Đàm phán Mỹ-Triều: Nếu không hành động, nỗ lực ngoại giao của Tổng thống Trump sẽ 'tan thành bọt biển'?

Thu Hiền
TGVN. Nếu không hành động để cứu vãn đàm phán Mỹ-Triều, Tổng thống Trump sẽ mất đi toàn bộ thành quả đối ngoại với Triều Tiên, một nỗ lực vốn khiến ông rất tự hào.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Trump: 'Tách rời' là một từ hay, Mỹ sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc
‘Dính’ tin đồn từng bị đột quỵ, Tổng thống Trump lên tiếng
da den luc trump ghi dau an trong van de trieu tien
Hiện tại là thời điểm thích hợp để Tổng thống Trump tìm ra lối thoát cho đàm phán Mỹ-Triều. (Nguồn: QT)

Thời điểm thích hợp và cơ hội duy nhất

Năm 2020 khả năng sẽ là một năm nhiều màu xám với Triều Tiên. Tháng 1, Bình Nhưỡng còn phải tạm ngưng hầu hết các hoạt động thương mại và tiếp xúc ngoại giao để hạn chế sự lây lan của đại dịch Covid-19. Tiếp đến, Triều Tiên lại bị những đợt mưa lũ xối xả, và gần đây nhất là một loạt cơn bão lớn, hoành hành. Những hy vọng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về sự phát triển kinh tế mau lẹ gần như tiêu tan.

Ủy ban Trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên mới đây đã phải tuyên bố rằng “nền kinh tế của đất nước chưa thể được cải thiện khi phải hứng chịu những tình cảnh khắc nghiệt ở cả trong và ngoài nước cùng những thách thức đa chiều không lường trước được” trong suốt 5 năm qua.

Hiện nay, việc nhận được sự trợ cấp quốc tế còn khó hơn trong quá khứ. Chắc chắn, Chủ tịch Kim Jong-un không muốn thể hiện sự "yếu đuối" trước Mỹ và Hàn Quốc. Những biện pháp hạn chế mà nước này áp đặt để ngăn chặn dịch Covid-19 đã khiến các nhà ngoại giao, nhân viên cứu trợ và tình nguyện viên nhân đạo phải rời khỏi Triều Tiên. Nếu tình hình tồi tệ hơn, Trung Quốc hoặc Nga, hoặc cả hai có thể sẽ phải vào cuộc. Bắc Kinh và Moscow có thể đang muốn làm suy yếu chính sách của Mỹ bởi làm như vậy sẽ buộc Washington phải tập trung vào vấn đề Triều Tiên.

Mặc dù những người ủng hộ chủ trương “gây sức ép tối đa” với Triều Tiên luôn hy vọng rằng tình cảnh khó khăn của Triều Tiên hiện tại sẽ buộc họ phải nhượng bộ, thế nhưng, khả năng chịu đựng khó khăn của Bình Nhưỡng dường như vẫn sẽ tiếp diễn. Tình hình này có thể khiến cho Washington mất kiên nhẫn.

Thứ nhất, mong muốn được nới lỏng trừng phạt ngày càng lớn của Chủ tịch Kim Jong-un có thể khiến ông trở nên khiêu khích hơn. Một số chuyên gia dự báo về khả năng sắp xảy ra một vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLMB), và điều này khiến Washington lo ngại vì các tàu ngầm của họ sẽ bị nguy hiểm. Các quan chức Lầu Năm Góc dự đoán rằng Triều Tiên sẽ công bố một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới có khả năng tấn công Mỹ. Và một mối quan ngại còn đáng kể hơn nữa là một vụ thử hạt nhân.

Thứ hai, Tổng thống Trump có thể cảm thấy bối rối nếu như một trong số những thành công trong chính sách ngoại giao của ông có thể lại trở thành một sự thất bại toàn diện và thảm hại.

Nếu ông quay trở lại với chủ trương “bão lửa và thịnh nộ”, hai nước có thể sẽ lại một lần nữa trải qua thời kỳ đe dọa và đối đầu, kèm theo đó là những nỗi lo sợ chiến tranh của giai đoạn cuối năm 2017. Nếu ông tái đắc cử, một "Donald Trump giận dữ" cảm thấy bị phản bội rất có thể sẽ từ bỏ các cuộc đàm phán và nối lại những lời đe dọa.

Về phía Triều Tiên, sự đáp trả không thể tránh khỏi của nước này có thể là thêm 3 năm nữa phát triển tên lửa và hạt nhân, điều sẽ làm cho cuộc khủng hoảng càng trậm trọng hơn. Còn nếu người đắc cử là ứng cử viên Joe Biden, vốn đã mang tư tưởng hoài nghi cách tiếp cận của Tổng thống Trump, ông cũng sẽ từ bỏ chính sách ngoại giao ủng hộ một sự “kiên trì chiến lược”, thay vào đó sẽ tập trung củng cố quan hệ với Hàn Quốc, kèm theo có thể là những lời cảnh báo về một hành động quân sự tiềm tàng.

Ông Trump có đủ thời gian tạo ra một bước ngoặt?

Thay vì bỏ lỡ cơ hội duy nhất để thỏa hiệp với Chủ tịch Kim Jong-un, Tổng thống Trump nên tận dụng tình hình khó khăn hiện nay của Triều Tiên làm cái cớ để nối lại mối liên hệ.

Tờ National Interest cho rằng, ông Trump nên gửi một bức thư đến Chủ tịch Kim Jong-un như cách mà lãnh đạo Triều Tiên thường viết cho ông, nên bày tỏ sự quan ngại về những khó khăn mà người dân Triều Tiên đang phải đối mặt và ám chỉ rằng đây là thời điểm tốt để hai bên hợp tác nhằm mang lại lợi ích cho họ. Ông Trump nên quan tâm đến việc nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại, tạo điều kiện cho các nhân viên cứu trợ và những người khác đến Triều Tiên khi Bình Nhưỡng mở cửa trở lại các đường biên giới. Thêm vào đó, một văn phòng liên lạc hiện mang tính cấp bách hơn bao giờ hết bởi nó tạo điều kiện cho những trao đổi xung quanh những tình huống thay đổi liên tục, chẳng hạn như là các thảm họa thiên tai.

Cuối cùng, đương kim Tổng thống Mỹ nên đề cập đến sự cần thiết của việc nới lỏng hơn nữa các lệnh trừng phạt trong bối cảnh Triều Tiên phải đối mặt với hàng loạt vấn đề. Hai bên cũng nên chọn cách đàm phán và khởi động các cuộc đối thoại. Rất ít người tin là ứng cử viên Tổng thống Joe Biden sẽ đi tiếp con đường mà ông Trump đang dang dở. Tuy nhiên, nếu ông Trump và Chủ tịch Kim Jong-un đạt được một thỏa thuận - một thỏa thuận hợp lý có thể chống lại tâm lý thù địch chính trị ở Mỹ - thì ông Biden sẽ không thể hủy bỏ nó.

Sự thể hiện của Bình Nhưỡng sẽ là cần thiết để đưa ra bất kỳ sự thay đổi nào, nhưng ông Trump sẽ còn tại nhiệm đến ít nhất đến ngày 20/1/2021 dù ông có thất cử đi nữa, và như vậy là đủ thời gian để có một thỏa thuận có ý nghĩa mà chính quyền ông Biden sau đó cũng có thể xây dựng.

Với Triều Tiên, Tổng thống Trump có lẽ đã bỏ lỡ cơ hội để làm nên một thỏa thuận. Tuy nhiên, ông vẫn còn thời gian và nên tận dụng những khó khăn hiện nay của Triều Tiên để làm một đòn bẩy trong đàm phán.

Bầu cử Mỹ 2020: Đã rõ ai là người trung thành nhất với Tổng thống Trump

Bầu cử Mỹ 2020: Đã rõ ai là người trung thành nhất với Tổng thống Trump

TGVN. Việc ông Mike Pence tiếp tục được xác nhận làm ứng cử viên liên danh tranh cử của Tổng thống Trump là một bằng ...

Tổng thống Trump: Ivanka phù hợp làm nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ

Tổng thống Trump: Ivanka phù hợp làm nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ

TGVN. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra sức công kích nữ ứng viên Phó tổng thống Dân chủ Kamala Harris và cho rằng con ...

John Bolton tiết lộ 3 bí mật khiến đàm phán Mỹ-Triều luôn đổ vỡ

John Bolton tiết lộ 3 bí mật khiến đàm phán Mỹ-Triều luôn đổ vỡ

TGVN. Trong cuốn hồi ký "The Room Where It Happened: A White House Memoir" (Căn phòng nơi điều đó xảy ra: Hồi ký Nhà Trắng) ...

(theo National Interest)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Đọc thêm

Kiều bào tại Israel hướng về cội nguồn

Kiều bào tại Israel hướng về cội nguồn

Ngày 18/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ và tri ân công đức của các vua Hùng, cùng kiều bào hướng ...
Doanh nhân Thoa Chu và nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Doanh nhân Thoa Chu và nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tham gia chương trình “Phú Thọ - Khát vọng xanh”, nấu và phát cơm cho bệnh nhân tại bếp cơm từ thiện 19 là những hoạt động ý nghĩa có ...
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ ...
Hà Nội: 99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ không tổ chức thi riêng

Hà Nội: 99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ không tổ chức thi riêng

99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ trên địa bàn Hà Nội không được tổ chức kỳ thi riêng mà chỉ có hai phương thức tuyển sinh.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Cuba và Venezuela: Làm sâu sắc tình anh em, đồng chí

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Cuba và Venezuela: Làm sâu sắc tình anh em, đồng chí

Chuyến thăm Cuba và Venezuela của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thể hiện tình cảm son sắt, thủy chung của Việt Nam tới hai đất nước anh em.
Quảng Nam xuất hiện mưa đá hiếm thấy

Quảng Nam xuất hiện mưa đá hiếm thấy

Giông lốc kèm mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mia và trung tâm huyện Nam Trà My, Quảng Nam khiến nhiều diện tích hoa màu bị thiệt hại.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ Israel.
Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Hai nghi phạm là công dân Đức gốc Nga, bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ phá hoại nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động