TIN LIÊN QUAN | |
Nobel 2018: Không trao giải Văn học do bê bối tình dục | |
Tổng thống Hàn Quốc ủng hộ phong trào #MeToo |
Đó là một trong những nội dung quan trọng của cuộc đối thoại về "Phòng chống quấy rối tình dục – Nhận diện và ứng phó" do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng về Giới (CSAGA) tổ chức tại Hà Nội chiều 29/11.
Tham dự buổi đối thoại có Giám đốc Trung tâm CSAGA Nguyễn Vân Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam Cao Thị Hồng Vân cùng đông đảo giảng viên, sinh viên.
Nằm trong khuôn khổ chiến dịch “No more victim blaming – Không đổ lỗi – Hãy đặt trách nhiệm đúng chỗ”, cuộc đối thoại góp phần tăng cường nhận thức và tiếng nói của thanh niên trong phòng chống bạo lực tình dục với phụ nữ và trẻ em gái. Đặc biệt, cuộc đối thoại hướng đến xóa bỏ tâm lý đổ lỗi cho nạn nhân khi bị quấy rối tình dục.
Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm. (Ảnh: Linh Nguyễn) |
Chia sẻ tại buổi đối thoại, bà Nguyễn Vân Anh cho biết, quấy rối tình dục có thể xảy ra ở mọi nơi, với mọi đối tượng. Đây là vấn đề nhức nhối không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Hầu hết các nạn nhân bị quấy rối tình dục thường không tìm kiếm sự hỗ trợ. Nguyên nhân phần lớn bởi xã hội còn tâm lý đổ lỗi cho nạn nhân. Điều này khiến nạn nhân mang tâm lý xấu hổ, sợ bị đánh giá nên phải chịu đựng trong im lặng.
“Sự đổ lỗi tạo ra môi trường thiếu sự cảm thông, những người thực thi chính sách cũng chưa đánh giá được đầy đủ mức độ nghiêm trọng của bạo lực đối với người bị hại. Từ đó, không có sự trợ giúp kịp thời cho nạn nhân”, bà Nguyễn Vân Anh nhấn mạnh.
Trước tiên, để nhận diện quấy rối tình dục, bà Cao Thị Hồng Vân cho biết, có 3 hình thức quấy rối tình dục. Thứ nhất, quấy rối tình dục bằng hành vi mang tính chất tiếp xúc, cố tình sờ mó, vuốt ve, cấu véo, tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm. Thứ hai, quấy rối tình dục bằng lời nói, gồm các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn, bằng những ngụ ý về tình dục như những chuyện cười ngụ ý về tình dục. Thứ ba, quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói, gồm các hành động không được mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đúng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của ngón tay.
Quấy rối tình dục đang là vấn nạn. |
Nghiên cứu của Tổ chức Plan Quốc tế tại Việt Nam (Plan là một tổ chức phi chính phủ quốc tế phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm và làm việc trên 48 quốc gia) cho thấy, 31% em gái vị thành niên và thanh niên đã từng bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng, 11% học sinh tại 30 trường phổ thông của Hà Nội từng bị xâm hại, quấy rối tình dục.
Bà Cao Thị Hồng Vân nhận định, qua nghiên cứu trên, vấn đề quấy rối tình dục tại Việt Nam đang là vấn nạn. Theo bà Vân, để giải quyết hiện trạng này, trước tiên, mỗi cá nhân đều phải tự nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy văn hóa, lan tỏa đến cộng đồng. Khi bị quấy rối tình dục, người bị quấy rối phải có phản ứng tỏ thái độ rõ ràng và tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ của những người chứng kiến. Nếu sự việc vượt quá giới hạn, khi có bằng chứng nạn nhân hoàn toàn có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan, đoàn thể, chính quyền.
Bên cạnh đó, bà Cao Hồng Vân cũng kêu gọi tất cả mọi người cùng chung tay đẩy lùi hành động quấy rối tình dục. Đặc biệt, nam giới đóng vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề này. Bởi vậy, nam giới hãy là những người tiên phong lên tiếng và chống lại các hình thức quấy rối tình dục.
Nobel 2018: Không trao giải Văn học do bê bối tình dục Giải Nobel Văn học 2018 sẽ không được trao trong năm nay do bê bối quấy rối tình dục hiện đang bủa vây xoay quanh ... |
LHQ ban hành nhiều biện pháp chống quấy rối tình dục Ngày 22/2, Người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) ông Stéphane Dujarric thông báo tổ chức này sẽ thực thi một loạt biện pháp nhằm đấu ... |
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam xác minh thông tin về vụ việc của Minh béo Trang OC Register đưa tin, diễn viên hài Minh Béo bị bắt tại Mỹ với cáo buộc có hành vi phạm tội với một bé ... |