TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan lần đầu tiên tập trận chung | |
Thủ tướng Malaysia: “Trở lại và lợi hại hơn xưa”? |
Chỉ có hai ngày tại Bangkok (24 và 25/10), xong lịch trình của nhà lãnh đạo 93 tuổi khá bận rộn. Tháp tùng ông trong chuyến thăm lần này còn có Bộ trưởng Ngoại giao Datuk Saifuddin Abdullah, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế và Công nghiệp Datuk Darell Leiking cùng nhiều quan chức cấp cao. Ngay trong ngày đầu tiên, ông sẽ gặp người đồng cấp Thái Lan Prayuth Chan-o-cha. Ngày hôm sau, Thủ tướng Mahathir chào xã giao Chủ tịch Hội đồng Cơ mật Thái Lan Prem Tinsulanonda và có bài phát biểu “Quan hệ Malaysia – Thái Lan trong khuôn khổ ASEAN” tại Đại học Chulalongkorn.
Thủ tướng Malaysia Mohamed Mahathir. (Nguồn: AP) |
Theo Đại sứ Malaysia tại Thái Lan Datuk Jolie Samuel, chuyến thăm sẽ tập trung vào những lợi ích chung về kinh tế, an ninh và ASEAN, qua đó tiếp tục phản ánh quan hệ tốt đẹp và liên kết chiến lược giữa hai quốc gia láng giềng. Ông Mahathir không hề xa lạ với Thái Lan. Trong nhiệm kỳ Thủ tướng trước, ông đã tới quốc gia này 5 lần. Do đó, nhà lãnh đạo này hiểu rõ những cơ hội và thách thức mà hai nước đang gặp phải và mong muốn giải quyết chúng trong chuyến đi này.
Cơ hội về mở rộng hợp tác kinh tế Malaysia – Thái Lan là một trong số đó. Thương mại song phương năm 2017 đã đạt mức 23,71 tỷ USD, tăng 18,43% so với năm 2016. Thái Lan là đối tác thương mại lớn thứ hai của Malaysia trong ASEAN, với thương mại song phương trong 8 tháng đầu năm tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn 1.000 công ty Malaysia đã thiết lập trụ sở tại Thái Lan, với vốn đầu tư lên tới 2,28 tỷ USD. Tuy nhiên, cả hai bên đều cho rằng tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất nhiều và cần được khai thác nhiều hơn để tương xứng với tiềm năng.
Một điểm đặc biệt là có tới 70% giao dịch thương mại song phương được thực hiện tại khu vực biên giới hai nước. Đây là cơ hội, nhưng cũng là thách thức rất lớn về an ninh biên giới. Biên giới phía Nam của Thái Lan và Malaysia chưa bao giờ yên bình trong 10 năm qua, với xung đột nhỏ lẻ nhưng đẫm máu liên tục nổ ra giữa ba tỉnh miền Nam Thái Lan và lực lượng ly khai Hồi giáo người Malay, khiến 7.000 người chết và hơn 10.000 người bị thương. Tháp tùng ông Mahathir lần này có cựu Tổng Cục trưởng Cảnh sát Tan Sri Abdul Rahim Mohd Noor, người vừa được chỉ định đóng vai trò hòa giải căng thẳng giữa chính phủ Thái Lan và nhóm nổi dậy. Ông được kỳ vọng sẽ mang lại làn gió tích cực cho đàm phán hòa bình, vốn lâm vào bế tắc thời gian qua. Tương tự, phía Thái Lan đã bổ nhiệm Tướng Udomchai Thammasarorat, một nhân vật có kinh nghiệm với khu vực này, làm người phụ trách đàm phán.
Tuy nhiên, giới quan sát tỏ ra nghi ngờ về những tiến triển có thể đạt được, ít nhất là cho đến khi nhóm nổi dậy có vũ trang lớn nhất tại khu vực biên giới, Barisan Revolusi Nasional, tham gia đàm phán. Thêm vào đó, chính quyền Thái Lan đã từ chối yêu cầu của bên nổi dậy về đưa quan sát viên quốc tế vào giám sát tình hình, lo ngại rằng nó có thể “quốc tế hóa” xung đột này. Tìm kiếm hòa bình, thúc đẩy hợp tác kinh tế vùng biên giới sẽ là thách thức không đơn giản dành cho Thủ tướng Mahathir trong nhiệm kỳ cuối cùng của mình.
Thái Lan: Cựu Thủ tướng Thaksin thề “chiến đấu vì nền dân chủ” Trang mạng xã hội của lực lượng Áo Đỏ ngày 9/8 đã dẫn lời cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra tuyên bố sẽ tiếp ... |
Nổ bom nhằm vào cảnh sát ở biên giới Thái Lan - Malaysia Ngày 5/5, ít nhất 6 cảnh sát biên phòng Thái Lan đã bị thương trong một vụ nổ bom bất thường ở khu vực biên ... |
Thái Lan muốn cùng Malaysia xây tường kiểm soát biên giới Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Prawit Wongsuwan ngày 18/11 thông báo ý định hợp tác cùng Malaysia xây ... |