Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga: Bình đẳng giới của một quốc gia không thể bền vững nếu không gắn với khu vực và toàn cầu

Phương Hằng
TGVN. Bên lề Đối thoại giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về Tăng cường vai trò của Phụ nữ vì hòa bình và an ninh bền vững, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Cố vấn cao cấp của Ban Thư ký quốc gia ASEAN 2020, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC), thành viên Nhóm phụ nữ ASEAN về hòa bình và hòa giải đã trao đổi với báo chí một số ý kiến về bình đẳng giới, vai trò của phụ nữ đối với hòa bình, hòa giải và an ninh bền vững.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Ban Nữ công, Bộ Ngoại giao tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm ngoại giao
Việt Nam tích cực và tiên phong trong lĩnh vực bình đẳng giới
5133-nth-3185
Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga trả lời phỏng vấn báo chí chiều ngày 10/9. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Vấn đề toàn cầu và ASEAN luôn nỗ lực

Đối thoại giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về Tăng cường vai trò của Phụ nữ vì hòa bình và an ninh bền vững là hoạt động tiếp nối sáng kiến của Chủ tịch ASEAN 2020 tại Hội nghị Cấp cao 36 - Phiên họp đặc biệt của các nhà Lãnh đạo về tăng quyền năng cho phụ nữ trong thời đại số. Đại sứ đánh giá thế nào về sáng kiến này của Việt Nam?

Trong năm Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến, đề xuất mới nhằm thúc đẩy hợp tác ASEAN trên cả ba trụ cột, đặc biệt là nâng cao năng lực thích ứng và cam kết của ASEAN trước những thách thức mới, trong có đó đại dịch Covid-19. Một trong những sáng kiến khởi đầu và quan trọng được Việt Nam đưa ra là Phiên họp đặc biệt của các Nhà lãnh đạo ASEAN về tăng quyền năng cho phụ nữ trong kỷ nguyên số tại Hội nghị Cấp cao 36 diễn ra ngày 26/6/2020. Tiếp nối sáng kiến này là Đối thoại giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về Tăng cường vai trò của Phụ nữ vì hòa bình và an ninh bền vững.

Cùng với đó, nhiều hoạt động về vấn đề bình đẳng giới và nâng cao quyền năng của phụ nữ đã, đang và sẽ được tổ chức nhằm đóng góp vào nỗ lực này của ASEAN và toàn cầu như hội thảo nâng cao năng lực của phụ nữ trong hòa giải, hòa bình; giao lưu gặp gỡ giữa các lãnh đạo nữ của ASEAN.

ASEAN coi trọng hoạt động này trong năm 2020 bởi đây là nhu cầu tất yếu khi khu vực phải ứng phó những thách thức mới, cần phải phát huy vai trò phụ nữ. Đặc biệt chúng ta thấy rất rõ là những hệ lụy sâu rộng chưa từng có của đại dịch Covid-19 trên nhiều mặt: Kinh tế xã hội, an ninh, phát triển. Điều này đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ phải phát huy vai trò của mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là vai trò phụ nữ, hiện chiếm đến 50% trong xã hội, trong Cộng đồng ASEAN.

Một nhiệm vụ rất ý nghĩa nữa là chúng ta phải nâng tầm ASEAN, góp tiếng nói của ASEAN vào những vấn đề chung của toàn cầu. Đó là việc ứng phó với những thách thức chung đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ.

Đối thoại giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về Tăng cường vai trò của Phụ nữ vì hòa bình và an ninh bền vững không chỉ có ý nghĩa kỷ niệm 20 năm đánh dấu và đánh giá Nghị quyết 1325 của Liên hợp quốc thông qua tháng 10/2000 về phụ nữ, hòa bình, an ninh mà còn có ý nghĩa lớn hơn nữa, đó là định hướng cho các hoạt động sắp tới của ASEAN trong thời gian tới về phát huy vai trò của phụ nữ trong đóng góp cho hòa bình, hòa giải của khu vực, khi rất nhiều vấn đề mới đang đặt ra.

Thưa Đại sứ, ASEAN cần có những bước đi nào để vừa đảm bảo bình đẳng giới vừa thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong kỷ nguyên số?

Vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong kỷ nguyên số là một vấn đề lớn của toàn cầu, không phải chỉ của châu Á -Thái Bình Dương và ASEAN.

Hiện nay, có một thực trạng rất lớn đang đặt ra đối với thế giới và khu vực, đó là nỗ lực này còn đang đứng trước rất nhiều thách thức lớn. Đây là một trong những điểm yếu nhất của thực hiện bình đẳng giới trên thế giới.

Có lẽ, muốn nâng cao vai trò lãnh đạo của phụ nữ, nỗ lực lớn nhất hiện nay là chúng ta phải xác định những cản trở lớn. Theo đó, thứ nhất, ngoài những cản trở thông thường vốn có như định kiến xã hội, vai trò lãnh đạo của phụ nữ còn đòi hỏi bản thân phụ nữ trước hết phải nâng cao được năng lực để có thể đảm bảo về năng lực và vai trò lãnh đạo của mình trong kỷ nguyên số. Trong thời kỳ liên kết và hội nhập sâu hiện nay, phụ nữ trước hết phải đảm bảo nâng cao được năng lực.

Thứ hai là, cùng với đó phải có chính sách và cơ chế của Nhà nước để bảo đảm. Thứ ba là phải có liên kết rộng rãi trên toàn cầu trong bối cảnh thế giới hiện nay, các nỗ lực để ứng phó với các thách thức trên toàn cầu cũng như để thành công một quốc gia ngày càng phải gắn kết với thế giới hơn.

Bình đẳng giới ở một quốc gia không thể bền vững nếu không gắn kết với bình đẳng giới và khu vực và toàn cầu. Do đó, các nỗ lực, cơ chế hiện nay ở từng quốc gia, khu vực phải gắn chặt toàn cầu và phải liên kết lại với nhau.

Trên đây là 3 yếu tố cốt lõi, thêm vào đó, chúng ta phải nắm được rằng, chúng ta đang bước vào, đang sống trong một xã hội số, kỷ nguyên số. Do đó chúng ta phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực về công nghệ thì mới có đủ năng lực lãnh đạo và có các biện pháp, phù hợp.

Năm 2017, trong tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần đầu tiên nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ đề phụ nữ hòa bình, an ninh. Từ đó, ASEAN đã đạt được những tiến bộ cụ thể, nổi bật nào trong chủ đề Phụ nữ, hòa bình và an ninh, thưa Đại sứ?

Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 tại Manila năm 2017 về phụ nữ, hòa bình và an ninh có tầm quan trọng và ý nghĩa rất lớn đối với khu vực của chúng ta.

Tuyên bố chung đưa ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm ASEAN hình thành, phát triển và sau chặng đường 50 năm, có thể nói lần đầu tiên ASEAN có Tuyên bố cấp cao nhất về vai trò phụ nữ trong hòa bình và an ninh, bình đẳng giới.

Lợi ích của phụ nữ đã được ASEAN quan tâm trong 30, 40 năm qua nhưng để khẳng định vai trò của người phụ nữ không chỉ trong kinh tế, trong xã hội, trong phát triển mà cả vấn đề hòa bình, an ninh thì đây lần đầu tiên. Do đó, Tuyên bố ở Manila rất quan trọng.

Đây cũng là một nỗ lực của ASEAN để đóng góp vào nỗ lực chung của toàn cầu, tức là thực hiện Nghị quyết 1325 của Liên hợp quốc vào năm 2000 về phụ nữ, hòa bình, an ninh.

Trong chặng đường 3 năm qua kể từ năm 2017, có thể nói đây là một chặng đường mà ASEAN triển khai rất nhanh và có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng để giai đoạn tới sẽ có những hoạt động rất thiết thực về phát huy vai trò của phụ nữ để bảo đảm hòa bình, an ninh của khu vực.

Ngay sau tháng 11/2017, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 31 thông qua Tuyên bố, đến tháng 12/2018, Nhóm các chuyên gia nữ của ASEAN về hòa bình và hòa giải đã được thành lập theo sáng kiến của Phillipines, Chủ tịch ASEAN 2017, một trong những nước đi đầu của ASEAN về vấn đề bình đẳng giới hiện nay khu vực.

Từ đó đến nay trong vòng gần 3 năm, Nhóm đã triển khai khá nhiều hoạt động rất thiết thực, xác định nhiệm vụ, vai trò, đặc biệt là trao đổi kinh nghiệm với nhau để chuẩn bị cho mình năng lực có thể đóng góp vào hoạt động của hòa bình và an ninh của khu vực.

0026-nth-3283
Đối thoại giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về Tăng cường vai trò của Phụ nữ vì hòa bình và an ninh bền vững. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Những thành viên đại diện của Việt Nam cũng tham gia xây dựng, xác định các ưu tiên hoạt động chính sách mà nhóm phụ nữ, chuyên gia ASEAN có thể tham gia đóng góp trong thời gian tới như: Thúc đẩy luật lệ chung, thực hiện luật pháp quốc tế, hoạt động ngoại giao phòng ngừa... Đặc biệt, chúng tôi xác định với vai trò là phụ nữ, các nhóm chuyên gia này cần phải đóng vai trò nòng cốt trong giáo dục nền văn hóa hòa bình, nhân văn nhân ái, hòa giải và bao dung độ lượng. Điều này là cực kỳ quan trọng trong hợp tác quốc tế, trong xây dựng Cộng đồng như Cộng đồng ASEAN.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, chúng tôi cũng xác định là hiện nay là phải tăng cường kết nối với các nỗ lực của các khu vực khác, của mạng lưới toàn cầu mới có thể mạnh, mới có thể học được những điều tốt để nhóm phụ nữ, chuyên gia ASEAN có thể đóng góp tốt hơn cho khu vực trong vấn đề hòa bình, an ninh. Do đó, hiện nay chúng tôi đang cân nhắc đề xuất tham gia Liên minh toàn cầu của mạng lưới chuyên gia nữ về hòa giải quốc tế.

Có thể nói, sau Tuyên bố cấp cao năm 2017 đến nay, hoạt động nổi bật chính là Đối thoại của các Bộ trưởng ASEAN về tăng cường vai trò của phụ nữ đối với hòa bình và an ninh bền vững. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa để triển khai Tuyên bố cấp cao, giúp định hướng cho các hoạt động sắp tới, cụ thể trong 2, 3, đến 5 năm tới thì đâu là những vấn đề hòa bình, an ninh cần có sự đóng góp của phụ nữ.

Hơn thế nữa, sự kiện này còn định hướng cho ASEAN sẽ đóng góp vào nội dung đánh giá và kiến nghị các hoạt động và giải pháp thúc đẩy việc phát huy vai trò của phụ nữ trong hòa bình và an ninh của thế giới khi Liên hợp quốc trong năm nay đang rà soát lại Nghị quyết 1325 và đưa ra các giải pháp mới sau 20 năm thực hiện.

Chúng tôi nghĩ, Việt Nam với vai trò kép Chủ tịch ASEAN, thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cùng với Indonesia, thành viên rất quan trọng trong ASEAN, cũng là thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2020, hai nước sẽ đóng góp rất thiết thực vào nỗ lực về vấn đề hòa bình, hòa giải và an ninh của khu vực và thế giới.

Thước đo đa chiều

Sự tham gia của phụ nữ trong tiến trình hòa bình, an ninh, hòa giải như đàm phán trung gian để phòng ngừa bạo lực tăng lên hay giảm đi trong những năm qua, thưa Đại sứ?

Vai trò của phụ nữ trong tham gia đàm phán thương lượng để giải quyết hòa bình, hòa giải, ngăn chặn xung đột, nếu như chúng ta hiểu theo nghĩa hẹp, là những người tham gia trực tiếp thì không tăng, chưa thể hiện rõ nét trên toàn thế giới cũng như ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ở ASEAN cũng như ở Việt Nam.

Nhưng nếu chúng ta nhìn rộng ra là hòa bình, hòa giải và an ninh không giới hạn bởi những hoạt động trực tiếp đó mà còn là vai trò giáo dục của những người phụ nữ về ý thức hòa bình, ý thức hòa giải, ý thức bao dung trong xã hội; cùng với đó là vấn đề ứng xử với các thách thức an ninh phi truyền thống, đó là những định kiến xã hội, những thiên tai, dịch bệnh như Covid-19,... thì chúng ta thấy vai trò của phụ nữ đang tăng lên và xu hướng sắp tới sẽ còn tăng hơn nữa.

Chúng tôi hy vọng, khi việc rà soát và đánh giá lại định hướng mới của Nghị quyết 1325 trong năm nay của Liên hợp quốc và nỗ lực của ASEAN như sự kiện này của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN thì các định hướng mới sẽ thúc đẩy thêm nữa các nỗ lực và phát huy tốt hơn vai trò phụ nữ trong hoạt động hòa bình, hòa giải ở khu vực và trên thế giới.

Vai trò của phụ nữ trong các hoạt động ASEAN được đánh giá bằng thước đo nào thưa Đại sứ?

Nếu như nói thước đo về vai trò của phụ nữ trong ASEAN là sự hài lòng của công chúng thì đó là một thước đo quan trọng nhưng không phải là tất cả. Đặc biệt, trong kỷ nguyên số và một thế giới gắn kết, các thước đo cũng cần phải mang tính đa chiều với mục tiêu, cách tiếp cận đa chiều.

Đạt được bình đẳng giới là mục tiêu, ước mơ rất xa vời của thế giới, được rất nhiều nam giới ủng hộ nhưng cần vượt qua nhiều định kiến và thách thức mới. Khoảng cách giới hiện nay còn tính đến những khoảng cách về công nghệ số. Cần nâng cao năng lực cho phụ nữ về vấn đề này.

Theo nghiên cứu mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới, trên thế giới hiện nay phải mất hơn 100 năm mới đạt được bình đẳng giới, riêng ở châu Á- Thái Bình Dương mất 167 năm. Đây là khu vực đi chậm nhất ,kém cả châu Phi và Trung Đông, Bắc Mỹ. Do đó, chúng ta thấy rõ bình đẳng giới sẽ còn là mục tiêu, là động lực cho phụ nữ và các xã hội vươn lên một xã hội văn minh.

Như vậy, sự hài lòng về bình đẳng giới trong ASEAN cần mang tính chất thực tiễn và song hành cùng lợi ích chung của cộng đồng, khu vực. Sự hài lòng của công chúng về bình đẳng giới phải phù hợp với sự phát triển của xã hội đúng thời điểm đó và theo từng giai đoạn.

ASEAN không thể so sánh với EU. Với trình độ hiện nay, đạt được bình đẳng giới đến đâu thì phải so sánh cùng mặt bằng chung. Thước đo phải đặt trong một tổng thể đa chiều hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần quan tâm đến nguyện vọng và mong mỏi, sự hài lòng của công chúng, nhất là trong thời đại ngày nay. Xu hướng chính sách phải vì dân, lấy người dân làm trung tâm, điều này cực kỳ quan trọng.

Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga: Trọng trách quốc tế nào cũng đặt ra thời cơ và thách thức

Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga: Trọng trách quốc tế nào cũng đặt ra thời cơ và thách thức

TGVN. Trả lời phỏng vấn TG&VN, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Cố vấn cao cấp của Ban Thư ký quốc gia về ASEAN cho rằng, ...

Nhóm Phụ nữ ASEAN vì Hòa bình tổ chức họp theo hình thức trực tuyến

Nhóm Phụ nữ ASEAN vì Hòa bình tổ chức họp theo hình thức trực tuyến

TGVN. Trong khuôn khổ hoạt động của Viện nghiên cứu ASEAN về Hòa Bình và Hòa giải (AIPR), cuộc họp trực tuyến của Nhóm Phụ ...

Phó Chủ tịch nước hoan nghênh những sáng kiến của Nhóm AWCH

Phó Chủ tịch nước hoan nghênh những sáng kiến của Nhóm AWCH

TGVN. Trong cuộc gặp với Nhóm AWCH, Phó Chủ tịch nước Đặng Ngọc Thịnh hoan nghênh những sáng kiến như việc tổ chức Ngày Gia đình ...

Phương Hằng (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được trao chứng nhận tốt nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi với Tổng thống Rumen Radev một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm ...
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt với đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt lập
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Công tác bảo đảm quyền của người dân khi thiên tai, thảm họa xảy ra luôn được đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ tốt nhất tính mạng, tài sản của người dân...
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể...
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động