm 2003, ASEAN thông qua Tuyên bố hòa hợp Bali II nhất trí xây dựng ba trụ cột cộng đồng: chính trị và an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội. Năm 2011, ASEAN thông qua Tuyên bố Bali III, nhấn mạnh các cam kết của ASEAN trong việc tích cực tham gia và đóng góp vào nhiều vấn đề toàn cầu.

Năm 2020, Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 đã góp phần nâng cao hơn nữa vai trò của ASEAN trong cấu trúc đối thoại và hợp tác khu vực.

Về kinh tế, bất chấp những thách thức toàn cầu, dự báo tăng trưởng cho ASEAN 2024 vẫn tích cực ở mức 4,7%. Các thành viên ASEAN vẫn đẩy mạnh phát triển thương mại, sản xuất, du lịch và công nghiệp. Vào năm 2030, nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN thậm chí còn được ước tính trị giá 1 nghìn tỷ USD. ASEAN được coi là thành công trong việc đạt được tiến bộ về con người và phát triển, giúp hàng triệu người thoát nghèo và cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục và y tế.

Nhưng rõ ràng ASEAN vẫn có những thách thức cần giải quyết, bao gồm tình hình và sự ổn định địa chính trị ở Myanmar. ASEAN vẫn nhất quán quan tâm và tích cực trong vấn đề Myanmar, tìm kiếm giải pháp hòa bình, lâu dài.

ASEAN vẫn là một Cộng đồng đoàn kết và vững mạnh. Những thách thức mới nổi khác bao gồm: Dân số già, khả năng kết nối, phát triển chất lượng con người, khủng hoảng liên quan đến khí hậu và các tình huống khẩn cấp về sức khỏe.

Nhìn nhận những tiềm năng, thách thức và xu hướng sắp tới, tầm nhìn sau năm 2025 của ASEAN sẽ rất quan trọng để định hướng con đường phía trước của Hiệp hội. Hiện nay, ASEAN đang xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng đến năm 2045 để định hướng quỹ đạo tương lai của mình.

Kế hoạch chiến lược Tầm nhìn ASEAN đến năm 2045 lấy ý kiến đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên và tất cả các trụ cột trong cộng đồng, để có được những cái nhìn sâu sắc liên ngành, đồng bộ với lợi ích của các quốc gia thành viên.

ASEAN đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác đối thoại, bao gồm các quốc gia, tổ chức và thể chế quốc tế. ASEAN cũng tích cực tham gia với các bên liên quan, bao gồm các học giả, khu vực tư nhân, xã hội dân sự và thanh niên. ASEAN luôn chủ động đổi mới và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề. Trong năm ASEAN 2024 do Lào làm Chủ tịch, mọi nỗ lực đang được thúc đẩy nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp và hợp tác xuyên trụ cột của ASEAN.

Cần có cách tiếp cận toàn diện

Chúng ta đang sống trong một thế giới đan xen lợi ích, với sự kết nối ngày càng tăng về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội. Hiện tại, khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa chiều, bao gồm căng thẳng địa chính trị và địa kinh tế, khủng hoảng khí hậu và thay đổi nhân khẩu học. Chúng ta cũng vẫn đang phục hồi sau những tác động tàn khốc của đại dịch đối với xã hội và nền kinh tế.

Nhìn ở một góc độ khác, những thách thức đó đã mang lại những bài học quý giá và mang đến cho chúng ta cơ hội trong các lĩnh vực như phát triển bền vững, sống xanh, ngành y tế, công nghiệp kỹ thuật số và công nghệ cao.

Một ví dụ có thể kể đến là cơ hội để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), lực lượng rất quan trọng để vực dậy tăng trưởng kinh tế-xã hội cho người dân ASEAN. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một phần quan trọng của nền kinh tế ASEAN, đóng góp 85% việc làm, 44,8% GDP và 18% xuất khẩu quốc gia.

Đại sứ Indonesia : ASEAN sống ở trung tâm của sự đổi thay, bàn về tương lai là sáng kiến kịp thời
Cộng đồng ASEAN ra đời với mục tiêu để ASEAN lớn mạnh, phát triển hơn nữa, để cuộc sống mỗi người dân ASEAN ngày một tốt đẹp hơn. (Nguồn: Getty)

Ở Indonesia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn phục hồi hậu đại dịch. Khả năng phục hồi và nhanh nhạy thích ứng với hệ sinh thái kỹ thuật số của các doanh nghiệp này đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế đất nước, lên tới 61% GDP quốc gia. Cách tiếp cận tương tự cũng được triển khai ở Việt Nam. Khảo sát của Meta năm 2022 cho thấy nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam vượt qua khó khăn và cải thiện doanh thu thông qua việc sử dụng nền tảng trực tuyến.

Để phát triển trong tương lai, ASEAN đang có cách tiếp cận toàn diện, phối hợp cả ba trụ cột cộng đồng để cùng thảo luận, xây dựng năng lực chống chịu và tìm ra giải pháp chung. Thêm nữa, ASEAN cũng đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác phát triển để hỗ trợ phát triển bền vững và thông minh trong tương lai. Diễn đàn Tương lai ASEAN do Việt Nam tổ chức sẽ góp phần vào quá trình này, với kênh ngoại giao 1.5, quy tụ tất cả các bên liên quan một cách toàn diện.

Giá trị và bản sắc không thể đánh mất

Các nước ASEAN sống trong khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào với các nền văn hóa đa dạng, có nhiều người trẻ song một số nước thành viên lại có dân số già. Với những thách thức địa chính trị và địa kinh tế, chúng ta phải lường trước những đổi thay thông qua phản ứng nhanh nhẹn, đồng thời duy trì các giá trị của mình.

Thứ nhất là yếu tố nhất quán và tin cậy, nghĩa là thực hiện Hiến chương ASEAN, tuân thủ luật pháp quốc tế cũng như ứng phó với các thách thức trong tương lai. ASEAN phải tiếp tục phát huy các giá trị và bản sắc của mình.

Thứ hai là yếu tố toàn diện, với sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Đây là chìa khóa để nuôi dưỡng niềm tin và đảm bảo việc thực hiện các quyết định của ASEAN.

Thứ ba là quan hệ đối tác và hợp tác, thông qua đối thoại và phối hợp.

ASEAN phải gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng ASEAN sẽ không bao giờ trở thành nhân tố trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc trên toàn cầu, mà thay vào đó, vẫn giữ vai trò dẫn dắt các động lực khu vực.

Thông qua việc thực hiện các nguyên tắc này, chúng ta có thể duy trì sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, giữ cho ASEAN đi đúng hướng như một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Đại sứ Indonesia: ASEAN sống ở trung tâm của sự đổi thay, bàn về tương lai là sáng kiến kịp thời
Các đại biểu tại Lễ kỷ niệm lần thứ 77 Ngày Độc lập của Indonesia do Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội tổ chức ngày 19/8/2022. (Ảnh: Tuấn Anh)
Hai yếu tố làm lên hình ảnh Việt Nam

Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào năm 1995, Việt Nam đã rất tích cực, tham gia nhiều cuộc thảo luận và đăng cai tổ chức các sự kiện. Sự tăng trưởng về kinh tế và dân số của Việt Nam đã khẳng định tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực.

Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam đã có những bước tiến dài phù hợp với tầm nhìn của ASEAN. Sự tăng trưởng ấn tượng về kinh tế và thương mại của Việt Nam đã góp phần to lớn vào sự phát triển của Đông Nam Á. Nền tảng mạnh mẽ cũng giúp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu.

Ngoài ra, Việt Nam đang hội nhập đa phương mạnh mẽ hơn, thông qua việc tham gia tích cực vào các vấn đề như biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo, trao quyền cho phụ nữ, hòa bình và an ninh, thương mại và công nghệ cao.

Điều đáng chú ý là Việt Nam đã triển khai các sĩ quan tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan và Abyei cùng nhiều nơi khác. Việt Nam cũng là đối tác của Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP), nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và xanh. Hiện nay, Việt Nam đang thúc đẩy hợp tác công nghệ cao và bán dẫn.

Tôi muốn nhấn mạnh hai yếu tố. Một là, chính sách đối ngoại “độc lập và tự chủ” là nền tảng trong hội nhập toàn cầu sâu rộng của Việt Nam. Chính sách này cũng không hài hòa với các nguyên tắc trong Hiến chương ASEAN, bao gồm: tôn trọng độc lập, chủ quyền; phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc tăng cường hòa bình, an ninh và thịnh vượng; tôn trọng các nền văn hóa khác nhau trên tinh thần thống nhất trong đa dạng.

Hai là, sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu đã chứng tỏ thành công trong việc phục hồi kinh tế, hiện đại hóa ngành công nghiệp và xây dựng quan hệ đối tác. Với cách tiếp cận này, Việt Nam đã trở thành đối tác tin cậy để phát triển và là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu và thích ứng với các xu thế.

Đại sứ Vũ Hồ: Sáng kiến của Việt Nam tại AMMR nhận được sự quan tâm của các nước

Đại sứ Vũ Hồ: Sáng kiến của Việt Nam tại AMMR nhận được sự quan tâm của các nước

Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN chia sẻ bên lề Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) khởi đầu cho Năm ...

Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là sự tiếp nối truyền thống quan hệ Trung Quốc-Việt Nam

Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là sự tiếp nối truyền thống quan hệ Trung Quốc-Việt Nam

Nhân dịp chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (7-12/4), Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng ...

Đại sứ Vương quốc Anh: Tương lai ASEAN là một phần quan trọng của thế giới và tất cả chúng ta

Đại sứ Vương quốc Anh: Tương lai ASEAN là một phần quan trọng của thế giới và tất cả chúng ta

Chia sẻ với TG&VN kỳ vọng về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Đại sứ Anh tại Việt Nam Iain Frew đánh giá cao nỗ ...

ASEAN - Những ngày không quên!

ASEAN - Những ngày không quên!

Nghiền ngẫm những trang sách về hành trình của Việt Nam trong ASEAN, tôi nhận ra rằng nếu nói con đường Việt Nam gia nhập ...

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng mà ông coi là 'đáng kinh ngạc' của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu ...

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 25/12/2024: Giá vàng nhẫn và SJC 'rượt đuổi sát nút', thế giới tăng nhẹ, Bitcoin ngừng 'sụt hố'

Giá vàng hôm nay 25/12/2024: Giá vàng nhẫn và SJC 'rượt đuổi sát nút', thế giới tăng nhẹ, Bitcoin ngừng 'sụt hố'

Giá vàng hôm nay 25/12/2024 trong nước thương hiệu SJC và vàng nhẫn đang "rượt đuổi sát nút". ​​​​​​
Màn thi đấu hoàn hảo của tiền đạo Xuân Son tại vòng bảng ASEAN Cup 2024

Màn thi đấu hoàn hảo của tiền đạo Xuân Son tại vòng bảng ASEAN Cup 2024

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son của tuyển Việt Nam khuynh đảo ASEAN Cup 2024 với màn ra mắt không thể ấn tượng hơn.
Bán kết ASEAN Cup 2024: VTV tường thuật trực tiếp trận đội tuyển Việt Nam và Singapore

Bán kết ASEAN Cup 2024: VTV tường thuật trực tiếp trận đội tuyển Việt Nam và Singapore

Hai lượt trận bán kết của đội tuyển Việt Nam gặp Singapore được VTV tường thuật trực tiếp trên kênh VTV2, VTV Cần Thơ cũng như ứng dụng VTVgo.
Diện mạo huyện Yên Lạc ngày càng khang trang, đời sống nhân dân nâng cao

Diện mạo huyện Yên Lạc ngày càng khang trang, đời sống nhân dân nâng cao

Huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang kiến tạo nên miền quê đáng sống...
Tạo ảnh anime miễn phí bằng Canva siêu ấn tượng mà bạn nên thử

Tạo ảnh anime miễn phí bằng Canva siêu ấn tượng mà bạn nên thử

Khám phá ngay cách tạo ảnh anime online miễn phí bằng Canva để tạo ra những tác phẩm siêu ấn tượng trên máy tính của mình thông qua bài viết ...
Mách bạn cách sử dụng ChatGPT-4o đơn giản trên điện thoại, máy tính

Mách bạn cách sử dụng ChatGPT-4o đơn giản trên điện thoại, máy tính

Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng ChatGPT-4o miễn phí giúp bạn có những trải nghiệm tốt hơn với sự cải tiến vượt trội về dữ ...
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Goledzinowski đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Khai mạc Triển lãm ảnh 'Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam' tại Thái Lan

Khai mạc Triển lãm ảnh 'Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam' tại Thái Lan

Ngày 23/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan & Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm ảnh 'Việt Nam Hạnh Phúc - Happy Vietnam'.
Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Công ty Rattan House tích cực giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Brunei Darussalam và một số thị trường mới.
Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.
Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại các tổ chức quốc tế ở Vienna

Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại các tổ chức quốc tế ở Vienna

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên của Nhóm và nỗ lực hoàn thành tốt trọng trách của mình.
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động