Ca sĩ nhạc đồng quê da màu Yola Carter biểu diễn tại Nashville. (Nguồn: The Guardian) |
Khởi nguồn từ nước Anh
Nước Anh vốn dĩ là một quốc gia cội nguồn của dòng nhạc Americana vì ở đây nhiều bản ballad và bài hát dân gian đã vượt ra khỏi biên giới và trở thành chất liệu cơ bản cho sự phát triển của dòng nhạc vào đầu thế kỷ trước. Sự phục hưng âm nhạc dân gian diễn ra mạnh mẽ nhất ở Anh trong giai đoạn 1950-1960.
Vào thời kì đó xuất hiện những đại diện tiêu biểu như các nhóm nhạc Faces, Rolling Stones và The Beatles. Tất cả đều gặt hát được thành công từ việc thể hiện lại những bài hát đồng quê hoặc phối thêm tiếng đàn dương cầm và âm thanh từ những nhạc cụ bộ dây như guitar, violon…
Freeman, đồng sở hữu của hội liên hiệp các đại lí kinh doanh đĩa nhạc tại Anh, chủ một cửa hàng ở Lewes chuyên về dòng nhạc Americana cho rằng, sự hồi sinh của nhạc đồng quê có thể được xuất phát từ sự thành công của Mumford and Sons, một ban nhạc đồng quê Anh mang phong cách khác biệt với thị trường nhạc Pop thông thường. Ban nhạc này trở nên nổi tiếng khi họ sử dụng các nhạc cụ thuộc bộ dây và hiệu ứng low-key khi quay MV (sử dụng tông màu tối là chủ đạo để tạo ra một hình ảnh ấn tượng). Mumford and Sons được coi là thế hệ mới đại diện cho dòng nhạc punk rock hiện nay.
“Thức giấc” ở thị trường Mỹ
Hiện nay, trong cơ cấu giải thưởng âm nhạc Grammy danh giá có ba hạng mục dành riêng cho các nghệ sĩ Americana. Trong khi đó, Billboard lập hẳn một danh sách các nghệ sĩ có sản phẩm âm nhạc bán chạy nhất. Ngoài ra, từ điển Merriam-Webster cũng định nghĩa Americana là một dòng nhạc chính thống.
Với tầm ảnh hưởng lan rộng ra khắp khu vực Đại Tây Dương, cách đây 4 năm, Hiệp hội nhạc Americana cũng được thành lập thành lập tại Anh với mục tiêu tương tự. Năm nay, thành công của tổ chức này chính là chiến dịch xây dựng bảng xếp hạng các album nhạc Americana đã tiêu thụ do The Official Charts Company, đơn vị uy tín nhất biên soạn các bảng xếp hạng tại Anh trực tiếp theo dõi; Thành công thứ hai là lễ trao giải thưởng hàng năm của dòng nhạc Americana tại Anh với sự góp mặt trình diễn từ nhiều nghệ sĩ bản địa bao gồm Billy Bragg, Danny và Champions of The World, Den Bear, Robert Vincent và Cale Tyson.
Stevie Freeman - Chủ tịch Hiệp hội nhạc Americana tại Anh cho biết, các bảng xếp hạng và giải thưởng là chính là cơ hội cho phép các nghệ thuộc nhiều dòng nhạc khác tiếp cận với âm nhạc ở một cấp độ sâu sắc hơn. Càng nhiều người chú ý đến thì chúng sẽ nhận được nhiều thành công hơn. Sau này, lễ trao giải cũng sẽ tổ chức thường niên vào tháng 2 cùng một hội thảo tương tự ở Nashville.
Mang cơ hội lưu diễn cho nghệ sĩ Anh
Đối với nhiều ban nhạc, việc mở rộng vào thị trường Mỹ là một điều vô cùng khó khăn do chi phí cao từ chuyến lưu diễn cũng như chỗ lưu trú. Hội đồng Nghệ thuật Anh quốc tài trợ 75% chi phí cho các nghệ sĩ nước mình đi lưu diễn nước ngoài và tham dự các triễn lãm quốc tế trong và ngoài nước. Crispin Parry - Giám đốc điều hành của tổ chức nhận định, khoản tiền tài trợ trên chính là “bàn đạp” cho sự phát triển của các nghệ sĩ Anh ra thị trường quốc tế hiện nay.
Việc tạo cơ hội nghệ sĩ tự do biểu diễn ở nước ngoài là một sự đầu tư đúng đắn của Chính phủ Anh. Theo dữ liệu từ Hội Bảo vệ Quyền lợi Biểu Diễn cho nghệ sĩ Anh Quốc (PRS for Music Foundation), các nghệ sĩ mang lại doanh thu gần 9 lần con số được tài trợ sau mỗi chuyến lưu diễn. Điều này thật sự mang lại lợi nhuận lớn cho cả ngành công nghiệp âm nhạc và cả nền kinh tế Anh.
Chẳng hạn, Yola Carter, một ca sĩ đồng quê đến từ Bristol, đã biểu diễn các bài hát trong album sắp tới của cô khắp Nashville vào tuần trước. Cô cùng ban nhạc gồm 5 thành viên của mình đã mang lại những màn trình diễn đột phá tại Nasville. Họ chuyên hát dòng nhạc phúc âm nhà thờ (Gospel) mang hơi hướng nhạc soul cổ điển. Cô đã làm rung động trái tim của khác giả bằng giọng hát mạnh mẽ phóng khoáng, đầy nội lực đặc trưng của nghệ sĩ da màu.