Để hiểu động lực ở Đông Á, cần hiểu Việt Nam

TGVN. Trang tin Times of India đăng bài viết với tựa đề "Trung tâm châu Á: Để hiểu động lực ở Đông Á, chúng ta cần phải hiểu Việt Nam" của nhà báo Rudroneel Ghosh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
de hieu dong luc o dong a can hieu viet nam Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Đại sứ Ấn Độ Pranay Verma
de hieu dong luc o dong a can hieu viet nam Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp Đoàn đại biểu nhân dân Ấn Độ
de hieu dong luc o dong a can hieu viet nam
Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ, ngày 19/11/2018.

Nhiều lý do để tăng cường quan hệ

Theo bài viết, trong một sự kiện gần đây ở New Delhi nhân kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu đã nhắc lại lời của lãnh tụ Việt Nam Hồ Chí Minh "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Ấn Độ và Việt Nam đã phải đấu tranh để giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân và ngày nay, cả hai nước đều đứng trước sự phục hưng của châu Á.

Khi trục quyền lực toàn cầu chuyển từ phương Tây sang phương Đông và khu vực Đông Á dần nổi lên như là tâm điểm của một trật tự châu Á mới, Ấn Độ và Việt Nam ngày càng có nhiều lý do để tăng cường quan hệ đối tác.

Tất nhiên, các vấn đề địa chính trị hiện nay đang đóng vai trò như một chất xúc tác cho quan hệ Ấn Độ-Việt Nam. Thương mại hai chiều tăng trưởng đều đặn và hiện ở mức 12,6 tỷ USD và có thể đạt mốc 15 tỷ USD vào năm 2020. Hợp tác quốc phòng Ấn Độ-Việt Nam cũng đang phát triển với sự trao đổi và hợp tác đào tạo thường xuyên. Tất cả những điều đó đều đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên, để mối quan hệ Ấn Độ-Việt Nam bền vững và không thể đảo ngược không thể chỉ dựa vào yếu tố địa chính trị bởi thực tế là địa chính trị liên tục thay đổi. Có nhiều điều đang diễn ra ở Việt Nam và đáng được chú ý.

Một động lực kinh tế mạnh mẽ

Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam năm 1986 là 60% và hiện chỉ còn dưới 5%. Trên thực tế, Việt Nam đã tiến hành các cải cách kinh tế thị trường, thực hiện "Đổi mới" từ năm 1986 để giải cứu chính mình khỏi tình trạng phụ thuộc vào viện trợ. Một phần chính sách đổi mới là bãi bỏ hợp tác xã nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân và nới lỏng hạn chế đầu tư nước ngoài. Chính sách cải cách đã thay đổi đáng kể nền kinh tế Việt Nam, tăng trưởng kinh tế được nâng lên mức 8 - 9% trong giai đoạn 1991 - 1996.

Động lực cải cách kinh tế sau đó đã đưa Việt Nam nổi lên là quốc gia giàu lên nhanh nhất trong thập niên từ 2007-2017. Năm 2019, nền kinh tế Việt Nam hướng tới mục tiêu tăng trưởng hơn 7%, đặc biệt lĩnh vực viễn thông đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng.

Hiện tại Việt Nam là một trong số những quốc gia có mật độ thuê bao điện thoại di động cao nhất toàn thế giới. Ngoài ra, tỷ lệ đăng ký Internet băng thông rộng ở mức ấn tượng (52,8 thuê bao trên 100 người) trong khi tỷ lệ sử dụng Internet là 54,19% dân số.

de hieu dong luc o dong a can hieu viet nam
Nền kinh tế Việt Nam hiện có độ mở rất lớn. Hình ảnh cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu sôi động tại cảng Hải Phòng. (Nguồn: VGP)

Trong khi đó, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển. Năm 2018, Việt Nam đón 15,5 triệu lượt khách nước ngoài, đánh dấu mức tăng 19,9% so với năm 2017. Ngành du lịch Việt Nam được xếp hạng thứ 6 trong top 10 điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất toàn cầu kể từ năm 2017.

Sự hòa trộn của truyền thống châu Á

Chính phủ Việt Nam không ngủ quên trên vòng nguyệt quế và đang cố gắng xây dựng một tương lai tốt hơn thông qua việc thực hiện các chiến lược cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việt Nam đã đưa ra chiến lược quốc gia về công nghiệp 4.0 để đạt được các mục tiêu đến năm 2035 - một mục tiêu có tầm nhìn đưa công nghệ như Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn được áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp và quản trị ở Việt Nam. Việt Nam đang tìm cách đưa ra một khung pháp lý để hỗ trợ cuộc cách mạng công nghệ mới này.

Về mặt văn hóa, các quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo đã phát triển mạnh mẽ. Việt Nam công nhận 14 tôn giáo và 41 tổ chức tôn giáo và đó là chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam nhằm tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Phật giáo là một lực lượng mạnh mẽ ở Việt Nam và tạo ra sự liên kết tự nhiên với Ấn Độ.

Thực tế cho thấy trong khung cảnh văn hóa rộng lớn của châu Á, Việt Nam là nơi hai nền văn hóa lớn là Ấn Độ và Trung Quốc kết hợp với nhau và tạo ra một sự pha trộn văn hóa hòa quyện vào truyền thống Việt Nam.

Những điều đó làm cho Việt Nam trở thành một vùng đất độc đáo. Đó là một sự hòa trộn của các truyền thống châu Á, đồng thời là một động lực kinh tế Đông Nam Á. Thêm vào đó, với tư cách là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam kêu gọi tất cả các nước đầu tư tích cực vào khu vực.

Do vậy, khi châu Á mong muốn xây dựng một trật tự địa chính trị mới, hiểu về Việt Nam sẽ là chìa khóa để hiểu được động lực đang diễn ra ở Đông Á.

de hieu dong luc o dong a can hieu viet nam

Vấn đề thương mại Việt Nam - Ấn Độ cần được xem xét khách quan, công bằng

TGVN. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 25/7 khẳng định Việt Nam luôn thực thi đầy đủ các cam kết ...

de hieu dong luc o dong a can hieu viet nam

Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam

Ngày 18/11/2018, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind và Phu nhân bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 18-20/11/2018, theo ...

de hieu dong luc o dong a can hieu viet nam

Chủ tịch Quốc hội tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ấn Độ

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ, ngày 10/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim ...

Nguyễn Thọ Anh (theo Times of India)

Đọc thêm

Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Hàng chục nghìn người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về đền Hùng, khiến các lối lên đền đều bị ùn tắc trong ngày lễ hội chính thức.
WB và IMF công bố dự báo tăng trưởng, Bolivia hoài nghi

WB và IMF công bố dự báo tăng trưởng, Bolivia hoài nghi

Bộ trưởng Kinh tế Bolivia khẳng định, nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng cao hơn ước tính của IMF và WB.
Cuba đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của Việt Nam

Cuba đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của Việt Nam

Phó Thủ tướng hứ nhất kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba đặc biệt đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của ...
Người một nhà tập 7: Khải phát hiện Trí ngủ ở gầm cầu

Người một nhà tập 7: Khải phát hiện Trí ngủ ở gầm cầu

Người một nhà tập 7, Khải phát hiện Trí ngủ ở gầm cầu, Tuệ cố thuyết phục anh trai về nhà nhưng bất thành...
Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu vào ngày 20/4 về gói viện trợ quân sự bị trì hoãn lâu nay của nước này dành cho Ukraine ...
Hoa hậu đền Hùng Giáng My dâng hương giỗ Tổ

Hoa hậu đền Hùng Giáng My dâng hương giỗ Tổ

Hoa hậu đền Hùng đầu tiên và duy nhất Giáng My về Phú Thọ dâng hương, tưởng nhớ các vua Hùng nhân dịp giỗ Tổ.
Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu vào ngày 20/4 về gói viện trợ quân sự bị trì hoãn lâu nay của nước này dành cho Ukraine và Israel.
Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Israel sẽ tự ra quyết định để bảo vệ quốc gia, trong khi Iran cảnh báo sẽ có phản ứng quy mô lớn nếu Israel có động thái trả đũa dù là nhỏ nhất.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị ...
Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Hai tên lửa đạn đạo MGM-140 ATACMS do Mỹ sản xuất được cho là đã tấn công vào sân bay quân sự của không quân Nga gần thành phố Dzhankoy ở Crimea đêm 17/4.
Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tình hình Ukraine và Trung Đông, quan hệ Mỹ-Trung, Hàn Quốc tập bắn đạn thật gần biên giới Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Chính phủ Australia đang thực hiện khoản đầu tư mang tính lịch sử vào Quốc phòng và đã đưa ra những quyết định cứng rắn nhằm định hình lại ADF.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động