Mỹ - châu Âu có gắn kết hơn vì IS?

Liệu Mỹ có cùng châu Âu can dự sâu hơn trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng? Giới thiệu bài viết của nhà sử học, nhà bình luận chính sách đối ngoại người Mỹ, Robert Kagan.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
my chau au co gan ket hon vi is

Tổng thống Barack Obama (phải) gặp Tổng thống Pháp Francois Hollande tại Nhà Trắng, năm 2014. (Nguồn AFP)

Với vụ khủng bố ở Paris ngày 13/11, sự trỗi dậy của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và khủng hoảng ở Syria đang làm rung chuyển châu Âu và hệ thống quan hệ quốc tế. Liệu Mỹ có cùng châu Âu can dự sâu hơn trong cuộc chiến chống IS?

Những năm qua, Tổng thống Barack Obama đã cầm quyền dựa trên các giả định về Trung Đông: Trước tiên, sẽ không có sự trở lại của lực lượng bộ binh Mỹ với số lượng đáng kể vào khu vực này. Thứ hai, lợi ích của Mỹ trong khu vực đủ lớn để hiện thực hóa một cam kết mới như vậy. Các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông có thể vẫn được duy trì ở cấp độ địa phương. Có thể có đổ máu và bạo lực, thậm chí giết người hàng loạt ở Syria, Libya và các nơi khác cùng một số bất ổn ở Iraq, nhưng chiến tranh và hậu quả của nó có thể được kiềm chế. Các yếu tố cốt lõi của trật tự thế giới sẽ không bị ảnh hưởng và lợi ích riêng của Mỹ sẽ không bị đe dọa trực tiếp, nếu Washington vẫn có thông tin tình báo tốt và các máy bay không người lái của Mỹ ngăn chặn được các cuộc tấn công khủng bố trên đất Mỹ. Thậm chí lực lượng IS có thể sẽ  bị suy yếu” và bị kiềm chế theo thời gian.

Những giả định này có thể là đúng - trong trường hợp các cuộc xung đột ở Trung Đông vẫn có tính địa phương. Nhưng thực tế không như vậy.

Các cuộc khủng hoảng ở Syria, Iraq và lực lượng IS đã không được ngăn chặn hiệu quả. Các cuộc tấn công ở Paris đã cho thấy IS có năng lực và sức bền đáng kể. Xung đột ở Syria, với làn sóng di cư của người tị nạn đang gây bất ổn cho Lebanon, Jordan và đặt thêm sức ép lên nền dân chủ vốn đã mong manh ở Thổ Nhĩ Kỳ. Xung đột ở Syria cũng đã làm trầm trọng thêm mâu thuẫn gay gắt giữa người Sunni và người Shiite trên khắp khu vực.

Cuộc chiến nhiều mặt ở Trung Đông hiện nay đã không còn là một vấn đề của riêng Trung Đông. Nó đã trở thành vấn đề của cả châu Âu. Những dòng người tị nạn rời khỏi Syria để tránh tình trạng bạo lực và sự đàn áp của chế độ Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã làm rung chuyển châu Âu. Các cuộc tấn công đẫm máu ở Paris, được cho là do IS tổ chức và được chỉ đạo từ căn cứ của IS ở Syria và khả năng xảy ra nhiều cuộc tấn công như vậy nữa, đã đe dọa sự gắn kết trong châu Âu và giữa châu Âu với các đối tác bên kia Đại Tây Dương. Tóm lại, cuộc khủng hoảng ở khu vực ngoại vi châu Âu lại đang tràn vào trung tâm châu Âu.

Châu Âu vốn đã không còn ở trong thời kỳ “sung sức” trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng người tị nạn và những cuộc tấn công khủng bố. Cuộc khủng hoảng Khu vực đồng tiền chung châu Âu kéo dài làm xói mòn tính hợp pháp của các thể chế chính trị châu Âu và các bên trung dung, đồng thời cũng làm suy yếu nền kinh tế của các cường quốc châu Âu.

Nhóm 3 nước Anh, Pháp và Đức từng nắm vai trò lãnh đạo châu Âu và làm việc chặt chẽ với Mỹ để thiết lập chương trình nghị sự toàn cầu, hiện không còn mạnh mẽ như trước. Cuộc khủng hoảng Trung Đông tràn vào châu Âu đang đe dọa làm suy yếu sự gắn kết của châu lục và hủy hoại sức mạnh của mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Cuộc khủng hoảng người tị nạn đã làm suy yếu các đảng trung hữu và củng cố phe cực hữu ở Pháp và các nơi khác. Và các cuộc tấn công khủng bố như chất xúc tác làm cho họ mạnh thêm. Khả năng bà Marine Le Pen, lãnh đạo Mặt trận Quốc gia cánh hữu, trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Pháp không còn là điều xa vời. Cuộc khủng hoảng Syria hiện nay đang tiếp tục củng cố vị thế của Nga. Nhìn chung, mặc dù châu Âu chia sẻ sự khó chịu của Washington về việc Moscow hỗ trợ cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và việc Nga ném bom vào các nhóm nổi dậy ở Syria thì sau các cuộc tấn công ở Paris, bất kỳ đối tác đáng tin cậy nào trong cuộc chiến chống lại IS cũng đáng tranh thủ.

Nước Mỹ phù hợp với tất cả những điều nói trên ở điểm nào? Những người châu Âu không biết rõ điều này hơn so với các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông. Hầu hết người châu Âu vẫn thích Tổng thống Obama. Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, nước Mỹ thời hậu chiến tranh Iraq đã kiềm chế hơn và có ít thứ để “ngửa bài” hơn siêu cường Mỹ kiêu ngạo và hiếu chiến trước đây.

Cựu ngoại trưởng Đức Joschka Fischer từng đề cập cụ thể đến vai trò của Mỹ là cường quốc thống trị ở Trung Đông, nhưng kể từ khi cuộc khủng hoảng người tị nạn và những cuộc tấn công tại Paris, Mỹ đã không còn sẵn sàng đóng vai trò đó có tác động đến cả trong và ngoài Trung Đông. Những gì Mỹ làm, hoặc không làm, bây giờ ở Syria sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định trong tương lai của châu Âu, sức mạnh của các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và trật tự thế giới tự do.

Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là điều cuối cùng mà ông Obama muốn nghe và có thể muốn tin. Chắc chắn ông không phủ nhận các nguy cơ đã tăng lên khi ít nhất, IS đã chứng minh được cả mong muốn và khả năng của mình trong việc thực hiện các cuộc tấn công phối hợp quy mô lớn vào một thành phố lớn của châu Âu. Điều đó có nghĩa là có lý do để tin rằng, IS có thể thực hiện một cuộc tấn công tương tự vào một thành phố ở Mỹ.

Trung Hiếu (lược dịch từ Wall Street Journal)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đồng Tháp: Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số

Đồng Tháp: Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số

Tỉnh Đồng Tháp luôn xác định thương mại điện tử là một trong những nền tảng quan trọng trong phát triển kinh tế số của địa phương.
Cự Môn cung Phụ Mẫu là gì? Tracuulasotuvi luận giải ý nghĩa chi tiết

Cự Môn cung Phụ Mẫu là gì? Tracuulasotuvi luận giải ý nghĩa chi tiết

Theo nhà nghiên cứu tử vi Gia Tuệ Minh Tâm, sao Cự Môn cung Phụ Mẫu chủ về mối quan hệ gia đình thường có nhiều thách thức.
Độc đáo trải nghiệm thời bao cấp tại chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội

Độc đáo trải nghiệm thời bao cấp tại chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội

Baoquocte.vn. Lần đầu tiên tại Hà Nội, toàn bộ không gian sự kiện như một phim trường giúp du khách 'quay lại' thời bao cấp, thời kỳ đặc biệt của đất ...
Học viện Ngoại giao: Sứ mệnh kết nối hợp tác Việt Nam-Bulgaria

Học viện Ngoại giao: Sứ mệnh kết nối hợp tác Việt Nam-Bulgaria

Trong chương trình thăm chính thức Việt Nam, sáng 26/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev thăm Học viện Ngoại giao.
Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Hạ viện Uzbekistan đã phê chuẩn hiệp ước về mối quan hệ đồng minh với quốc gia láng giềng Trung Á Tajikistan.
Vietnam Expo 2024 HCMC: Kết nối kinh doanh, thúc đẩy hợp tác và phát triển thị trường

Vietnam Expo 2024 HCMC: Kết nối kinh doanh, thúc đẩy hợp tác và phát triển thị trường

Vietnam Expo 2024 HCMC với chủ đề 'Giải pháp cho cuộc sống hiện đại' sẽ diễn ra từ 5-7/12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Hạ viện Uzbekistan đã phê chuẩn hiệp ước về mối quan hệ đồng minh với quốc gia láng giềng Trung Á Tajikistan.
Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Theo Nga, các mối đe dọa quân sự từ NATO đang tăng lên đều đặn khi liên minh này tìm cách mở rộng năng lực ở Biển Đen và tiếp cận biển Caspi.
Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân sẽ bầu ra các vị trí chủ tịch và lãnh đạo khác như phó chủ tịch, thủ quỹ, thư ký và chủ tịch tài chính quốc gia.
Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu đã tuyên bố với các lãnh đạo Taliban về mong muốn giúp Afghanistan đạt được hòa bình lâu dài.
Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên cắt đường dây điện do Hàn Quốc lắp đặt để cung cấp điện cho khu công nghiệp chung hiện đã đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong.
Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Lực lượng Nga đang tiến quân ở Ukraine với tốc độ nhanh nhất kể từ những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động