Dấu ấn cố Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm

TGVN. Ngày 13/2 kỷ niệm tròn 110 năm ngày sinh đồng chí Ung Văn Khiêm (13/2/1910-13/2/2020), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam từ tháng 2/1961 đến tháng 4/1963. Đồng chí Ung Văn Khiêm là một chiến sĩ cộng sản tiên phong, có công lớn với cách mạng miền Nam, và cũng là một nhà ngoại giao xuất sắc thuộc thế hệ học trò đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dau an co bo truong ngoai giao ung van khiem Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh thăm gia đình cố Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm
dau an co bo truong ngoai giao ung van khiem Chân dung 5 cố Bộ trưởng Ngoại giao
dau an co bo truong ngoai giao ung van khiem
Cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ung Văn Khiêm (1910-1991).

Thời thanh niên sôi nổi

Trước khi phục vụ trong Ngành Ngoại giao, đồng chí Ung Văn Khiêm đã có gần 20 năm tuổi trẻ hoạt động hăng say trong các tổ chức tiền thân của Đảng và các phong trào đấu tranh quần chúng giai đoạn tiền khởi nghĩa. Ông là một trong những chiến sĩ cộng sản đầu tiên, góp công đầu trong việc gieo những “hạt giống đỏ” chủ nghĩa Mác - Lênin và ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng Mười Nga trên mảnh đất Nam Bộ.

Sinh ra và lớn lên vào lúc thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và cũng là lúc các phong trào yêu nước có sự chuyển biến sâu sắc, ngay từ khi còn là học sinh trung học, đồng chí Ung Văn Khiêm đã tham gia các phong trào bãi khóa để bày tỏ sự phản đối trước ách cai trị và sự đàn áp nặng nề của thực dân Pháp đối với nhân dân và nhân sĩ trí thức yêu nước Việt Nam. Năm 1927, khi chưa tròn 18 tuổi, ông gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, và hai năm sau được cử tham dự lớp huấn luyện “chính trị đặc biệt của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu, Trung Quốc.

Tháng 8/1929, ông tham gia sáng lập An Nam Cộng sản Đảng và được giao trọng trách Bí thư Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng toàn miền Hậu Giang (gồm 9 tỉnh), chịu trách nhiệm phát triển mạng lưới tổ chức, xây dựng những chi bộ cộng sản đầu tiên trên mảnh đất này. Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, đồng chí Ung Văn Khiêm cũng hoạt động trên khắp các mặt trận - từ chiến khu Đồng Tháp Mười đến căn cứ địa U Minh, từ miền Tây, lên miền Trung và miền Đông Nam bộ, từ bưng biền Nam bộ ra núi rừng chiến khu Việt Bắc.

Với trọng trách là Ủy viên Nội vụ Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ, đồng chí đã ký ban hành Chỉ thị số 4/NV ngày 22/5/1947, quán triệt vận dụng tư tưởng đại đoàn kết của Bác Hồ, thổi bùng lên ngọn lửa tình cảm yêu nước, tạo ra sự cổ vũ mạnh mẽ về tư tưởng thu hút hơn 5.000 nhân sĩ, trí thức, công chức và công nhân lành nghề rời bỏ đô thành ra chiến khu bưng biền tích cực tham gia kháng chiến.

Từ quá trình đấu tranh cách mạng của mình, ông tích lũy được nhiều kinh nghiệm hoạt động thực tiễn sống động, góp phần cống hiến cho Đảng những bài học quý báu trong công tác xây dựng Đảng, trong phát triển phong trào công nhân và phong trào yêu nước và trong sự vận dụng đa dạng các hình thức đấu tranh cách mạng. Cũng từ đó, ông có được một tình cảm gắn bó máu thịt với đồng chí, đồng bào khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn.

Trọng trách lớn lao trong thời kỳ đầu giai đoạn Ngoại giao phục vụ kháng chiến chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

Giai đoạn 1959-1960, tình hình trong nước và quốc tế có những thay đổi quan trọng. Nghị quyết Trung ương 15 (1959) mở đường cho phong trào đồng khởi ở Nam Bộ và sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, làm thay đổi cục diện ở miền Nam. Trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, Mỹ tăng cường can thiệp quân sự, thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” để bình định Nam Bộ.

Trong bối cảnh này, tháng 2/1961, đồng Ung Văn Khiêm được tin tưởng cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Nhiệm vụ của Bộ lúc này là mở rộng hoạt động nhằm tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, góp phần năng cao vị thế của Việt Nam. Là nhà ngoại giao xuất sắc thuộc thế hệ trí thức đầu tiên của Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm đã đóng góp cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Ngành trong những năm đầu thập kỷ 1960. Đó là đấu tranh thi hành hiệp định Geneva, tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ và âm mưu mở rộng chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, từ đó thu hút sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam.

Bên cạnh đó, đồng chí Ung Văn Khiêm cũng chủ động triển khai nhiều hoạt động đối ngoại, góp phần thúc đẩy tăng cường đoàn kết với 3 nước Đông Dương và đoàn kết với nhân dân Pháp, đặc biệt là tham gia Hội nghị quốc tế Geneva về Lào. Sự kiện này rất quan trọng đối với sự thành lập của Chính phủ Liên hiệp trung lập Lào, gạt bỏ sự can thiệp của các nước lớn đến tình hình Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam.

dau an co bo truong ngoai giao ung van khiem

Đoàn lãnh đạo Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh do ông Trần Phước Anh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở thay mặt Lãnh đạo Bộ làm Trưởng đoàn đã đến thăm và tặng quà gia đình cố Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/2. (Nguồn: TG&VN)

Đồng chí cũng triển khai chủ trương của Đảng về đẩy mạnh quan hệ hữu nghị hợp tác, đoàn kết hợp tác nhiều mặt với Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa, góp phần huy động sự ủng hộ về chính trị và giúp đỡ về vật chất (không hoàn lại, cho vay không tính lãi đối với nhiều chương trình quân sự, kinh tế, thương mại, lương thực, ngoại tệ...) của các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.

Đồng chí Ung Văn Khiêm đã được tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Hữu nghị Lê-Nin, Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân huy chương cao quý khác.

Công lao lớn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Ngành Ngoại giao

Năm 1954, sau khi Chính phủ kháng chiến về lại Thủ đô, một trong những yêu cầu cấp bách của Ngành Ngoại giao là nhanh chóng hoàn thiện tổ chức, xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp để phục vụ khối lượng hoạt động ngoại giao ngày càng mở rộng của nước Việt Nam mới như lời Bác dạy: “Kiến thiết cần có nhân tài… Chúng ta cần nhất bây giờ là kiến thiết ngoại giao, kiến thiết kinh tế, kiến thiết quân sự, kiến thiết giáo dục”.

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao chính quy và có hệ thống là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, bởi lẽ tại thời điểm rời An toàn khu trở lại Hà Nội, số lượng cán bộ ngoại giao chỉ có khoảng vài chục người bước ra từ bưng biền kháng chiến, giàu tinh thần chiến đấu nhưng chưa được trang bị, đào tạo nhiều về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ. Nhận trọng trách mới trong Ngành Ngoại giao, đồng chí Ung Văn Khiêm (lúc đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) đã dành sự quan tâm hàng đầu cho việc xây dựng và tổ chức một đội ngũ nhân lực dài hạn phục vụ công tác đối ngoại. Theo đó, công tác đào tạo cán bộ trong thời kỳ này được đồng chí Ung Văn Khiêm chỉ đạo tiến hành theo phương châm kết hợp đào tạo cấp tốc và dài hạn, đào tạo trong nước và ngoài nước.

Đúng tinh thần này, ngày 22/6/1956, Thứ trưởng Ung Văn Khiêm đã ký quyết định mở lớp đào tạo cán bộ ngoại giao đầu tiên về phiên dịch tiếng Anh để làm việc với Ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế thi hành hiệp định Geneva, bao gồm khoảng 50 học viên do đồng chí trực tiếp phụ trách. Lớp học này là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của Trường Cán bộ Ngoại giao – ngoại thương một năm sau đó, tiền thân của Học viện Ngoại giao bây giờ.

dau an co bo truong ngoai giao ung van khiem
Giáo sư Trần Đình Bút, con rể cố Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm hồi tưởng lại quá trình hoạt động cách mạng của cố Bộ trưởng. (Nguồn: TG&VN)

Đồng chí Ung Văn Khiêm cũng chỉ đạo khẩn trương tuyển chọn 22 học viên sang Liên Xô, Trung Quốc học về quan hệ quốc tế, về sau trở thành cán bộ chủ chốt của Bộ Ngoại giao. Tiếp nối chủ trương của Bộ trưởng Hoàng Minh Giám và Phạm Văn Đồng, đồng chí đã thúc đẩy thành công kiến nghị thành lập Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương vào năm 1959, tạo nền tảng vững chắc và lâu dài cho công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đối ngoại.

Trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao, đồng chí Ung Văn Khiêm đã góp phần hoàn thiện bộ máy tổ chức, nội dung công tác của Bộ, của từng đơn vị và quy định chế độ, quy chế làm việc, phối hợp thống nhất công tác đối ngoại theo Nghị định 157/CP ngày 9/10/1961 của Chính phủ. Nhiều đơn vị mới như Vụ Tổng hợp, các vụ khu vực, vụ nghiệp vụ, các vụ quản lý nội bộ cũng dần được thành lập và phát triển có tổ chức, hoạt động hiệu quả và góp phần vào thành công chung của Ngành.

Đối với công tác Đảng Ngoài nước, là Trưởng Ban cán sự đảng ngoài nước đầu tiên sau khi Ban này thành lập tháng 3/1961 theo Quyết định của Ban Bí thư, đồng chí Ung Văn Khiêm cũng góp phần quan trọng trong nâng cao nhận thức, vai trò của công tác Đảng ở nước ngoài trong tình hình mới, tăng cường sự chỉ đạo thống nhất của Đảng đối với Đảng viên ở nước ngoài.

Tám năm cống hiến cho Ngành Ngoại giao (1955-1963), trong đó 2 năm đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng không phải là quãng thời gian quá dài, song đồng chí Ung Văn Khiêm đã để lại cho đồng nghiệp và bạn bè quốc tế những ấn tượng sâu sắc với nhân cách mẫu mực, đức tính chân thành, giản dị, thẳng thắn. Nhớ về đồng chí, là nhớ về một người cán bộ cốt cán của Đảng luôn đấu tranh cho lý tưởng cao đẹp của Chủ nghĩa xã hội và công cuộc giải phóng đất nước, một nhà ngoại giao tài năng. Hình ảnh và những đóng góp đồng chí cho đất nước và cho ngành Ngoại giao sẽ luôn được các thế hệ cán bộ ngoại giao cảm phục, ghi nhớ và noi theo.

“…Đồng chí Ung Văn Khiêm là một người cộng sản kiên trung và tiêu biểu, khiêm tốn, giàu lòng nhân ái và tình đoàn kết với với đồng chí, đồng bào; là một trong những người gieo mầm cách mạng vô sản trên mảnh đất này từ những năm 20 của thế kỷ XX, là lứa đàn anh “khai sơn phá thạch” cho con đường đầy gai góc của dân tộc chúng ta…”

(Trích Điếu văn do đồng chí Võ Văn Kiệt, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng đọc tại Lễ truy điệu đồng chí Ung Văn Khiêm ngày 22/3/1991)

dau an co bo truong ngoai giao ung van khiem

Nhớ về một người thầy của mái trường Ngoại giao

TGVN. Thầy Thanh đã đi xa, nhưng mỗi thành viên lớp Phiên dịch 2, Đại học Ngoại giao vẫn nhớ tới người thầy giản dị, ...

dau an co bo truong ngoai giao ung van khiem

Tự hào Phiên dịch 2 Đại học Ngoại giao

TGVN. Tuy không thể so sánh được với điều kiện học tập, nghiên cứu như hiện nay, song chắc chắn những kiến thức mà lớp ...

dau an co bo truong ngoai giao ung van khiem

Câu chuyện về một tủ sách của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch

Một ngày thu Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao), tập ...

Mai Thanh

Bài viết cùng chủ đề

75 năm Ngoại giao Việt Nam

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 10/1. Lịch âm 10/1/2025? Âm lịch hôm nay 10/1. Lịch vạn niên 10/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi hôm nay 10/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia đã chính thức là thành viên BRICS -vậy họ phải 'tính toán' thế nào để không làm các đối tác phương Tây quan trọng phật lòng?
Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.
Mong muốn Việt Nam sớm khai trương Đại sứ quán tại Ireland

Mong muốn Việt Nam sớm khai trương Đại sứ quán tại Ireland

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đề nghị Việt Nam-Ireland cần tiếp tục thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao.
Dấu ấn trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Brunei năm 2024

Dấu ấn trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Brunei năm 2024

Trong tổng thể quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Brunei Darussalam, trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân được xác định là lĩnh vực hợp tác ưu tiên.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.
Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Đông đảo bà con người Việt Nam từ thủ đô Luanda và các tỉnh của Angola đã đến dự Xuân Quê hương 2025 do Đại sứ quán Việt Nam tại Angola tổ chức.
Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka tổ chức Xuân Quê hương 2025

Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka tổ chức Xuân Quê hương 2025

Đại sứ Trịnh Thị Tâm mong muốn trong năm 2025, cộng đồng người Việt tại Sri Lanka tiếp tục đoàn kết, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc...
Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chiều ngày 9/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng thông tin một số hoạt động bảo hộ công dân tại Hàn Quốc và Trung Quốc.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động