Giáo viên cần nắm bắt 'làn sóng' đổi mới giáo dục để không lỗi thời

ThS. Nguyễn Quốc Vương
Nhà nghiên cứu, dịch giả
Thực tế đòi hỏi giáo viên cũng phải tự giác ngộ, tự học hỏi, tận dụng mọi cơ hội để thay đổi bản thân, nắm bắt “làn sóng” đổi mới giáo dục, sáng tạo các thực tiễn giáo dục của riêng mình...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
g
Dịch giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng, để chất lượng giáo dục nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên phải được quan tâm, chú trọng.

Là người có nghiên cứu một số khía cạnh của giáo dục, tôi quan tâm nhiều đến các vấn đề đang đặt ra đối với ngành. Thứ nhất, sự lúng túng, thiếu đồng bộ, chưa có triết lý thông suốt trong giáo dục, đặc biệt là vấn đề dạy học tích hợp và các biện pháp kiểm tra đánh giá, bao gồm cả thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

Thứ hai, vấn đề an toàn trường học khi xảy ra rất nhiều vụ bạo lực học đường nghiêm trọng. Trong đó, có những nạn nhân là học sinh bị tổn hại sức khỏe tinh thần, thể chất nghiêm trọng. Đáng lo ngại là bạo lực học đường có nguy cơ leo thang, diễn biến liên tục và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Hết vụ này tới vụ khác, trong đó có cả những vụ việc như ở Tuyên Quang, vượt xa cả tưởng tượng của người dân.

"Chất lượng giáo viên là vấn đề quan trọng số một trong giáo dục. Mọi cuộc cải cách đều chỉ dừng lại ở khẩu hiệu nếu không có giáo viên tốt. Cải cách giáo dục ở Việt Nam luôn gặp khó không chỉ vì vướng mắc ở những vấn đề quan trọng nhất như triết lý giáo dục, mà ngay cả khi có hướng đi đúng ở một vài phạm vi hẹp, khi thực thi vẫn 'gặp khó' vì không có người thực hiện".

Thứ ba, vấn đề nhà giáo vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp. Những vụ ăn bớt cả bữa ăn bán trú của học sinh và chiếm dụng, thu tiền quỹ phụ huynh trái quy định (lạm thu) diễn ra ở nhiều địa phương làm cho phụ huynh bức xúc, lo lắng. Đây là vấn đề nghiêm trọng vì nó vượt qua cả giới hạn đạo đức tối thiểu, thông thường.

Thứ tư, vấn đề đời sống giáo viên và văn hóa trường học còn tồn tại nhiều vấn đề. Hiện tượng giáo viên bỏ việc nhiều rất đáng suy nghĩ. Giáo viên bỏ việc không phải chỉ vì lương thấp mà là vì môi trường làm việc cũng đang bị tác động bởi nhiều yếu tố tiêu cực, nhiều áp lực, phải gánh nhiều việc ngoài chuyên môn, sự hoang mang khi thực thi cải cách giáo dục...

Theo tôi, rất khó có thể kỳ vọng sự thay đổi mạnh mẽ của ngành Giáo dục chỉ trong một thời gian ngắn với tình hình hiện tại. Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng với sự năng động vốn có, các đơn vị giáo dục, những người làm giáo dục trực tiếp sẽ có những cải tiến phù hợp với thực tiễn.

Từ đó, tạo ra các thay đổi nhỏ nhưng bền vững và phù hợp với đường hướng chiến lược lâu dài. Đó là, thúc đẩy giáo dục theo hướng khai phóng, dân chủ, tôn trọng người học và tình hình thực tế, đảm bảo học thật, thi thật, làm thật. Chẳng hạn, gần đây ở Hà Nội có vài trường đưa vào thời gian đọc sách đầu giờ và học sinh tham gia rất hào hứng. Tôi nghĩ, đó là một trong những tín hiệu khả quan.

Chất lượng giáo viên là vấn đề quan trọng số một trong giáo dục. Mọi cuộc cải cách đều chỉ dừng lại ở khẩu hiệu nếu không có giáo viên tốt. Cải cách giáo dục ở Việt Nam luôn gặp khó không chỉ vì vướng mắc ở những vấn đề quan trọng nhất như triết lý giáo dục mà ngay cả khi có hướng đi đúng ở một vài phạm vi hẹp, khi thực thi vẫn gặp khó vì không có được người thực hiện.

Để có người thầy đúng nghĩa thì từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá… đều phải tôn trọng tối đa và khuyến khích giáo viên đổi mới, sáng tạo. Tuy nhiên, thực tế đòi hỏi giáo viên cũng phải tự giác ngộ, tự học hỏi, tận dụng mọi cơ hội để thay đổi bản thân, nắm bắt “làn sóng” đổi mới giáo dục, sáng tạo các thực tiễn giáo dục của riêng mình.

Tôi nghĩ, muốn giáo dục thực sự có chất lượng thì mọi thứ cần phải… chậm lại. Ngành Giáo dục cần tập trung vào mấy việc cơ bản, dễ tìm kiếm được sự đồng thuận của giáo viên và người dân, cũng không quá phức tạp khi tính toán ở phương diện quản lý nhà nước.

Một là, khuyến khích giáo viên tự xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục của mình để tạo ra các thực tiễn giáo dục đúng nghĩa. Những thực tiễn dễ tiến hành nhất sẽ là giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm sau đó đến các môn học phục vụ đời sống gần gũi khác như lịch sử, địa lý, khoa học…

Hai là, nỗ lực cải thiện văn hóa trường học đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật và văn hóa đọc. Cần phải xây dựng được thư viện tốt và phát huy được vai trò của thư viện trường học đúng nghĩa thay vì làm thư viện để được công nhận trường chuẩn. Học và dạy không gắn liền và dựa trên việc đọc thì mọi thành tích chỉ là ảo hoặc có giá trị nhất thời.

Ba là, giám sát chặt chẽ thu chi trường học để tránh tiêu cực. Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những giáo viên, cán bộ quản lý không có lương tâm nghề nghiệp, đồng thời can đảm bảo vệ những giáo viên yêu nghề, có năng lực, dám đấu tranh chống tiêu cực.

Bốn là, cần có biện pháp cụ thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên. Cần phải làm mọi biện pháp cần thiết để giáo viên có thể sống bằng lương mà không cần dạy thêm hay phải “chân trong chân ngoài”. Đây vừa là biện pháp trước mắt vừa là chiến lược lâu dài. Nếu không làm được việc này rất khó để có nền giáo dục chất lượng cao.

Nhìn vào cải cách giáo dục ở Nhật Bản có thể thấy, cải cách giáo dục chỉ thực sự có hiệu quả và đem lại sự thay đổi tích cực khi mọi bộ luật, chính sách, dự án cải cách lấy lợi ích của người dân, quyền lợi của trẻ em và tương lai của quốc gia làm đích đến và xuất phát điểm của cải cách. Cần tính toán kỹ để không đưa ra mục tiêu cải cách quá cao khi điều kiện thực tế không đáp ứng được, dẫn tới tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Một khi nội lực của giáo viên, học sinh được tôn trọng và phát huy, chắc chắn giáo dục sẽ khởi sắc.

Nhà nghiên cứu giáo dục, dịch giả Nguyễn Quốc Vương đã dịch và viết khoảng 90 cuốn sách về giáo dục, lịch sử, văn hóa. Một số cuốn tiêu biểu như:

- Sách dịch: Cải cách giáo dục Việt Nam, Phẩm cách quốc gia, Hạnh phúc với cuộc sống thường ngày...

- Sách viết: Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm, Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản, Môn sử không chán như em tưởng, Đường xa nghĩ về giáo dục Việt Nam, Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam…

Giải thưởng: Giải Sách Hay 2020 dành cho cuốn Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản.

Từ chuyện học sinh dồn cô giáo vào góc lớp: Buồn vì sự xuống cấp của văn hóa ứng xử học đường

Từ chuyện học sinh dồn cô giáo vào góc lớp: Buồn vì sự xuống cấp của văn hóa ứng xử học đường

Từ câu chuyện buồn học sinh dồn cô giáo vào góc lớp, xúc phạm và ném dép ở Tuyên Quang, tôi càng thấy tầm quan ...

Từ chuyện học sinh dồn cô giáo vào góc lớp: Nhân cách con người không thể giáo dục trong một vài giờ học

Từ chuyện học sinh dồn cô giáo vào góc lớp: Nhân cách con người không thể giáo dục trong một vài giờ học

Nhìn từ câu chuyện buồn cô giáo bị học sinh xúc phạm, ném dép, nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc kênh VOV giao ...

ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga: Hậu quả khôn lường nếu chú trọng 'dạy chữ' hơn 'dạy làm người'

ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga: Hậu quả khôn lường nếu chú trọng 'dạy chữ' hơn 'dạy làm người'

Từ câu chuyện cô giáo bị học sinh dồn vào góc lớp, ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục ...

Lan tỏa tình yêu lịch sử nước nhà...

Lan tỏa tình yêu lịch sử nước nhà...

Cuộc thi "Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” được tổ chức nhằm đẩy mạnh thông tin, tuyên ...

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm khuyến khích nhiều bạn trẻ tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm rừng già tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động