Đề xuất của Đức, NATO về Syria: Đuổi hình, bắt bóng

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Đề xuất mới nhất của Đức với mục đích để NATO và LHQ có vai trò gìn giữ hòa bình tại Syria liệu có đúng lúc, hợp thời và khả thi? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
de xuat cua duc nato ve syria duoi hinh bat bong Nga với Trung Đông: Thay thời, đổi thế
de xuat cua duc nato ve syria duoi hinh bat bong Trận chiến tại Syria: Khó dễ không chỉ riêng ai
de xuat cua duc nato ve syria duoi hinh bat bong
Nghịch lý của NATO trong cuộc chiến tại Syria. Biếm họa của tác giả Stephff trên trang Cartoonmovement.com

Syria, đúng hơn thì phải nói là những hệ luỵ của việc Mỹ rút quân đội ra khỏi Syria và kết quả cuộc gặp vừa rồi ở Sochi (Nga) giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là chủ đề nội dung chi phối chương trình nghị sự của cuộc gặp gỡ giữa bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên NATO.

Liên quan trực tiếp đến đấy là đề nghị của bộ trưởng quốc phòng Đức về thiết lập hành lang an ninh đặt dưới sự kiểm soát của một lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc (LHQ) ở dọc tuyến biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Không đúng người, đúng lúc, đúng thời

Phía Đức đưa ra sáng kiến này và NATO chưa kịp bàn thảo thì ông Putin và ông Erdogan đã dàn xếp xong xuôi với nhau chuyện bình ổn tình hình chính trị an ninh ở dọc tuyến biên giới này. Theo Bị vong lục 10 điểm mà họ vừa thỏa thuận thì Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát vùng rộng 32km, dài khoảng 150km, phần còn lại dài khoảng 330km do quân đội chính phủ Syria trực tiếp kiểm soát và quân đội Nga cùng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cùng nhau tuần tra ở phạm vi rộng 10km kể từ đường biên.

Vì thế, câu hỏi được đặt ra ngay là sáng kiến nói trên của Đức có còn cần thiết nữa hay không và khả thi đến đâu. Tính khả thi của nó phụ thuộc trước hết vào sự đồng ý của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO. Nga có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an LHQ và đặc biệt là quyền quyết định hết thảy ở Syria.

Sau khi Mỹ rút quân ra khỏi Syria và có sự dàn xếp ở Sochi giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, không chỉ có Mỹ mà còn cả NATO và EU đều gần như mất hết vai trò chính trị an ninh ở Syria. Sáng kiến nói trên của Đức là một cách vớt vát phần cỗ và ảnh hưởng cho EU và NATO ở Syria.

Dưới vỏ bọc của lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ, NATO và EU có thể hiện diện quân sự một cách hợp pháp ở Syria, giành phần ở Syria ở thời hoà bình và trực tiếp ngăn chặn phiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cũng như dòng người tỵ nạn xâm nhập vào châu Âu. Chỉ có điều, sáng kiến này trên thực tế là sản phẩm của sự cộng hưởng giữa không đúng người, không đúng lúc và không đúng thời.

Bạn có thể quan tâm:

de xuat cua duc nato ve syria duoi hinh bat bong Nga – Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận về Syria: Dáng dấp Yalta
de xuat cua duc nato ve syria duoi hinh bat bong Châu Âu trước khủng hoảng Syria: Đâu rồi thời oanh liệt?
de xuat cua duc nato ve syria duoi hinh bat bong Mỹ rút quân khỏi Syria: Động thái thay đổi thế cục

Nước Đức xưa nay đứng ngoài cuộc chiến tranh và nội chiến ở Syria mà chỉ sắm vai lái buôn vũ khí cho một số đối tác trong khu vực để kiếm lời mà giờ hăng hái đột xuất như vậy khiến các thành viên khác trong EU và NATO nghi ngại và dè chừng nhiều hơn là thật lòng ủng hộ.

Sáng kiến này được đưa ra vào thời điểm Syria thật ra không còn cần đến nó nữa để có thể yên bình ở vùng biên giới này. Hơn nữa, một khi Mỹ đã phải “bỏ của chạy lấy người” ở nơi đây thì cả EU và NATO cũng đều bị mất thời theo chứ không thể được thời. Phía Mỹ, như thể hiện qua phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Mỹ, nhiệt tình ủng hộ đề nghị này của Đức nhưng chỉ về chính trị chứ bác bỏ ngay từ đầu khả năng tham gia trực tiếp.

Nếu chấp nhận đề nghị này của Đức thì NATO chẳng khác gì đuổi hình bắt bóng ở Syria. Cứ cho là Nga bật đèn xanh đi thì những câu hỏi tiếp theo cần phải được trả lời là lực lượng này lấy quân từ đâu và ai chịu chi phí. Cho tới khi hai câu hỏi này đều được trả lời thì có lẽ ở Syria đã có được giải pháp chính trị hoà bình từ lâu rồi.

Bế tắc chiến lược

Thổ Nhĩ Kỳ không có lý do gì để từ chối đề nghị này, trừ khi muốn làm cao giá với EU và NATO. Một lực lượng quân đội của LHQ ở nơi này trên thực tế sẽ hợp pháp hoá sự hiện diện quân đội của Thổ Nhĩ Kỳ ở trên lãnh thổ Syria, giúp Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảo lực lượng YPG của người Kurd ở Syria không thể xâm nhập vào hành lang an ninh và khiến người Kurd trong khu vực thêm vỡ mộng tưởng về việc có được nhà nước độc lập cũng như giúp Thổ Nhĩ Kỳ hồi hương hàng triệu người Syria tỵ nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ về khu vực hành lang này.

Nga cũng được lợi nhiều khi sáng kiến này khả thi hay không và khả thi đến đâu gần như hoàn toàn phụ thuộc vào Nga. NATO và EU muốn được cái gì đấy ở Syria thì phải trả giá thích ứng cho Nga chứ làm gì có chuyện Nga cho không họ. Nga càng tăng thêm được vai trò và ảnh hưởng ở khu vực và buộc EU và NATO phải nhượng bộ không hề nhỏ ở châu Âu hay trên những phương diện khác. Những điều kiện của Nga chắc chắn sẽ rất khó nhằn đối với EU và NATO, sẽ làm nội bộ hai liên minh này bị phân hoá thêm sâu sắc và trầm trọng. Chẳng hạn như EU sẽ rất khó xử khi Nga ràng buộc EU vào trách nhiệm đóng góp tài chính lớn cho công cuộc tái thiết sau chiến tranh ở Syria.

Sáng kiến nói trên của Đức bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết mức độ bế tắc chiến lược của NATO ở Syria sau những diễn biến liên quan vừa qua.

Dịch Dung

de xuat cua duc nato ve syria duoi hinh bat bong Tình hình Syria: Nội bộ NATO bất đồng, SDF đề nghị làm theo sáng kiến của Đức

TGVN. Ngày 24/10, chỉ huy hàng đầu của Các lực lượng dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo (SDF) Mazloum Abdi đã hoan nghênh ...

de xuat cua duc nato ve syria duoi hinh bat bong Người Kurd trong toan tính của các quốc gia

TGVN. Là nhóm sắc tộc lớn thứ tư ở Trung Đông với khoảng 25-40 triệu người sống chủ yếu tại bốn nước Thổ Nhĩ Kỳ, ...

de xuat cua duc nato ve syria duoi hinh bat bong Sau thỏa thuận Nga - Thổ, Đức chỉ trích, Quân đội Syria tăng cường hiện diện ở phía Bắc

TGVN. Ngày 23/10, sau khi Nga - Thổ đạt được thỏa thuận về Bắc Syria, Đức lên tiếng chỉ trích, trong khi quân đội Syria ...

Bài viết cùng chủ đề

Điểm nóng Syria

Đọc thêm

Trạm cứu hộ trái tim tập 5: Nghĩa đi chơi cùng An Nhiên thì bắt gặp vợ

Trạm cứu hộ trái tim tập 5: Nghĩa đi chơi cùng An Nhiên thì bắt gặp vợ

Trạm cứu hộ trái tim tập 5, Nghĩa suýt lộ bí mật khi đi chơi cùng An Nhiên tại trung tâm thương mại.
Hoa anh đào nở rộ kỷ lục tại Washington (Mỹ)

Hoa anh đào nở rộ kỷ lục tại Washington (Mỹ)

Thời tiết ấm áp đặc biệt vào tháng 3 năm nay khiến hoa anh đào ở thủ đô Washington, Mỹ nở rộ vào hôm 17/3 vừa qua.
Cách chặn trang web tự mở trên điện thoại Android siêu đơn giản

Cách chặn trang web tự mở trên điện thoại Android siêu đơn giản

Biết cách chặn trang web tự mở trên điện thoại Android không chỉ giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân mà còn giúp tối ưu hóa trải nghiệm duyệt web. ...
Hướng dẫn cách lấy lại mật khẩu Zalo chỉ với vài bước đơn giản

Hướng dẫn cách lấy lại mật khẩu Zalo chỉ với vài bước đơn giản

Bạn cần đăng nhập lại tài khoản Zalo nhưng vô tình bị quên mật khẩu. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết cách lấy lại mật khẩu ...
Cách reset gợi ý Siri bị ẩn trên iPhone siêu đơn giản

Cách reset gợi ý Siri bị ẩn trên iPhone siêu đơn giản

Siri là cái tên quen thuộc đối với người dùng iPhone, đây là trợ lý ảo thông minh của Apple có khả năng thực hiện các yêu cầu dựa trên ...
Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 20/3/2024

Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 20/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bạc Liêu theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 20/3/2024.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động