ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga: 'Đòn bẩy' cho ngành Giáo dục từ cải cách tiền lương

Nguyệt Anh
(thực hiện)
Việc cải cách tiền lương đi đôi với đổi mới các chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài sẽ là động lực to lớn thúc đẩy ngành Giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn, chất lượng hơn trong thời gian tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ĐBQH
ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga nhìn nhận, cải cách tiền lương và đổi mới chính sách tuyển dụng sẽ là đòn bẩy giúp ngành Giáo dục phát triển hơn trong thời gian tới. (Ảnh: NVCC)

Đó là quan điểm của ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội với Báo Thế giới & Việt Nam xung quanh câu chuyện tăng lương cho giáo viên để thu hút và giữ chân người tài trong ngành Giáo dục.

Giáo dục cần được quan tâm hơn nữa

Nhìn lại 10 năm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29, ngành Giáo dục vẫn thiếu trường lớp, thiết bị và lương giáo viên quá thấp. Bà nghĩ gì về câu chuyện này?

Thực trạng ngành Giáo dục vẫn thiếu trường lớp, thiết bị và lương giáo viên còn thấp là vấn đề được nói đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, tôi thấy sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục và đào tạo nước nhà đã có những bước tiến rất lớn, rất quan trọng.

So với 10 năm trước, cơ sở vật chất của ngành, đặc biệt là hệ thống trường lớp đã hoàn thiện hơn rất nhiều. Thiết bị trường học cũng được quan tâm, đầu tư, bước đầu đáp ứng yêu cầu dạy và học trong tình hình mới. Tuy nhiên, thực tế chúng ta vẫn thiếu trường lớp, thiếu cơ sở vật chất dành cho giáo dục, không chỉ ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn mà ngay ở các đô thị lớn cũng xảy ra tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên.

Câu chuyện nhiều học sinh tại Thủ đô Hà Nội học hết THCS không "chen chân" được vào trường THPT công lập do có quá ít trường, hoặc việc thiếu các trường mầm non trầm trọng là minh chứng cho việc thiếu thốn này.

Chúng ta đang triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhưng ngoài việc biên soạn đầy đủ sách giáo khoa để giảng dạy thì hệ thống học liệu hiện đại theo chương trình mới vẫn còn thiếu rất nhiều. Thậm chí, hệ thống lớp học và bàn ghế ở trường phổ thông hiện nay cũng chưa thực sự phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018 (thiết kế bàn ghế, diện tích lớp học, cách bố trí bục giảng, bàn giáo viên... đều theo cách truyền thống, chưa phù hợp với cách giảng dạy tăng cường tổ chức làm việc nhóm...).

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm, dành nhiều nguồn lực cho giáo dục và đào tạo, ban hành, sửa đổi nhiều luật về giáo dục, tuy nhiên, ngành vẫn còn nhiều khó khăn chồng chất.

Tôi cho rằng, một trong những nguyên nhân là nguồn lực quốc gia còn hạn chế. Nhất là thời gian vừa qua, khi bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, đất nước lại phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19, tiếp đó là khủng hoảng kinh tế trên quy mô toàn cầu. Điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước và đến nguồn lực dành cho giáo dục nói riêng. Bên cạnh đó, cũng có địa phương, nguồn lực dành cho giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, ngay từ khâu quy hoạch đất đai, phát triển hệ thống trường lớp hay dành ngân sách đầu tư.

Chúng ta đã quen thuộc với những câu "hiền tài là nguyên khí quốc gia"; "giáo dục là quốc sách hàng đầu", việc đầu tư đúng hướng, thỏa đáng và khoa học cho giáo dục chính là đầu tư cho sự lớn mạnh và hùng cường của quốc gia. Cho nên, tôi mong muốn giáo dục cần được quan tâm hơn nữa, cả về khâu hoàn thiện thể chế lẫn đầu tư kinh phí, đào tạo nhân lực, để trong thời gian tới, giáo dục và đào tạo có sự bứt phá, đóng góp xứng đáng vào quá trình phát triển của đất nước.

ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga: 'Đòn bẩy' cho ngành Giáo dục từ cải cách tiền lương và chính sách thu hút nhân tài
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự lớn mạnh và hùng cường của quốc gia. (Ảnh: Vũ Minh Hiền)

Tăng lương để giữ chân người tài

Nghề giáo là nghề đặc thù với sản phẩm đặc biệt là con người, nên cần vun bồi trí tuệ, năng lực, nhân cách, lý tưởng sống và khát vọng cống hiến. Bà đánh giá thế nào về tầm quan trọng của việc tăng lương giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục cũng như giữ chân người tài trong nghề giáo?

"Có thực mới vực được đạo" là câu rất thấm thía của ông cha ta. Chúng ta khó có thể đòi hỏi đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nếu như không đổi mới tiền lương cho giáo viên theo hướng tăng lên.

Lương giáo viên thấp và chưa tương xứng với trọng trách nghề nghiệp cũng như công sức bỏ ra là một thực trạng đáng trăn trở hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều hệ luỵ: giáo viên bỏ nghề, chuyển nghề do áp lực cơm áo gạo tiền mà đồng lương không đáp ứng, việc lạm dụng tổ chức dạy thêm tràn lan, ép buộc học sinh không có nhu cầu, nguyện vọng phải học thêm; sự chểnh mảng trong nghề nghiệp vì phải dành nhiều thời gian lo công việc "tay trái" để có thêm thu nhập.

Việc khó tuyển sinh ở khối các trường sư phạm, khó thu hút, giữ chân nhân tài, khó động viên đội ngũ giáo viên toàn tâm toàn ý, dồn hết tâm huyết cho công việc... Thậm chí, thu nhập ít ỏi từ lương giáo viên cũng phần nào ảnh hưởng đến vai trò và vị thế nhà giáo trong xã hội.

Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Cho nên, việc tăng lương cho giáo viên có ý nghĩa rất lớn lao; không chỉ cải thiện thu nhập cho nhà giáo mà còn mang ý nghĩa quyết định trong thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành Giáo dục.

Đây cũng là nhân tố cốt lõi, quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang thiếu giáo viên, ngành Giáo dục đang đẩy mạnh việc đổi mới căn bản toàn diện. Con người bao giờ cũng là yếu tố then chốt, quan trọng nhất trong mọi công việc, mọi quá trình đổi mới và phát triển.

Tại diễn đàn quốc hội, nhiều đại biểu cũng đề nghị, trong cải cách tiền lương, cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Là một Đại biểu Quốc hội, bà có kỳ vọng gì về câu chuyện tăng lương giáo viên?

Không chỉ đội ngũ công tác trong ngành Giáo dục mong chờ việc cải cách tiền lương mà xã hội đều kỳ vọng đây là một trong những giải pháp hiệu quả và nhân văn để phát triển giáo dục trong thời gian tới.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhiều lần kiến nghị cấp bách tăng lương cho giáo viên để cải thiện đời sống và giảm tình trạng thôi việc. Mới đây, Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, thu hút, bảo đảm điều kiện cần thiết để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ. Đây là tín hiệu mừng đầu năm mới?

Vâng, tôi hoàn toàn đồng tình với nhận định này. Việc cải cách tiền lương đi đôi với đổi mới các chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài trong ngành Giáo dục sẽ là động lực to lớn thúc đẩy ngành phát triển mạnh mẽ hơn, chất lượng hơn trong thời gian tới.

Nhiệm vụ trước mắt của ngành để tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng rất nặng nề: vừa tiếp tục nghiên cứu biên soạn sách giáo khoa, vừa thẩm định phê duyệt các bộ sách giáo khoa do các tổ chức, cá nhân biên soạn; xây dựng phương án và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên theo chương trình 2018 vào năm học 2024 - 2025; tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học…

Để thực hiện tốt những nhiệm vụ này, ngoài sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của toàn ngành Giáo dục còn rất cần sự quan tâm, chia sẻ, đồng cảm, tin yêu và ủng hộ của toàn xã hội.

Xin cảm ơn bà!

Du lịch Việt kỳ vọng 'bứt tốc' trong năm 2024

Du lịch Việt kỳ vọng 'bứt tốc' trong năm 2024

Để phát triển du lịch, đặc biệt là với thị trường khách quốc tế, Việt Nam cần tính toán, xây dựng chiến lược xúc tiến, ...

Gen Z 'vươn mình' ra thế giới

Gen Z 'vươn mình' ra thế giới

Nhờ tư duy mở và tinh thần tự lập, dám nghĩ dám làm, thế hệ Gen Z dễ dàng vượt qua được các khuôn khổ ...

PGS. TS. Trần Thành Nam: Gen Z cần có khát vọng vươn lên để không bị 'hết hạn sử dụng' trong thời đại số

PGS. TS. Trần Thành Nam: Gen Z cần có khát vọng vươn lên để không bị 'hết hạn sử dụng' trong thời đại số

Gen Z đang sống trong một thế giới quá tải thông tin, dẫn đến việc các bạn có tâm trạng hoang mang về học cái ...

Gen Z dễ rơi vào cái bẫy 'người vô dụng' nếu không nỗ lực học hỏi

Gen Z dễ rơi vào cái bẫy 'người vô dụng' nếu không nỗ lực học hỏi

Công nghệ bùng nổ, nếu không chịu nỗ lực học hỏi thì các bạn Gen Z dễ rơi vào cái bẫy trở thành "người vô ...

Giáo dục cần tạo ra những con người thích ứng và cạnh tranh thành công trong thời đại mới

Giáo dục cần tạo ra những con người thích ứng và cạnh tranh thành công trong thời đại mới

Nền giáo dục cần tạo ra những con người thích ứng, "đứng vững" và cạnh tranh thành công trong thời đại mới.

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ hợp tác với Cuba trên tất cả ...
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi mở rộng của đồng bào Khmer khai mạc tại sông Trà Quýt, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng thu hút 1.000 vận ...
Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp ...
Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Nhân vật Hello Kitty, do công ty Nhật Bản Sanrio sở hữu, đã trở thành một biểu tượng văn hóa toàn cầu. Kể từ khi ra đời đã tạo ra tổng doanh thu ước tính ...
Quy định quan trọng từ năm 2025: Người dùng CMND, CCCD cần biết

Quy định quan trọng từ năm 2025: Người dùng CMND, CCCD cần biết

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung quy định quan trọng từ năm 2025 mà người dùng CMND, CCCD cần biết.
Một hòn đảo ở Bắc Cực hoàn toàn biến mất do băng tan chảy

Một hòn đảo ở Bắc Cực hoàn toàn biến mất do băng tan chảy

Ngày 31/10, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
Đầu tháng 11, núi Phú Sĩ không có tuyết sau 130 năm

Đầu tháng 11, núi Phú Sĩ không có tuyết sau 130 năm

Lần đầu tiên sau 130 năm, núi Phú Sĩ - biểu tượng của Nhật Bản - không có tuyết tới đầu tháng 11 do biến đổi khí hậu.
Khung cảnh ngổn ngang sau trận lũ quét kinh hoàng ở Tây Ban Nha

Khung cảnh ngổn ngang sau trận lũ quét kinh hoàng ở Tây Ban Nha

Trận lũ quét mới đây ở vùng Valencia (Tây Ban Nha) đã khiến 158 người thiệt mạng, ô tô dồn thành đống ngổn ngang trên đường phố ngập ngụa bùn đất.
Bác sĩ trẻ Đỗ Trung Kiên trở thành Tiktoker, viết sách dạy tiếng Anh cho sinh viên Y khoa

Bác sĩ trẻ Đỗ Trung Kiên trở thành Tiktoker, viết sách dạy tiếng Anh cho sinh viên Y khoa

Đam mê dịch thuật, bác sĩ Đỗ Trung Kiên (27 tuổi, sinh sống tại Hà Nội) đã quyết định lập kênh TikTok nhằm phổ cập tiếng Anh cho các sinh viên Y khoa.
8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

Tiêu thụ trà matcha mỗi ngày giúp não bộ tỉnh táo, giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng và đường huyết, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và giảm cân.
Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não là tình trạng máu lên não không đủ, khiến tế bào não không được nuôi dưỡng, là một dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não.
Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Thiếu hụt vitamin C hay E ảnh hưởng đến khả năng giữ ẩm, bảo vệ tế bào da khỏi tổn thương do môi trường, khiến da khô, lão hóa nhanh.
Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết và phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội thì việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số ...
Hơn 2.000 người tham gia đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam

Hơn 2.000 người tham gia đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam

Ngày 20/10, hơn 2.000 người đã tham dự sự kiện '5.000 bước chân hạnh phúc - Ngày hội đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam 2024'.
Đau cổ vai gáy ngày càng trẻ hoá

Đau cổ vai gáy ngày càng trẻ hoá

Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu.
Phiên bản di động