Đất hiếm - Bài “trả đũa” của Trung Quốc với Mỹ

Quang Đào
TGVN. Căng thẳng thương mại ngày một gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc trong suốt thời gian qua đã dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng vị thế nhà cung cấp đất hiếm hàng đầu thế giới như một “vũ khí” trả đũa Mỹ...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dat hiem bai tra dua cua trung quoc voi my Sách Trắng về thương mại Mỹ - Trung: Sư phải hay vãi hay?
dat hiem bai tra dua cua trung quoc voi my Bảo vệ nguồn cung đất hiếm, Mỹ sẽ có 'những hành động chưa từng có tiền lệ'
dat hiem bai tra dua cua trung quoc voi my
Một mỏ khai thác đất hiếm tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Nguồn: AP)

Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc đã kéo dài trong 1 năm qua và chưa có dấu hiệu ngã ngũ. Cuộc chiến này dường như đang nhắm đến mảng công nghệ khi vào giữa tháng Năm vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa “gã khổng lồ” công nghệ Huawei vào “danh sách đen”. Theo đó, Washington ra lệnh cấm Huawei mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ bởi nước này coi công ty Trung Quốc là “rủi ro với an ninh quốc gia”. Nhiều người cho rằng, Mỹ đang muốn ngăn cản mục tiêu thống trị các ngành công nghệ cao hàng đầu của Trung Quốc.

Trước tình trạng đó, Trung Quốc ắt hẳn cũng lên phương án “trả đũa” nhằm gây tổn hại phần nào tới ngành công nghệ Mỹ. Tuần trước, truyền thông nhà nước Trung Quốc cảnh báo nước này có thể sớm dừng xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Lần này, Trung Quốc sẽ không đánh thẳng vào các sản phẩm công nghệ đang được tiêu thụ trên thị trường nữa. “Nước cờ” của Trung Quốc còn cao tay hơn, họ ngắm thẳng vào nguồn nguyên liệu để sản xuất những sản phẩm công nghệ, đó là đất hiếm.

Đất hiếm là gì?

Năm 2012, Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) khởi kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) do lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Bắc Kinh. Mỹ, EU và Nhật Bản cho rằng những hạn chế của Trung Quốc đã giúp các công ty của nước này có lợi thế cạnh tranh về những sản phẩm như pin cho xe chạy bằng xăng và điện, tua-bin gió, công nghệ chiếu sáng tiết kiệm năng lượng...Năm 2013, WTO kết luận lệnh hạn chế đó đã vi phạm các quy định của tổ chức này và khuyến cáo Trung Quốc dỡ bỏ nó. Tuy nhiên, Trung Quốc kiên quyết kháng cáo.

Đất hiếm là tên gọi của 17 nguyên tố hóa học có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt. Đất hiếm được chia thành hai loại chính, nặng và nhẹ, tương ứng với trọng lượng nguyên tử.

Đất hiếm được sử dụng nhiều trong các mặt hàng điện tử gắn liền với cuộc sống hằng ngày như điện thoại di động, máy sấy tóc, lò vi sóng, tivi, xe điện... Ngoài ra, nó còn xuất hiện trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng của Mỹ, trong đó có cả ngành sản xuất vũ khí... Đất hiếm nặng ít phổ biến hơn, bao gồm nguyên tố dysprosium, được sử dụng trong nam châm, rất phổ biến trong hầu hết xe hơi và nhiều mặt hàng tiêu dùng. Trong đất hiếm còn có nguyên tố yttrium, được sử dụng trong chiếu sáng và màn hình phẳng, cũng như ytterbium có ứng dụng trong điều trị ung thư, theo dõi động đất… và nhiều ứng dụng quan trọng khác.

Khác với cái tên của mình, đất hiếm lại... không hề hiếm. Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) mô tả đất hiếm “nhiều ở mức trung bình”. Chúng không nhiều như silicon hay sắt, nhưng vẫn có số lượng tương đương chì hay đồng. Trung Quốc sở hữu một lượng lớn đất hiếm, nhưng Brazil, Canada, Australia, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản cũng đều có đất hiếm.

Quá trình xử lý hóa học để tách đất hiếm ra mới là một quá trình dài, phức tạp và đầy tốn kém, chứ không phải công đoạn khai thác do đất hiếm không đóng thành quặng, mà lẫn cùng nhiều tạp chất khác. Xử lý đất hiếm cần acid mạnh và một lượng phóng xạ có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe công nhân và môi trường xung quanh. Đây là một trong những lý do nhiều nước để việc sản xuất đất hiếm cho Trung Quốc, quốc gia có lượng lao động tay chân dồi dào và những mỏ đất hiếm không quá quan tâm tới môi trường.

Phương án gây áp lực

Ngày 20/5, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát đi hình ảnh Chủ tịch Tập Cận Bình với sự tháp tùng của Phó Thủ tướng Lưu Hạc đi thị sát tình hình phát triển ngành đất hiếm của tỉnh Giang Tây. Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc làm dấy lên nhiều quan ngại rằng Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng đất hiếm, đặc biệt là lệnh cấm xuất khẩu tài nguyên quan trọng này, như một “quân bài” để đối phó Mỹ.

Ngày 29/5, tờ Nhân dân Nhật báo đăng bài xã luận nhấn mạnh, Mỹ không nên đánh giá thấp khả năng chiến đấu của Trung Quốc trong chiến tranh thương mại.

"Tối hậu thư" của Bắc Kinh dường như trở nên rõ ràng hơn khi vào ngày 30/5, Phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết nước này sẵn sàng cung cấp đất hiếm để phục vụ nhu cầu của các quốc gia khác, nhưng sẽ không chấp nhận bất cứ nước nào lợi dụng sản phẩm đất hiếm do Trung Quốc sản xuất để quay lại kìm hãm Trung Quốc.

Theo Bloomberg, Trung Quốc đã hoàn thành việc đề ra các biện pháp hạn chế xuất khẩu đất hiếm cho Mỹ, một khi có quyết định sẽ lập tức triển khai. Nhiều cơ quan truyền thông đã gọi đây là "vũ khí tối thượng" của Trung Quốc để trả đũa Mỹ trong chiến tranh thương mại.

Đòn đánh không đủ đau

Năm 2018, Trung Quốc sản xuất 70% đất hiếm được tiêu thụ trên toàn cầu và là nguồn cung ứng 80% đất hiếm cho Mỹ. Nếu Trung Quốc dừng cung cấp đất hiếm, các công ty công nghệ Mỹ sẽ gặp hỗn loạn đáng kể. Chưa kể, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc.

Tuy vậy, các nhà phân tích Phố Wall cho rằng "vũ khí" đất hiếm của Trung Quốc không quá đáng sợ như nhiều người lầm tưởng, và sẽ không thể đem lại lợi thế cho Bắc Kinh trên bàn đàm phán thương mại với Washington.

Theo khảo sát của ngân hàng Raymond James, Mỹ chỉ nhập khoảng 9% trong tổng cung đất hiếm toàn cầu để phục vụ các hoạt động sản xuất. Điều đó có nghĩa, các doanh nghiệp Mỹ chỉ chi vỏn vẹn 160 triệu USD vào năm 2018 để nhập khẩu đất hiếm. Ngoài ra, Mỹ sản xuất rất ít sản phẩm công nghệ cần đất hiếm. Phần lớn hàng điện tử tiêu dùng hay sản phẩm công nghiệp được sản xuất quy mô lớn ở chính Trung Quốc và các nước châu Á, chứ không phải tại Mỹ.

Một báo cáo khác của Wells Fargo Investment Institute nói rằng nếu Trung Quốc dùng biện pháp hạn chế đất hiếm với Mỹ, lệnh cấm đó có thể sẽ khiến các nhà sản xuất sử dụng đất hiếm ở Mỹ gặp thách thức lớn, do chi phí sản xuất tăng và thậm chí dây chuyền rơi vào tê liệt. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã mang lại cho Bắc Kinh một con bài quan trọng trong đàm phán thương mại. Bởi Trung Quốc khó có thể làm được gì nhiều hơn việc cấm cung cấp đất hiếm cho các nhà sản xuất Mỹ. Ngoài việc này ra, Trung Quốc không thể áp việc cấm xuất khẩu các sản phẩm có đất hiếm sang Mỹ.

Một lệnh cấm hoàn toàn xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ là điều thiếu thực tế, bởi các công ty Mỹ vẫn có thể tìm được nguồn cung từ các quốc gia khác như Malaysia và Nhật Bản, dù mức giá có thể đắt đỏ hơn. Bản thân Mỹ cũng không thiếu mỏ đất hiếm. Thống kê cho thấy trữ lượng đất hiếm của Mỹ chiếm 15% thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc.

Như vậy, dù đất hiếm có thể trở thành một quân bài trả đũa Mỹ của Trung Quốc, nhưng khó có thể đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến thương mại hiện nay. Một điều chắc chắn là vẫn có những ngành công nghiệp của Mỹ có thể chịu ảnh hưởng nặng nếu Trung Quốc cắt nguồn cung đất hiếm. Jaymond James nhấn mạnh rằng các nhà máy lọc dầu của Mỹ (cũng phải sử dụng đất hiếm cho quá trình lọc dầu), còn Bank of America cho rằng ôtô sẽ là ngành chịu tác động nhiều nhất.

Năm 2010, khi quan hệ Nhật – Trung nguội lạnh do va chạm tàu tại vùng biển tranh chấp, Trung Quốc quyết định hạn chế xuất khẩu đất hiếm cho Nhật Bản. Sau đó, Nhật Bản một mặt tạm thời sử dụng kho dự trữ dồi dào, mặt khác, tích cực tìm kiếm nguồn cung từ Australia, Mỹ,… để phân tán rủi ro. Nhật Bản cũng đầu tư nghiên cứu công nghệ tiết kiệm năng lượng, nhờ đó giảm sự lệ thuộc vào đất hiếm.


Ngoài ra, Nhật Bản còn tích cực thăm dò tìm kiếm các mỏ đất hiếm mới với hi vọng có thể tự cung tự cấp. Năm 2011, Nhật Bản phát hiện 1 mỏ đất hiếm dưới mặt biển Thái Bình Dương ở 78 vị trí khác nhau, có trữ lượng lên tới 100 tỉ tấn.


Phát hiện trên đã mang đến cho Nhật Bản một công cụ thay đổi cuộc chơi trong tương lai, thách thức vị thế thống trị hiện giờ của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm. Trên thực tế, từ năm 2012, truyền thông Nhật Bản cơ bản chuyển sang nhận định Trung Quốc đã sai lầm trong việc sử dụng "át chủ bài" đất hiếm để trả đũa nước này.

dat hiem bai tra dua cua trung quoc voi my Trung Quốc có dư địa để ứng phó cọ xát thương mại Mỹ - Trung

Về thương mại Mỹ - Trung, phát biểu trong cuộc họp báo ngày 4/6, Đại biện lâm thời ĐSQ Trung Quốc tại Việt Nam Doãn ...

dat hiem bai tra dua cua trung quoc voi my Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu công dân đề cao cảnh giác khi du lịch Mỹ

TGVN. Ngày 4/6, Trung Quốc cảnh báo công dân nước này cần nâng cao cảnh giác khi du lịch Mỹ trong bối cảnh căng thẳng ...

dat hiem bai tra dua cua trung quoc voi my Tranh chấp thương mại với Mỹ leo thang, Trung Quốc phóng thử tên lửa đạn đạo mới

Trong bối cảnh tranh chấp thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, trong tháng này, Bắc Kinh đã tiến hành hai vụ thử ...

Quang Đào (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (29/10): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh; Nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (29/10): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh; Nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (29/10) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Chảo lửa Trung Đông: Iran cảnh báo 'hậu quả cay đắng' sau vụ Israel tấn công, quyết không điều chỉnh về hạt nhân, gọi tên Mỹ dính líu một việc

Chảo lửa Trung Đông: Iran cảnh báo 'hậu quả cay đắng' sau vụ Israel tấn công, quyết không điều chỉnh về hạt nhân, gọi tên Mỹ dính líu một việc

Tình hình Trung Đông lại căng thẳng với cuộc tấn công của Israel vào Iran khiến Tehran cảnh báo, nguy cơ căng thẳng sẽ lan rộng ở khu vực Tây ...
Người dân cần chú ý những điều dưới đây khi ở khu vực lũ, lụt.

Người dân cần chú ý những điều dưới đây khi ở khu vực lũ, lụt.

Người dân cần theo dõi cập nhật các thông tin liên quan đến lũ, lụt như nước dâng nhanh, ngập lụt đường cao tốc, cầu và các khu vực trũng ...
Lịch cúp điện Trà Vinh hôm nay ngày 29/10/2024

Lịch cúp điện Trà Vinh hôm nay ngày 29/10/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Trà Vinh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/10/2024.
Bầu cử Mỹ 2024 có thể là tốn kém nhất, 144 tỷ phú chi tiền khủng, lộ điều ông Trump đặc biệt phụ thuộc

Bầu cử Mỹ 2024 có thể là tốn kém nhất, 144 tỷ phú chi tiền khủng, lộ điều ông Trump đặc biệt phụ thuộc

Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ bám đuổi nhau sít sao trong những ngày cuối trước khi diễn ra cuộc bầu cử có thể là tốn kém nhất trong ...
UAE bắn 21 loạt đại bác rền vang chào mừng Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức

UAE bắn 21 loạt đại bác rền vang chào mừng Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức

Ngày 28/10, lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra trọng thể tại Cung điện Hoàng gia trong tiếng rền vang của 21 loạt đại bác.
Chảo lửa Trung Đông: Iran cảnh báo 'hậu quả cay đắng' sau vụ Israel tấn công, quyết không điều chỉnh về hạt nhân, gọi tên Mỹ dính líu một việc

Chảo lửa Trung Đông: Iran cảnh báo 'hậu quả cay đắng' sau vụ Israel tấn công, quyết không điều chỉnh về hạt nhân, gọi tên Mỹ dính líu một việc

Tình hình Trung Đông lại căng thẳng với cuộc tấn công của Israel vào Iran khiến Tehran cảnh báo, nguy cơ căng thẳng sẽ lan rộng ở khu vực Tây Á.
Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: 'Ván cược lớn' thất bại, LDP chứng kiến sự 'ra đi' đầu tiên, chính phủ của ông Ishiba sẽ ra sao sau những 'lời từ khước'?

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: 'Ván cược lớn' thất bại, LDP chứng kiến sự 'ra đi' đầu tiên, chính phủ của ông Ishiba sẽ ra sao sau những 'lời từ khước'?

Đảng LDP cùng liên minh cầm quyền Nhật Bản nhận kết quả bầu cử tồi tệ nhất kể từ năm 2009 trong cuộc bầu cử Hạ viện nước này ngày 27/10.
Đối thoại hàng hải Mỹ-Philippines: Cam kết tăng cường tuân thủ UNCLOS 1982, Washington tài trợ lớn cho Manila

Đối thoại hàng hải Mỹ-Philippines: Cam kết tăng cường tuân thủ UNCLOS 1982, Washington tài trợ lớn cho Manila

Được tổ chức lần đầu vào năm 2022, Đối thoại là diễn đàn nhằm cải thiện chính sách hàng hải và phối hợp hoạt động giữa Mỹ và Philippines.
Iran mạnh tay đáp trả nhóm khủng bố Jaish al-Adl

Iran mạnh tay đáp trả nhóm khủng bố Jaish al-Adl

Ngày 27/10, các lực lượng vũ trang Iran tiêu diệt ít nhất 4 phần tử khủng bố.
Xếp trên Mỹ, đây là quân đội mạnh nhất thế giới năm 2024

Xếp trên Mỹ, đây là quân đội mạnh nhất thế giới năm 2024

Nga đứng đầu trong bảng xếp hạng các quân đội mạnh nhất thế giới năm 2024 của tạp chí phân tích U.S. News and World Report.
Ukraine ra điều kiện để hòa đàm với Nga

Ukraine ra điều kiện để hòa đàm với Nga

Ukraine chưa bao giờ thỏa hiệp về lãnh thổ, nhưng sẵn sàng đàm phán dựa trên tình hình trước khi diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Pakistan với sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao.
Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng nguyên thủ 9 nước SNG.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: Nguy cơ vũ khí hóa vật dụng hàng ngày

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: Nguy cơ vũ khí hóa vật dụng hàng ngày

Hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin thông qua thiết bị điều khiển từ xa ở Lebanon cho thấy mối đe dọa an ninh từ việc vũ khí hóa các vật dụng hàng ngày.
Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ

Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) phân tích, nhận định về tác động của bầu cử Mỹ tới tình hình bán đảo Triều Tiên.
Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Tokyo chuẩn bị sẵn phương án duy trì ổn định quỹ đạo quan hệ Mỹ-Nhật trong bối cảnh kết quả bầu cử Tổng thống xứ cờ hoa sắp ngã ngũ.
Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát đi tín hiệu sẵn sàng sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ như một 'cây gậy và củ cà rốt' cho Israel.
Phiên bản di động