Đằng sau xích mích thuế giữa Mỹ và châu Âu

Liệu Washington có thật sự là nạn nhân của những động thái “chơi xấu” từ Berlin và Brussels?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dang sau xich mich thue giua my va chau au Mỹ đã phá hủy quan hệ xuyên Đại Tây Dương
dang sau xich mich thue giua my va chau au Mỹ - châu Âu: Thiếu niềm tin, thừa hoài nghi

Trong quá trình vận động tranh cử và sau khi trúng cử Tổng thống, ông Donald Trump luôn lấy thâm hụt thương mại quốc tế làm chủ đề để công kích những bạn hàng truyền thống. Ông cũng xây dựng hình ảnh một “nước Mỹ yếu thế” bị bắt nạt ở khắp nơi khiến công nhân, nông dân Mỹ gánh chịu nhiều thiệt hại từ trước đến nay. Quan trọng hơn, ông không chỉ công kích và đe dọa áp dụng lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc, “kẻ thù chính” khiến ngành sản xuất nhôm và thép nước mình không phát triển được, mà còn nhằm vào các đồng minh thân cận ở châu Âu.

Vậy thực hư của câu chuyện này là như thế nào? Liệu Mỹ có thực sự là “nạn nhân” của Đức và châu Âu hay không?

dang sau xich mich thue giua my va chau au
Liệu Mỹ có thực sự là “nạn nhân” của Đức và châu Âu hay không? (Nguồn: German Federal Government)

Quán quân xuất khẩu Đức

Không thể phủ nhận Đức hiện đang là quán quân xuất khẩu trên thế giới và thực tế, xuất khẩu là trụ cột chính của nền kinh tế Đức nói chung. Riêng trong năm 2017, thặng dư thương mại toàn cầu của Đức đạt mức 290 tỷ Euro. Xuất khẩu của Berlin sang Mỹ và các nước EU khác nhiều hơn rất nhiều so với khối lượng nhập khẩu của nước này. Năm 2017, Đức xuất sang Mỹ 111 tỷ Euro giá trị hàng hóa, chiếm 1/10 tổng xuất khẩu của Đức, riêng xe hơi đã là 20 tỷ Euro, trong khi nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ chỉ 61 tỷ Euro. Tổng thống Donald Trump luôn bức xúc với 50 tỷ chênh lệch và tìm mọi cách đánh vào ngành sản xuất xe hơi Đức. Ông nói “không muốn nhìn thấy xe của Đức tại Đại lộ số Năm ở New York”.

Việc hàng hóa của Đức chất lượng cao tràn ngập thị trường thế giới, nhất là xe hơi, máy công nghiệp… bây giờ không chỉ là niềm tự hào của ngành công nghiệp Đức, mà còn trở thành “nỗi khổ” của... người giàu. Không chỉ Tổng thống Mỹ khó chịu về điều đó mà ngay ở châu Âu, nhiều thành viên EU cũng đã phản ứng. Gần đây nhất, Chính phủ mới ở Italy còn đe dọa sẽ có biện pháp trả đũa.

Tương tự, từ năm 2010 cựu Bộ trưởng Kinh tế Tài chính Pháp Christine Lagarde đã phê phán kịch liệt thặng dư thương mại từ Đức và cho rằng, kinh tế Đức phát triển dựa trên thua thiệt của nước khác. Ngay cả khi trở thành Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), bà vẫn tiếp tục duy trì quan điểm này trong suốt năm 2017, đồng thời yêu cầu Đức phải tăng cường đầu tư nội địa và trong EU để kích thích các nền kinh tế khác cùng phát triển.

Đánh giá của bà được phía Đức hiểu là gián tiếp “kề vai sát cánh” với Mỹ chống lại chính sách kinh tế thương mại của Đức. IMF và EU cho rằng, thặng dư thương mại của một quốc gia ở mức liên tục trên 6% của nền kinh tế nước đó, là nhân tố gây mất ổn định của những quốc gia khác do thâm hụt thương mại và nợ nần.

Đáng chú ý, khi còn là ứng viên Tổng thống Pháp, ông Emmanuel Macron cũng từng phê phán Đức hưởng lợi từ sự mất cân bằng trong khu vực đồng Euro và điều đó “không hề tốt cho bản thân kinh tế Berlin, cũng như các nền kinh tế khác trong EU”. Những yêu cầu tương tự về việc Đức cắt giảm xuất khẩu để hạ mức thặng dư thương mại với nước khác khiến cho giới chính trị và kinh tế Đức tỏ ra “khó hiểu”. Trong một tài liệu nghiên cứu của Bộ Tài chính Đức năm 2017, Chính phủ cho rằng Nhà nước không hề điều tiết kết quả sản xuất kinh doanh, còn thặng dư xuất khẩu chủ yếu từ nền kinh tế mạnh và đủ sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Thực tế sự “mất cân bằng” giữa Mỹ và Đức?

Tổng thống Trump không phải không có lý khi ông nói hiện nay EU và Đức áp dụng mức thuế cao hơn Mỹ rất nhiều, nhằm bảo vệ thị trường nội địa, đi ngược với tự do hóa thương mại. Chuyên gia về thương mại Gabriel Felbermayr khẳng định trong một tài liệu nghiên cứu là “bình quân thuế ở Mỹ thấp hơn” ở EU, trong đó có những mặt hàng thuế ở EU cao hơn hẳn. Thí dụ thuế áp cho xe hơi nhập khẩu vào EU là 10%, trong khi thuế nhập xe hơi vào Mỹ chỉ 2,5%. Tương tự là mức thuế áp dụng cho các mặt hàng nông nghiệp, trừ mặt hàng sữa Mỹ áp thuế đến 20%.

Tuy nhiên, nếu không phụ thuộc vào thuế suất đối với một số mặt hàng nhất định có sự chênh lệch giữa EU và Mỹ, liệu con số 550 tỷ USD thâm hụt hàng năm, với riêng năm 2017 là 811 tỷ USD trong cán cân thương mại mà Tổng thống Donald Trump đưa ra để lý giải cho quyết định phát động một cuộc chiến thương mại nhằm vào EU nói riêng và thế giới nói chung, có hợp lý?

Cũng theo Viện Nghiên cứu Thương mại München (IFO) thì con số trên chỉ là một nửa sự thật. Dữ liệu này được thu thập thông qua thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa hai chiều với Mỹ. Tuy nhiên, những con số này hoàn toàn chưa đề cập đến dòng tiền luân chuyển giữa Mỹ và thế giới trong các hoạt động trao đổi dịch vụ. Nếu tính cả những khoản mà các công ty dịch vụ ngân hàng, các công ty Internet, du lịch… phải chuyển cho phía đối tác ở Mỹ thì tính riêng năm 2017, cán cân đã nghiêng về phía Mỹ 51 tỷ USD.

Nếu tính cả dòng tiền mà các công ty con ở châu Âu của những “Đại gia công nghệ” Mỹ như Apple, Facebook, Google hay tập đoàn bán hàng trực tuyến khổng lồ Amazon chuyển về Mỹ, thặng dư của Mỹ đã đạt đến mức 106 tỷ USD. Số tiền mà công dân Mỹ đang sinh sống ở châu Âu chuyển về nước cũng lên tới hàng chục tỷ USD, khiến cán cân thanh toán nghiêng về Mỹ đến 14 tỷ USD một năm. Do đó, nếu Washington áp mức thuế phạt đối với hàng hóa từ Đức, thì trong tay Brussels và Berlin cũng sẽ có “vũ khí dự phòng”, đó là chế tài đối với các công ty, tập đoàn công nghệ thông tin và dịch vụ ngân hàng của Mỹ tại châu Âu.

Nếu ngành sản xuất xe hơi là trọng tâm của kinh tế Đức và là nguồn xuất khẩu chính sang Mỹ thì chắc chắn dịch vụ tài chính, ngân hàng và công nghệ thông tin sẽ là “điểm yếu” của kinh tế Mỹ trong tay những nhà hoạch định chính sách châu Âu và Đức, để đáp lại lệnh trừng phạt của Tổng thống Trump, nếu chiến tranh thương mại toàn cầu bùng nổ. Khi đó, EU, Đức và cả nền kinh tế Mỹ đều phải chịu thiệt hại. Đáng ngại hơn, người tiêu dùng các nước, vốn trực tiếp thụ hưởng thành quả của công nghệ và tự do hóa thương mại, cũng sẽ lĩnh hậu quả.

dang sau xich mich thue giua my va chau au Mỹ miễn thuế một số sản phẩm thép nhập khẩu từ 5 nước

Ngày 20/6, Bộ Thương mại Mỹ thông báo đã miễn thuế đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ 5 quốc gia bao ...

dang sau xich mich thue giua my va chau au Quan hệ quốc phòng Mỹ - châu Âu thời Donald Trump

Liệu ông Trump sẽ xúc tiến một thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, hay sẽ tiếp tục duy trì lính Mỹ ở châu ...

dang sau xich mich thue giua my va chau au Mỹ - châu Âu có gắn kết hơn vì IS?

Liệu Mỹ có cùng châu Âu can dự sâu hơn trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng? Giới thiệu bài viết ...

Nguyễn Hữu Tráng

Đọc thêm

Xi măng Long Sơn: Xây dựng thương hiệu từ những giá trị vững bền

Xi măng Long Sơn: Xây dựng thương hiệu từ những giá trị vững bền

Xi măng Long Sơn tiếp tục đồng hành và tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội, vì cộng đồng.
Lật mặt 7 chủ đề gia đình thu về hơn 201 tỷ đồng sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Lật mặt 7 chủ đề gia đình thu về hơn 201 tỷ đồng sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Đến trưa 2/5, phim 'Lật mặt 7' được ghi nhận thu về hơn 201,8 tỷ đồng, là phim thắng lớn nhất kỳ nghỉ lễ, theo thống kê của Box Office ...
Lịch cúp điện Bình Phước hôm nay ngày 3/5/2024

Lịch cúp điện Bình Phước hôm nay ngày 3/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Phước theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 3/5/2024.
U23 châu Á 2024: HLV U23 Iraq Radhi Shenaishil tự tin trước U23 Indonesia

U23 châu Á 2024: HLV U23 Iraq Radhi Shenaishil tự tin trước U23 Indonesia

Đánh giá cao U23 Indonesia nhưng HLV Radhi Shenaishil của U23 Iraq tuyên bố đội bóng của ông sẽ đánh bại đối thủ để giành quyền dự Olympic Paris 2024.
Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Quân đội Hàn Quốc sẽ tăng số lượng thiết bị bay không người lái (UAV) lên gấp đôi hoặc nhiều hơn vào năm 2026.
Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

ASEAN không phải dấu cộng của các cuộc họp, ASEAN là một hành trình. Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) là nơi tập hợp những ý tưởng vô tận với ...
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5 lặng sóng trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Phiên bản di động