Đề cương về văn hóa Việt Nam: Khát vọng chấn hưng nền văn hóa

HÀ ANH
Đề cương về Văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo, ược thông qua trong Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) từ ngày 25-28/2/1943. Đúng vào thời điểm này sau 80 năm, một diễn đàn học thuật quan trọng về văn hóa đã được tổ chức, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam. (Ảnh: Trần Huấn)
Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam. (Ảnh: Trần Huấn)

Là hoạt động trọng tâm trong chuỗi các sự kiện trọng đại, các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) – Khơi nguồn và Động lực phát triển” đã làm việc với tinh thần khoa học, dân chủ góp phần làm sâu sắc hơn nữa giá trị lớn lao, bền vững của Đề cương; quá trình vận dụng, phát huy giá trị của văn kiện trong tiến trình lịch sử và những thành tựu mà văn hóa Việt Nam đã đạt được trong suốt 80 năm qua.

Đặc biệt, hội thảo nhận diện những vấn đề cần bổ sung, phát triển, đề xuất những giải pháp để tiếp tục kế thừa, phát huy các giá trị của Đề cương trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững, phồn vinh và hạnh phúc của đất nước.

Câu chuyện không của riêng ngành văn hóa

Có thể thấy, Hội thảo đã được Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương và các cơ quan, địa phương phối hợp chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà quản lý, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ và sự đồng tình, cổ vũ của dư luận xã hội.

Trước Hội thảo, Ban tổ chức nhận được 173 tham luận gửi đến và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tập hợp, in thành kỷ yếu. Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 63 điểm cầu của các tỉnh, thành phố trong cả nước với gần 300 đại biểu tham dự trực tiếp và gần 3.200 đại biểu tham dự trực tuyến.

Tại hội thảo, các đại biểu trao đổi trực diện, không né tránh những vấn đề nóng về văn hóa đương đại, tìm giải pháp để đưa văn hóa thành một trụ cột phát triển. Đây là sự phối hợp đồng bộ, là trách nhiệm của toàn xã hội, như phát biểu khai mạc của ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhấn mạnh rằng: “Văn hóa từ trong nguồn cội, đã trở thành hồn cốt, là điểm tựa, dệt kết nên sự vĩ đại và trường tồn của sức mạnh nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam”.

Tại phiên thảo luận chuyên đề “Giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam”, GS. TS Đinh Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho rằng, không chỉ có giá trị gắn với yêu cầu của thời kỳ 1943-1945, mà Đề cương còn hàm chứa nội dung rất sâu sắc, đó chính là những dự báo sáng suốt về tương lai của văn hóa Việt Nam.

Chia sẻ tại hội thảo, PGS. TS. Đoàn Minh Huấn, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản khẳng định, giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương Văn hóa 1943 tiếp tục rọi sáng công cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong giai đoạn hiện nay. Nhìn từ cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, Đề cương vẫn “thổi” hơi nóng mang tính thời sự.

Con người là trung tâm và mục tiêu của văn hóa

Ra đời trong thời điểm có tính chất bước ngoặt của lịch sử, từ tinh thần “nghệ thuật vị nhân sinh” của Đề cương, Đảng ta đã hình thành quan điểm: phát triển con người phải được đặt vào vị trí trung tâm và là mục tiêu của quá trình phát triển văn hóa.

Báo cáo tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh, trải qua tiến trình lịch sử với rất nhiều biến động, việc phát triển các giá trị mang tính cương lĩnh của Đề cương vẫn giữ nguyên sức sống và có vai trò quan trọng đối với văn hóa, con người Việt Nam.

Tinh thần này thể hiện rõ tại phiên chuyên đề thứ hai với chủ đề: “Văn hóa, con người Việt Nam - Nền tảng tinh thần, động lực phát triển đất nước trong giai đoạn mới”.

Phát biểu tại đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: “Với tinh thần đại chúng hóa, Việt Nam nỗ lực đưa văn hóa phát triển trên đa nền tảng, đến với mọi tầng lớp nhân dân. Chưa bao giờ chúng ta có cơ hội đại chúng hóa văn hóa và thu hẹp khoảng cách tiếp cận, hưởng thụ văn hóa như hiện nay”.

Nhấn mạnh Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 chính là cái gốc của đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, PGS. TS Lê Thị Bích Hồng, trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội cho rằng, Đề cương là văn kiện đã đặt nền móng, mở đường cho việc xây dựng lý luận văn hóa cách mạng ở Việt Nam; là ngọn cờ tập hợp đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà hăng hái tham gia, phụng sự sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo.

Một tiết mục biểu diễn trong chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam. (Ảnh: Khiếu Minh)
Một tiết mục biểu diễn trong chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam. (Ảnh: Khiếu Minh)

Động lực xây dựng nền văn hóa mới

Tại hội thảo quan trọng này, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý cũng bàn luận về vai trò của văn hóa đối với đất nước và những việc cần làm để văn hóa ngày càng giàu có cùng sự đi lên của kinh tế đất nước.

Quan tâm đến vấn đề phát triển nền văn hóa mới. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, chia sẻ: “Chúng ta đang có rất nhiều tiềm năng và cơ hội khi sở hữu truyền thống văn hóa mấy nghìn năm lịch sử với rất nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng ta đang ở trong thời kỳ dân số vàng với tỷ lệ lớn những người trẻ, những người có khả năng chuyển hóa được các giá trị văn hóa truyền thống bằng sức sáng tạo và công nghệ để tạo nên diện mạo mới”.

Để phát huy sức trẻ, Giám đốc Công ty TiredCity Nguyễn Việt Nam cho rằng, cần có sự kết hợp giữa tài nguyên giàu có của văn hóa Việt Nam cùng sức sáng tạo nhiệt huyết của người trẻ, tạo ra các sản phẩm mang chiều sâu văn hóa và ảnh hưởng rộng rãi.

Hội thảo lắng đọng với những câu chuyện do TS. Đặng Xuân Thanh, cháu nội cố Tổng Bí thư Trường Chinh kể lại, như gia đình ông ai cũng có tủ sách của riêng mình. Truyền thống này có từ thời ông nội của cố Tổng Bí thư Trường Chinh là TS. Đặng Xuân Bảng, người sau khi từ quan về quê, đã thành lập một tủ sách, thư viện tư nhân đầu tiên ở Bắc Kỳ, đặt tên là thư viện Hy Long.

Hiện nay, TS. Đặng Xuân Thanh đang công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - tiền thân là Ban nghiên cứu Sử - Địa - Văn, do Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ đạo GS. Trần Huy Liệu xây dựng đề án thành lập.

PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết, Tổng Bí Thư Trường Chinh đã sáng tác hơn 200 bài thơ dưới bút danh Sóng Hồng. Ông đưa ra tuyên ngôn văn học phải có trách nhiệm với đất nước, nhân dân với hồn thơ chân thực, khỏe khoắn, lạc quan. Cố Tổng Bí thư quan niệm nghệ thuật và cách mạng không thể tách rời, mỗi nghệ sĩ cũng là một chiến sĩ, và nghệ thuật cần gắn liền với đời sống nhân dân.

Nhìn lại lịch sử 80 năm qua, có thể khẳng định, Đề cương về Văn hóa Việt Nam đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống chính trị, văn hóa của dân tộc ta… Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh, ở vào những bước ngoặt mang tính quyết định, sức mạnh của văn hóa dân tộc luôn được khẳng định và phát huy, góp phần quan trọng đưa đất nước ta phát triển đi lên, đúng như lời Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhận xét tại Hội thảo.

Bộ phim tài liệu ý nghĩa kỷ niệm 80 năm Đề cương về Văn hoá Việt Nam

Bộ phim tài liệu ý nghĩa kỷ niệm 80 năm Đề cương về Văn hoá Việt Nam

Dòng chảy xuyên suốt trong những thước phim tài liệu chính là sự kế thừa, phát triển từ khởi nguồn văn hoá Việt Nam, với ...

Đề cương về văn hóa Việt Nam: 80 năm còn vẹn nguyên giá trị

Đề cương về văn hóa Việt Nam: 80 năm còn vẹn nguyên giá trị

PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định Đề cương ...

Trưng bày nhiều ảnh tư liệu quý kỷ niệm 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam

Trưng bày nhiều ảnh tư liệu quý kỷ niệm 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam

Ngày 27/2, triển lãm ảnh kỷ niệm 80 năm ngày ra đời Đề cương về văn hoá Việt Nam (1943-2023) đã khai mạc tại Trung ...

Hội thảo khoa học 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam: Khẳng định ngọn đuốc soi đường cho sự phát triển nền văn hóa mới

Hội thảo khoa học 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam: Khẳng định ngọn đuốc soi đường cho sự phát triển nền văn hóa mới

Sáng 27/2, Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam đã được tổ chức trang ...

Sức sống bền vững của Đề cương về văn hoá Việt Nam để lại những bài học quý báu

Sức sống bền vững của Đề cương về văn hoá Việt Nam để lại những bài học quý báu

Phát biểu kết luận Hội thảo '80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển', Trưởng ...

Đọc thêm

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Thông tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ngày 26/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.
Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Mới đây, gần 50 đại biểu kiều bào từng có dịp đến Trường Sa đã có cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình tại Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục ghi cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp khi chuyển sang thi đấu cho một đội bóng danh tiếng tại Thổ Nhĩ ...
iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

Theo các nguồn tin, Apple có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn phím bấm vật lý trên iPhone 16 và thay vào đó là phím bấm phản hồi xúc giác.
Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo Sở Du lịch Hà Nội, nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ngày 1/5.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay tại Hà Nội.
Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Từ năm 2021, hai bộ xương cá voi và tín ngưỡng nghi lễ thờ cúng cá voi ở huyện Lý Sơn đã trở thành sản phẩm du lịch mới lạ thu hút du khách.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Dành thời gian khám phá 3 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch ở Việt Nam

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Dành thời gian khám phá 3 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch ở Việt Nam

Đánh giá này dựa trên dữ liệu đặt chỗ và tìm kiếm tại 800 thành phố du lịch của 120 quốc gia, trên trang web của Guruwwalk trong thời gian 1 năm.
Hoa đỗ quyên đua nở trên đỉnh Fansipan 'mời gọi' du khách dịp nghỉ lễ 30/4

Hoa đỗ quyên đua nở trên đỉnh Fansipan 'mời gọi' du khách dịp nghỉ lễ 30/4

Hình ảnh hàng loạt cây đỗ quyên nở rộ, rực rỡ khoe sắc trên đỉnh Fansipan (Lào Cai) đang nhận được sự chú ý lớn trên mạng xã hội.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Văn học Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng đến cả dân tộc Mỹ, khối lượng trước tác Mỹ về đề tài này rất lớn.
Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Bộ sách về đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản bằng tiếng Việt và song ngữ 5 thứ tiếng: Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Tây Ban Nha, Việt-Trung, Việt-Arab.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

Cuốn sách kể lại chuyện tình hơn 40 năm của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ ông là bà An Vinh, thông qua lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Baoquocte.vn. Triển lãm 'Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam' có sự tham gia của nhiều địa phương, để cả nước cùng hướng về Điện Biên.
Phát hiện một hang động ở Thanh Hóa có nước ngầm chảy bên trong, nhiều thạch nhũ lấp lánh

Phát hiện một hang động ở Thanh Hóa có nước ngầm chảy bên trong, nhiều thạch nhũ lấp lánh

Một hang động có nước ngầm chảy bên trong và nhiều thạch nhũ tự nhiên rất đẹp được phát hiện trong quá trình khai thác đá ở Hà Trung, Thanh Hóa.
Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Gần 3.000 hiện vật có niên đại trước thế kỷ XV đang được trưng bày tại Bảo tàng MRAH (Bỉ) là bộ sưu tập cổ vật Việt Nam lớn nhất ở nước ngoài.
Phiên bản di động