Tăng lương tối thiểu 6% từ 1/7. |
Ngày 12/4, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ 2 tiếp tục thảo luận, thương lượng về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động tại doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức trên 7-8% từ 1/7/2022.
Ông Ngọ Duy Hiểu cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, 2 năm nay Chính phủ chưa điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng nên các doanh nghiệp tiếp tục duy trì mức lương tối thiểu theo Nghị định 90 không điều chỉnh tiền lương cho người lao động.
Lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng gần nhất là từ ngày 1/1/2020 với vùng I là 4,42 triệu đồng; vùng II 3,92 triệu; vùng III 3,42 triệu và vùng IV 3,07 triệu đồng.
Dịch bệnh kéo dài đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động. Một bộ phận lao động rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn.
Theo ông Ngọ Duy Hiểu có nhiều lý do nên tăng lương cho người lao động từ 1/7/2022. Trước hết, căn cứ Điều 91 Bộ luật Lao động 2019, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội…
Hơn nữa, người lao động cần được chia sẻ khó khăn sau thời gian kiệt quệ vì dịch bệnh và bão giá. Do vậy, việc tăng lương có lợi cho cả người lao động và doanh nghiệp.
Được biết, lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng gần nhất là từ ngày 1/1/2020, với vùng I là 4,42 triệu đồng; vùng II 3,92 triệu; vùng III 3,42 triệu và vùng IV 3,07 triệu đồng. |
Cùng với việc chống dịch hiệu quả và khả năng phục hồi của nền kinh tế trong năm 2022, phía Tổng Liên đoàn lao động cho rằng việc tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 là có thể thực hiện được. Trường hợp, nếu không đạt được kỳ vọng, có thể Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ phải nhóm họp thêm các phiên họp để thương lượng.
Trước đó, tại phiên họp lần thứ nhất (28/3), đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện cho người sử dụng lao động, đề nghị tăng lương từ ngày 1/1/2023.
Theo đánh giá của các chuyên gia Lao động, việc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đề nghị tăng lương tối thiểu từ 1/7 là có cơ sở, trong bối cảnh kinh tế đang dần hồi phục.
Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, kết thúc phiên họp thứ 2, Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất mức tăng lương tối thiểu bình quân là 6% so với mức lương hiện hành, áp dụng từ 1/7/2022.
Cụ thể:
Vùng 4 tăng thêm 180.000 đồng/tháng, lên mức 4,6 triệu đồng/người/tháng.
Vùng 3 tăng thêm 210.000 đồng/tháng, lên mức 4,13 triệu đồng/người/tháng.
Vùng 2 tăng thêm 240.000 đồng/tháng, lên mức 3,67 triệu đồng/người/tháng.
Vùng 1 tăng thêm 260.000 đồng, lên mức 3,33 triệu đồng/người/tháng.
Cũng liên quan tới đề xuất lương tối thiểu vùng, bà Vi Thị Hồng Minh - Phó Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động, VCCI cho biết, lương tối thiểu sẽ được cân nhắc điều chỉnh tăng và thời điểm xem xét có thể vào đầu năm 2023 cho phù hợp năm tài chính.
Bà Vi Thị Hồng Minh cho rằng, thông thường, đầu năm, các doanh nghiệp có một số xáo trộn như tuyển mới công nhân để bù cho số đã nghỉ. Tiền lương điều chỉnh vào thời điểm này có thể giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân lao động để ổn định sản xuất cả năm.
"Do đó, nếu điều chỉnh quá gấp gáp sẽ đẩy doanh nghiệp vào thế khó", bà Minh nói.
Cũng theo đánh giá của Văn phòng giới sử dụng lao động, lương tối thiểu vùng chủ yếu ảnh hưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa - nhóm chịu tiêu cực nhất từ đại dịch và khoảng 10 triệu người ở khu vực quan hệ lao động không bền vững.
"Nhiều doanh nghiệp đang trả cao hơn mức chung và không phải điều chỉnh lần nữa theo quy định của nhà nước. Nếu điều chỉnh lương tối thiểu vùng chưa chắc tổng thu nhập thực nhận của người lao động sẽ cao lên…", bà Vi Thị Hồng Minh nói.
Bên cạnh mức đề xuất lương tối thiểu vùng, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cũng đề nghị xem xét, bổ sung khoản trích đóng bảo hiểm bắt buộc các loại trừ vào lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tổng cộng: 10,5%) để tính vào mức sống tối thiểu của người lao động ở một tỷ lệ thấp nhất có thể, ví dụ là 0,5% - 1%, để bù đắp phần nào cho chi phí mức sống tối thiểu của người lao động trong thực tế. |
| Từ câu chuyện trẻ trầm cảm: Ép con thực hiện mục tiêu của cha mẹ đến 'hết ga hết số', được gì? Trước thực trạng trẻ trầm cảm những năm gần đây, Thạc sĩ Tâm lý Đinh Văn Thịnh, Giảng viên kỹ năng mềm, PGĐ Kỹ năng ... |
| Chuyên gia y tế: Cho trẻ mầm non đi học trực tiếp là hết sức cần thiết Chuyên gia y tế cho rằng, việc cho trẻ mầm non đi học trở lại là hết sức cần thiết. Trẻ ở nhà quá lâu ... |