Quan hệ quốc phòng Mỹ - châu Âu thời Donald Trump

Liệu ông Trump sẽ xúc tiến một thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, hay sẽ tiếp tục duy trì lính Mỹ ở châu Âu?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quan he quoc phong my chau au thoi donald trump Ông Trump tái khẳng định chính sách kiểu mới với châu Âu
quan he quoc phong my chau au thoi donald trump Ông Trump để ngỏ khả năng dỡ bỏ trừng phạt Nga

Vai trò quan trọng của Washington

Không có thành viên NATO nào ở châu Âu muốn đánh mất sự bảo vệ của Mỹ. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn cho châu Âu nếu họ tự cải thiện năng lực phòng thủ của mình trong trường hợp không còn khả năng phụ thuộc vào NATO (có nghĩa là phụ thuộc vào Mỹ) nhiều như trước. Hơn nữa, người châu Âu có lẽ cũng nên xem liệu về mặt tập thể, họ có thể tự bảo vệ hay không. Cho đến nay, chủ đề này vẫn là một điều cấm kỵ trong các cuộc thảo luận quốc phòng của châu Âu.   

quan he quoc phong my chau au thoi donald trump
Các binh sĩ Mỹ được triển khai đến Ba Lan. (Nguồn: AP)

Hiện nay, Nga không phải là nguy cơ duy nhất đối với an ninh châu Âu. Một loạt thách thức an ninh tại khu vực láng giềng rộng lớn xung quanh EU, đòi hỏi người châu Âu phải sử dụng các biện pháp quân sự như ngăn chặn các cuộc xung đột hoặc hỗ trợ những quốc gia yếu kém như Mali trong cuộc chiến chống khủng bố.

Để đưa ra được một kế hoạch phòng thủ toàn diện và đáng tin cậy cho châu Âu cần đảm bảo tối thiểu hai điều: rất nhiều tiền chi cho quốc phòng và cam kết chính trị thực sự của toàn khu vực nhằm nhanh chóng triển khai các chiến dịch chung trong trường hợp cần thiết. Điều này buộc các chính phủ châu Âu phải có những cải cách mạnh mẽ, nhất là phải đồng thuận với nhau về các ưu tiên chính trị và an ninh, vốn đang có nhiều mâu thuẫn. Hơn thế nữa, các nước châu Âu cần tỏ ra tích cực và sẵn sàng hơn trong việc bảo vệ các nước Baltic vốn bị cô lập về mặt địa lý.

Điểm mấu chốt cho một kế hoạch phòng thủ nói trên của châu Âu là khả năng răn đe hạt nhân. Nếu ông Trump rút lại “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ thì liệu Pháp và Anh có sẵn lòng cũng như có khả năng cung cấp những bảo vệ tương tự cho người châu Âu hay không? Một kế hoạch hạt nhân châu Âu dựa trên khả năng răn đe của Pháp và Anh hiện được xem là khó có khả năng trở thành hiện thực. Sách Trắng An ninh 2016 của Đức đã nêu: “Chỉ khi cùng với Mỹ, châu Âu mới có thể bảo vệ bản thân họ một cách có hiệu quả trước các mối đe dọa của thế kỷ 21 và đảm bảo được một hình thức răn đe hạt nhân đáng tin cậy. NATO vẫn là điểm tựa và là khuôn khổ hành động chính cho chính sách an ninh và quốc phòng của Đức”.

Tuy nhiên, dưới thời Donald Trump, Mỹ sẽ yêu cầu những nước như Đức, Italy hoặc Tây Ban Nha đầu tư nhiều hơn nữa cho các lực lượng phòng thủ thông thường. Đức có lẽ là một trường hợp điển hình. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Washington Post hồi tháng 3/2016, ông Trump đã chỉ trích Đức không đảm bảo được trọng trách của nước này trong NATO.

Hơn thế nữa, những quan điểm như vậy đang ngày càng phổ biến trong dư luận Mỹ. Trong một cuộc thăm dò dư luận mà công ty Pew tiến hành năm 2015, 54% số người Mỹ nói rằng Đức nên có những đóng góp quân sự lớn hơn đối với an ninh quốc tế, trong khi chỉ có 37% nói rằng Đức nên hạn chế vai trò của mình.

Xét theo tỷ lệ GDP, Berlin dành ngân sách cho quốc phòng chỉ hơn một nửa so với Paris và London (Italy và Tây Ban Nha thậm chí còn ít hơn so với Đức, vì vậy họ chắc chắn cũng sẽ bị ông Trump gây áp lực buộc phải tăng chi tiêu quốc phòng). Tuy nhiên, một sự đầu tư như vậy sẽ là vô cùng khó khăn đối với Berlin khi xét tới khía cạnh ở trong nước. Mặc dù kể từ khi ông Trump đắc cử Tổng thống, Thủ tướng Angela Merkel nói rằng Đức cần phải tăng chi tiêu quốc phòng, nhưng ngân sách quốc phòng của Đức không thể tăng mạnh trong ngắn hạn, ít nhất cho đến sau cuộc tổng tuyển cử năm 2017. Trong một cuộc thăm dò năm 2016 của Pew, chỉ có 34% số người Đức ủng hộ tăng chi tiêu quốc phòng, trong khi 47% nói rằng chi tiêu quốc phòng nên được duy trì ở mức hiện tại.

Sự hợp tác sâu sắc hơn của châu Âu nhằm bảo vệ châu lục này không thể được tiến hành thông qua EU bởi Anh sẽ ra đi. Tuy nhiên, đứng trước khả năng Mỹ giảm bớt quy mô quân sự trong NATO, việc củng cố trụ cột châu Âu trong NATO có lẽ là điều cần thiết. Điều này càng đòi hỏi Berlin, Paris và London phải có sự liên kết chính trị và quân sự chặt chẽ hơn nữa.

quan he quoc phong my chau au thoi donald trump
Nếu ông Trump đắc cử, sẽ không có chuyện Mỹ tự động bảo vệ các đồng minh NATO. (Nguồn: Liberty Bell)

Sự hiện diện của các thỏa thuận song phương

Tuy nhiên, một vấn đề phức tạp khác có thể nảy sinh khi ông Trump lên nắm quyền là sự hiện diện của các thỏa thuận quốc phòng song phương có thể ảnh hưởng đến sự đoàn kết chính trị của NATO. Chính phủ Ba Lan, vốn đang đáp ứng mức chi tiêu dành cho quốc phòng là 2% GDP theo quy định của NATO và chia sẻ một số quan điểm với ông Trump, có thể sẽ thúc đẩy một thỏa thuận riêng rẽ với Mỹ. Chủ nghĩa song phương có thể ảnh hưởng đến các quan hệ chính trị của châu Âu xét trong bối cảnh rộng lớn hơn. Một số người ở London cho rằng việc tỷ phú này ủng hộ kết quả cuộc trưng cầu ý dân Brexit là tín hiệu cho thấy trong một chừng mực nào đó, ông sẽ giúp củng cố vị thế của Anh trong các cuộc đàm phán rời khỏi EU sắp tới.

Tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới những rạn nứt giữa các đồng minh NATO, với một bên là Mỹ và Anh, còn bên kia là Pháp, Đức, Tây Ban Nha hoặc Italy. Và khi đó, tất cả các bên đều sẽ bị thua thiệt.

Trong một kịch bản có phần lạc quan hơn, Anh có thể hành động như một cầu nối gữa châu Âu và Chính quyền mới ở Mỹ về các vấn đề quốc phòng, và điều đó có thể đóng vai trò tích cực cho các cuộc thương lượng về Brexit sắp tới.

Không một chính phủ nào trong EU muốn giải tán NATO. Tuy nhiên, nhiều sự kiện đang làm thay đổi những hiệp ước mang tính chiến lược. Khi đối diện với nguy cơ và sức ép, các nước châu Âu đều có thể liên kết lại và cùng nhau hành động.

quan he quoc phong my chau au thoi donald trump Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kêu gọi lập tức bãi bỏ Obamacare

Ngày 10/1, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã hối thúc các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Quốc hội nước này ngay lập ...

quan he quoc phong my chau au thoi donald trump Ông Trump chấp nhận kết luận Nga can thiệp bầu cử

Thông tin được Chánh Văn phòng Nhà Trắng của chính quyền Mỹ sắp nhậm chức Reince Priebus đưa ra ngày 8/1.

quan he quoc phong my chau au thoi donald trump Ông Trump vẫn muốn Mexico trả tiền xây tường biên giới

Ngày 6/1, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đăng tải đoạn tweet cho hay phía Mỹ sẽ bỏ tiền để xây trước cho nhanh, ...

Thu Hiền (theo Realinstitutoelcano.org)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Hãy cùng Thế giới và Việt Nam điểm lại những nét chính của cuộc bầu cử có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới và dự đoán ai sẽ là ...
Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, kể từ khi xung đột ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái, người Houthi đang “lợi dụng tình hình” để “chuyển mình”
Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 3/11/2024

Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 3/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bến Tre theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 3/11/2024.
Nghệ sĩ Vũ Minh Dũng: Hành trình bước khỏi ranh giới

Nghệ sĩ Vũ Minh Dũng: Hành trình bước khỏi ranh giới

Mỗi khi cảm thấy nhớ nhà, nghệ sĩ Vũ Minh Dũng thường xem các bộ phim tài liệu về lịch sử Việt Nam, hay đọc về những câu chuyện xưa ...
Những thông lệ làm nên 'thương hiệu' bầu cử Mỹ

Những thông lệ làm nên 'thương hiệu' bầu cử Mỹ

Tại sao bầu cử Mỹ lại diễn ra vào ngày thứ Ba đầu tiên của tháng 11 và ứng cử viên thắng phổ thông đầu phiếu chưa chắc là người ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/11 và sáng 4/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Chelsea; V-League - Thanh Hóa vs Hà Nội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/11 và sáng 4/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Chelsea; V-League - Thanh Hóa vs Hà Nội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/11 và sáng 4/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Aston Villa; La Liga - Barcelona vs Espanyol...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo ‘lằn ranh đỏ’. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là ‘đe dọa bằng lời nói’!
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động